NỖI BI AI Chưa bao giờ chúng ta thiếu người “học giỏi” mà trong những hoàn cảnh nghèo khó. Nhưng chẳng lẽ năm nào sau mỗi kỳ thì ta đều nói ...
NỖI BI AI
Chưa bao giờ chúng ta thiếu người “học giỏi” mà trong những hoàn cảnh nghèo khó. Nhưng chẳng lẽ năm nào sau mỗi kỳ thì ta đều nói tới cái nghèo và sự nghèo đe doạ đến con đường học vấn và tương lai của những thế hệ hay sao?
Năm nào cũng nghèo học giỏi, mà rồi đất nước vẫn nghèo khó, lạc hậu. Vậy phải chăng cái giỏi đó không giải quyết được vấn đề của thực tế cuộc sống và cũng chỉ là một số hạn hữu?
Tại sao không khi nào chúng ta đặt ra câu hỏi: năm này qua năm khác, cứ mỗi kỳ thì lại mang cái nghèo ra để nói về sự đe doạ tới cái học. Vậy ai tạo ra cái nghèo, cái giỏi đó giải quyết gì cho cái nghèo và thể chế đã làm gì để giải quyết cái nghèo đe doạ tới sự nghiệp học hành của không biết bao nhiêu người?
Thể chế chính trị không phải là thục tay vào túi và bỏ tiền ra cho từng thí sinh, mà là tạo ra một nền giáo dục chất lượng, một nền kinh tế phát triển, và từ đó là có một thị trường để sử dụng các nhân tố của giáo dục, mà muốn vậy thì thể chế chính trị phải dân chủ: tôn trọng và thực thi đầy đủ các quyền dân sự và chính trị, tự do của công dân.
Chúng ta cũng thường xuyên thấy những lời kêu gọi quyên góp cho người bệnh này hay đứa trẻ kia đang ở cái chết cận kề mà không có tiền điều trị, cũng không thiếu cảnh giải cứu sản phẩm này hay hàng hoá nọ của nông dân, và cho đến chuyện xuất khẩu cả tiến sỹ, giáo sư ra nước ngoài, thạc sỹ hay cử nhân đi làm xe ôm hoặc bán dâm, thì còn cả chuyện năm nào cũng kêu gọi sự đóng góp để những người nghèo học giỏi thoát khỏi cảnh thất học.
Thật bất hạnh cho dân tộc.
Lê Luân
Không có nhận xét nào