Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

UY LỰC CỦA ĐẠO LUẬT VỀ QUYỀN HẠN KINH TẾ KHẨN CẤP QUỐC TẾ (IEEPA) CÓ BIẾN SỐ PHẬN TẬP CẬN BÌNH NHƯ SADDAM HUSEIN CỦA IRAQ ?

UY LỰC CỦA ĐẠO LUẬT VỀ QUYỀN HẠN KINH TẾ KHẨN CẤP QUỐC TẾ (IEEPA) CÓ BIẾN SỐ PHẬN TẬP CẬN BÌNH NHƯ SADDAM HUSEIN CỦA IRAQ ? Có một quốc gia ...

UY LỰC CỦA ĐẠO LUẬT VỀ QUYỀN HẠN KINH TẾ KHẨN CẤP QUỐC TẾ (IEEPA) CÓ BIẾN SỐ PHẬN TẬP CẬN BÌNH NHƯ SADDAM HUSEIN CỦA IRAQ ?

Có một quốc gia với sự cai trị độc tài đã bị Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) đánh sập và giết nhau đó là Iraq của độc tài Saddam Hussein. Sau đây xin nói sơ về uy lực của vũ khí mềm đầy tử khí này vì thấy ông Trump đã tuyên bố Tập Cận Bình là kẻ thù và Tàu cộng là kẻ thù của Nước Mỹ cần phải tiêu diệt nó.

Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) ban hành năm 1977 nhằm cung cấp cho Tổng thống quyền hạn rộng lớn để điều chỉnh một loạt các giao dịch kinh tế sau tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia. 



Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) thực chất là một nhánh của Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù (TWEA) ban hành năm 1917 bởi trung tâm của nó là để "ban hành chế độ trừng phạt hiện đại" của Mỹ nhắm vào các thế lực gây nguy hiểm cho Nước Mỹ.

Qua những lần sửa đổi, bổ sung, Đạo luật IEEPA đã trao quyền cho tổng thống gồm:

1. Điều tra, điều chỉnh hoặc cấm:
1.1. Mọi giao dịch bằng ngoại hối,
1.2. Chuyển khoản tín dụng hoặc thanh toán giữa, thông qua, hoặc cho bất kỳ tổ chức ngân hàng nào, trong chừng mực mà việc chuyển tiền hoặc thanh toán đó liên quan đến bất kỳ lợi ích nào của bất kỳ quốc gia nước ngoài hoặc quốc gia nào,
1.3. Nhập cảng  hoặc xuất cảng  tiền tệ hoặc chứng khoán; và

2. Điều tra, ngăn chặn trong quá trình điều tra, điều chỉnh, chỉ đạo và bắt buộc, vô hiệu hóa, ngăn chặn hoặc cấm đoán, bất kỳ việc mua lại, giữ, sử dụng, chuyển nhượng, rút, vận chuyển, nhập cảng hoặc xuất cảng, hoặc giao dịch, hoặc thực hiện bất kỳ quyền, quyền lực hoặc đặc quyền nào liên quan đến hoặc các giao dịch liên quan đến bất kỳ tài sản nào mà bất kỳ quốc gia nước ngoài hoặc quốc tịch nào có bất kỳ lợi ích nào của bất kỳ ai, hoặc đối với bất kỳ tài sản nào, thuộc quyền tài phán của Mỹ,

3. Khi Mỹ tham gia vào các hoạt động thù địch có vũ trang hoặc bị nước ngoài hoặc quốc tịch nước ngoài tấn công, tịch thu bất kỳ tài sản nào, thuộc thẩm quyền của Mỹ, của bất kỳ người nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoặc nước ngoài nào mà tổng thống xác định đã lên kế hoạch, ủy quyền, hỗ trợ hoặc tham gia vào các hoạt động thù địch hoặc tấn công chống lại Mỹ; và tất cả các quyền, quyền sở hữu và quyền lợi đối với bất kỳ tài sản nào bị tịch thu sẽ phải tuân theo các điều khoản do Tổng thống chỉ đạo, trong cơ quan hoặc người như Tổng thống có thể chỉ định theo thời gian và theo các điều khoản và điều kiện đó như Tổng thống có thể quy định, tiền lãi hoặc tài sản đó sẽ được giữ, sử dụng, quản lý, thanh lý, bán hoặc giải quyết theo cách khác vì lợi ích của Mỹ.

