PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI TRUNG HOA Hôm qua trên Box Movie chiếu bộ phim mới của Trung Quốc: Thống Lĩnh. Ở đó thể hiện đầy đủ cái tố chất mà người...
PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI TRUNG HOA
Hôm qua trên Box Movie chiếu bộ phim mới của Trung Quốc: Thống Lĩnh. Ở đó thể hiện đầy đủ cái tố chất mà người Hoa ca ngợi - quân tử, quảng đại, nghĩa khí và chính trực, nhưng cũng đầy sự gian manh và độc ác đến tàn bạo.
Tưởng như câu chuyện “Hạnh phúc tối đa” của Bentham là một câu chuyện đạo đức đơn thuần, nhưng nó lại xảy ra khá nhiều trong những tình huống của đời thường. Như trong tình cảnh của bộ phim Thống Lĩnh (Lý Liên Kiệt, Lưu Đức Hoa và Tạ Đình Phong thủ các vai chính với mối quan hệ là tam ca hữu hảor).
Trong cuộc công thành, khi bên kia đã đầu hàng và người được gọi là Nhị ca hứa rằng sẽ thả các tù binh để trở về, nhưng ngược lại, người là Đại ca đã nại ra lý do rằng không đủ lương thực để chia cho những tù binh và phải giết hết bọn họ - chiến tranh rất công bằng và họ phải chết. Các tướng và binh lĩnh khi trút các mũi tên xuống những người lính tay không đứng trong một khuôn viên bị đóng kín (như Thiên An Môn), tất cả đều khóc - những kẻ ra lệnh và những kẻ bắn cung đều tỏ ra đau đớn trước cái chết được chính họ đinh đoạt - sự thương cảm của đồng loại dành cho nhau trong một tình cảnh mà họ bắt buộc phải làm, tàn sát hàng loạt đồng loại với một lý do được cho là chính đáng nào đó.
Cuối cùng, người được gọi là Đại ca đã bán đứng anh em để nhận chức Tri huyện, người là Tam ca đã trả thù cho Nhị ca của mình vào đúng ngày mà tên Đại ca nhậm chức. Nhưng trong khoảnh khắc đó, những phát súng kết liễu tên Đại ca này đến từ phía triều đình (được sắp đặt sẵn) chứ không phải những nhát dao chí mạng từ người Tam ca đến từ đằng trước. Một hình ảnh nghệ thuật - cái chết từ anh em và cái chết từ mưu đồ chính trị - kẻ hai mặt đã phải trả giá cho cái chết cùng một lúc - phía trước là người em kết nghĩa vào sinh ra tử lâu năm, phía sau là nhát súng từ phía vương quyền mà những tên đại quan đã nói với nhau - hắn ta không hiểu gì về chính trị cả.
Người Trung Quốc, luôn tỏ ra trượng nghĩa, tử tế và công chính, nhưng trong nó lại thể hiện sự thâm hiểm và xảo trá, những mưu đồ luôn được ẩn giấu và được toan tính kỹ lưỡng, hy sinh cả tình thân để mưu cầu lợi, danh và ra tay tàn độc không loại trừ bất kỳ hoàn cảnh hay sự cân nhắc nào của lương tâm.
Bentham đưa ra thuyết vị lợi (công lợi) thực ra đem lại hậu hoạ nhiều hơn là lợi ích: nó như một điểm tựa để thúc đẩy sự tàn sát hàng loạt - hy sinh lợi ích thiểu số để đạt được cái “hạnh phúc tối đa”. Người Trung Quốc sẽ đặc biệt thích thú với triết lý này vì lịch sử của họ đã diễn tiến đúng khớp với những điều đó - những cuộc thảm sát hàng loạt với mục đích “ổn định chính trị” hoặc “giết một vài người để cứu nhiều người”.
Triết học đạo đức của Kant mới là đúng đắn hơn cả - triết học đạo đức tuyệt đối - còn Bentham với Triết học đạo đức hướng kết quả là một cái bẫy tai hoạ cho loài người.
Người Trung Quốc thường nói đại nghĩa nhưng tâm tưởng nham hiểm và sự gian manh họ lại coi là mưu lược, đâm ra họ thường hay toan tính để tàn sát nhau, giết chóc bằng mọi thủ đoạn để đạt mục đích được cho là “lớn lao và tốt đẹp hơn” của mình.
Quả thực nguy hại, mà bất kỳ nơi đâu duy trì tư tưởng chuyên chính bạo lực thì ở đó sẽ không có luật pháp và đạo đức, con người bị coi rẻ và các cuộc thảm sát (phuong tiện) để biện minh cho mục đích (tốt đẹp được nại ra) sẽ là một hệ quả nghiễm nhiên và thường xuyên - các cuộc đàn áp quy mô nhỏ chỉ là những bước đệm cho những cuộc tàn sát ở quy mô lớn hơn mà vốn nó luôn thường trực để diễn ra, chỉ chờ mệnh lệnh của kẻ có quyền mà thôi.
Lê Luân
Không có nhận xét nào