Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SỰ LIÊN QUAN GIỮA HAI CHIẾC SU-22 RƠI Ở VÙNG BIỂN ĐẢO PHÚ QUÝ XƯA VÀ HẢI DƯƠNG 8 NAY ĐIỀU NẰM TRONG CHIÊU THỨC "SÓI ĐÁI GIÀNH LÃNH ĐỊA" CỦA TÀU CỘNG

SỰ LIÊN QUAN GIỮA HAI CHIẾC SU-22 RƠI Ở VÙNG BIỂN ĐẢO PHÚ QUÝ XƯA VÀ HẢI DƯƠNG 8 NAY ĐIỀU NẰM TRONG CHIÊU THỨC "SÓI ĐÁI GIÀNH LÃNH ĐỊA...

SỰ LIÊN QUAN GIỮA HAI CHIẾC SU-22 RƠI Ở VÙNG BIỂN ĐẢO PHÚ QUÝ XƯA VÀ HẢI DƯƠNG 8 NAY ĐIỀU NẰM TRONG CHIÊU THỨC "SÓI ĐÁI GIÀNH LÃNH ĐỊA" CỦA TÀU CỘNG

Vào lúc 11h24 ngày 16/4/2015, trong lúc Việt cộng tổ chức ăn mừng kỷ niệm tròn 40 cộng quân Bắc Việt cướp được tỉnh Ninh Thuận, quê hương của cố tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa thì ở ngoài vùng biển Phú Quý đã xảy ra chuyện động trời là 2 chiếc Su-22 bị cấm đầu xuống biển ở vị trí cách đảo Phú Quý khoảng 15km.

Sở dĩ nói là chuyện "động trời" vì hôm đó thời tiết ở vùng biển này rất tốt, thuận tiện cho việc diễn tập, hai phi công điều khiển 2 máy bay Su-22 thuộc loại "dày dạn kinh nghiệm, có tay nghề cao" là trung tá Lê Văn Nghĩa, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và phi công Nguyễn Anh Tú, cấp bậc đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937 đóng tại phi trường Thành Sơn, phía Tây Bắc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Sau đó, tên trung tướng Việt cộng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng quân hại nhân dân Việt Nam cho biết "hai chiếc Su-22 rơi do va chạm trên không". Hết phim.

Phi trường Thành Sơn được Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xây dựng ví như thanh kiếm báu bảo vệ cho quân cảng Cam Ranh và truy quét địch quân trên Biển Đông quanh quần đảo Trường Sa. Nơi đây cũng là nơi mà tên Việt cộng nằm vùng là phi công Nguyễn Thành Trung vào chiều ngày 28/4/1975 đã dẫn đầu phi đội Quyết Thắng của cộng quân gồm 03 chiếc A-37 do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để lại ở phi trường Thành cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom phi trường Tân Sơn Nhứt làm đảo lộn kề hoạch di tản bằng không vận của người Mỹ rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống phi trường Thành Sơn.

Sau hơn 4 năm hai chiếc Su-22 của Việt cộng cấm đầu xuống biển gần đảo Phú Quý thì giờ đây tàu Hải Dương 8 của Tàu cộng cùng đám tàu hộ tống đã mò vào biển gần đảo Phú Quý để khoan thăm dò dầu khí ở nơi đây như chốn không người mà phía Việt cộng không dám cho máy bay từ phi trường Thành Sơn xuất kích, cảnh cáo cũng như các tàu chiến, tàu ngầm của Việt cộng ở quân cảng Cam Ranh chỉ cách đảo Phú Quý có 150 km cũng nằm im thin thít. 

Trước đây, khi hàng loạt máy bay của Việt cộng thuộc loại hiện đại với những phi công dày dạn kinh nghiệm cầm lái đột nhiên cấm đầu xuống biển, xuống đất với lý do mắc cười là "lỗi thao tác của phi công" đã khiến tui phì cười rồi đưa ra nhận định rằng tất cả đều có bàn tay của Tàu cộng trong kế sách "chó Sói đái để đánh dấu lãnh địa", tức là Tàu cộng đã "khoanh vùng cấm bay" như loài chó Sói khoanh vùng lãnh địa ở trong rừng bằng việc chúng chạy quanh, đái quẩn để làm dấu, để răn đe những loài vật khác rằng "đây là lãnh địa của tao".

Nay thì điều "võ đoán" của tui nếu nhìn dưới giác độ "mưu mô chiến lược - sách lược" đã không hề "võ đoán" nữa mà là rất thực tế theo bài bản "chó Sói đái tranh giành lãnh địa". Không tin thì cứ kiểm chứng bằng cách hỏi cư dân ở Phan Rang xem những ngày này máy bay của Việt cộng đồn trú ở phi trường Thành Sơn có dám bay như thường lệ hay không sẽ rõ. Bởi theo tui biết thì gần như là thông lệ bất di bất dịch, trước trong vào sau những ngày "lễ bự" của Việt cộng như 16/4, 30/4, 02/9 thì ở phi trường Thành Sơn thường cho máy bay quần đảo, gầm hú trên bầu trời vòng ra Cam Ranh hướng ra Trường Sa theo quỹ đạo bay vòng tròn. Nhưng chắc chắn một điều những ngày này cho tới sau ngày giỗ bả chó thì sẽ không có lặp lại cái lịch bay thông lệ này.

Bởi vì hiện nay thằng cha của Việt cộng là Tàu cộng đang khoan, đục ở gần đảo Phú Quý, ngu mà lỳ cho máy bay cất cánh thì cấm đầu xuống biển hết vì "lỗi va chạm trên không". Không tin thì cứ chờ và hỏi dân ở miệt Phan Rang nơi có phi trường Thành Sơn sẽ rõ./.

Tran Hung.





Không có nhận xét nào