 Những quyền hạn này có thể được thực thi "để đối phó với bất kỳ mối đe dọa bất thường và bất thường nào, có nguồn gốc toàn bộ hoặc đáng kể bên ngoài Mỹ, đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc nền kinh tế của Mỹ, nếu Tổng thống tuyên bố một quốc gia khẩn cấp liên quan đến mối đe dọa như vậy. Tổng thống có thể gọi IEEPA theo các thủ tục được quy định trong "National Emergency Act - Đạo luật khẩn cấp quốc gia - viết tắc là NEA"

Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, NEA yêu cầu Tổng thống "ngay lập tức" truyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp tới Quốc hội và công bố nó trong Đăng ký liên bang. Tổng thống cũng phải xác định các quy định của pháp luật mà mình dự định sử dụng.

Ngoài các yêu cầu của NEA, IEEPA còn cung cấp một số hạn chế khác. Sơ bộ, IEEPA yêu cầu Tổng thống tham khảo ý kiến ​​của Quốc hội "trong mọi trường hợp có thể" trước khi thực hiện bất kỳ cơ quan nào được cấp theo IEEPA. Sau khi Tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia viện dẫn IEEPA, người đó phải ngay lập tức truyền báo cáo tới Quốc hội ghi rõ:

(a) Các trường hợp bắt buộc phải thực thi thẩm quyền đó;
(b) Tại sao Tổng thống tin rằng những trường hợp đó tạo thành một mối đe dọa bất thường và bất thường, có nguồn gốc toàn bộ hoặc đáng kể bên ngoài Mỹ, đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc nền kinh tế của Mỹ;
(c) Các cơ quan có thẩm quyền được thực thi và các hành động được thực hiện trong việc thực thi các cơ quan đó để giải quyết các trường hợp đó;
(d) Tại sao Tổng thống tin rằng những hành động như vậy là cần thiết để đối phó với những trường hợp đó; và
(e) Bất kỳ quốc gia nước ngoài nào liên quan đến các hành động đó sẽ được thực hiện và tại sao các hành động đó phải được thực hiện đối với các quốc gia đó.

Sau đó, Tổng thống sẽ báo cáo về các hành động được thực hiện theo IEEPA ít nhất một lần trong mỗi khoảng thời gian sáu tháng tiếp theo mà chính quyền được thực thi. Theo NEA, trường hợp khẩn cấp có thể bị Tổng thống chấm dứt, bằng nghị quyết chung của Quốc hội hoặc tự động nếu Tổng thống không công bố trong Đăng ký Liên bang và gửi tới Quốc hội một thông báo cho biết tình trạng khẩn cấp đó sẽ tiếp tục có hiệu lực Sau kỷ niệm như vậy.

Sơ bộ về quyền hạn và trách nhiệm của tổng thống Mỹ được quy định tại Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Dưới đây là một số thí dụ điển hình khi các tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng Đạo luật này:

1. Tổng thống Jimmy Carter:

Lần đầu tiên sử dụng IEEPA, Tổng thống Jimmy Carter đã ban hành một mịnh lịnh hành pháp vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến "tình hình ở Iran" và "chặn tất cả tài sản và lợi ích trong tài sản của Chính phủ Iran [... ]. Năm tháng sau, Tổng thống Carter đã ban hành lịnh thứ hai mở rộng đáng kể phạm vi của EO đầu tiên và ngăn chặn hiệu quả việc chuyển giao tất cả hàng hóa, tiền hoặc tín dụng cho Iran bởi bất kỳ ai thuộc quyền tài phán của Mỹ. Một mịnh lịnh tiếp theo đã mở rộng phạm vi bảo hiểm để chặn nhập cảng vào Mỹ từ Iran. Cùng với giải pháp khác nhau, các mịnh lịnh này đã chạm đến hầu như tất cả các liên hệ kinh tế giữa bất kỳ địa điểm hoặc pháp nhân nào thuộc quyền tài phán của Mỹ và lãnh thổ và chánh phủ Iran. 

Nhiều mịnh lịnh hành pháp viện dẫn IEEPA đã tuân theo mô hình giới hạn phạm vi này đối với một lãnh thổ, chánh phủ hoặc quốc tịch cụ thể. Năm 1979 Lịnh 12513 đã cấm "nhập cảng vào Mỹ hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc Nicaragua" và "xuất cảng hàng hóa từ Mỹ đến hoặc có ý định đến Nicaragua". Lịnh này cũng cấm các hãng hàng không Nicaragua và tàu của cơ quan đăng ký Nicaragua vào cảng của Mỹ.

Nam Phi thì dính Sắc lệnh 12532 của Mỹ cấm các giao dịch khác nhau với "Chánh phủ Nam Phi hoặc các thực thể thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của Chính phủ nước này".

2. Tổng thống George W. Bush:

Không giống như Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù (TWEA), Đạo luật IEEPA không cho phép Tổng thống nhận tài sản như hành động ban đầu. Năm 2001, theo yêu cầu của Chánh quyền George W. Bush, Quốc hội đã sửa đổi IEEPA như là một phần của Đạo luật PATRIOT của Mỹ để trả lại cho Tổng thống thẩm quyền giao tài sản bị đóng băng.

Ngày 20/3/2003, Tổng thống George W. Bush đã ban hành Sắc lịnh 13290, ra lịnh "tài sản bị chặn" của Chánh phủ Iraq và các cơ quan của nó , các công cụ, hoặc các thực thể được kiểm soát "được trao" trong Bộ Tài chính .... (để) được sử dụng để hỗ trợ người dân Iraq và hỗ trợ tái thiết Iraq với số tiền tịch thâu 300 triệu USD.

Một mịnh lịnh hành pháp tiếp theo đã chặn tài sản của các cựu quan chức Iraq và gia đình của họ, trao ủy quyền cho các quỹ bị chặn như vậy trong Bộ Tài chánh để chuyển đến Quỹ phát triển cho Iraq (DFI) để "được sử dụng để đáp ứng nhu cầu nhân đạo của người dân Iraq, vì sự tái thiết kinh tế và sửa chữa cơ sở hạ tầng của Iraq, vì sự giải giáp liên tục của Iraq, vì chi phí của chánh quyền dân sự Iraq và cho các mục đích khác mang lại lợi ích cho người dân Iraq. 

Một quỹ 82DFI được thành lập bởi Nghị quyết 1483 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, yêu cầu các quốc gia thành viên đóng băng tất cả tài sản của chánh phủ Iraq cũ và Saddam Hussein, các quan chức cấp cao của chế độ của ông và các thành viên gia đình của họ, và sau đó chuyển tài sản đó cho DFI do Mỹ quản lý. Hầu hết các tài sản được giao cho Cơ quan cung cấp liên minh (CPA) sử dụng cho các dự án tái thiết và hoạt động của CPA.

Dính đòn của Bush con, chế độ độc tài Saddam Hussein đã sụp đổ sau đó và độc tài Saddam Hussein đã bị nhân dân Iraq ban cho cái chết là được treo cổ.
...
Nay tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ kích hoạt lại các Đạo luật trên nhắm vào Tàu cộng thì số phận của Tàu cộng với Tập Cận Bình và chóp bu cộng sản Tàu cộng liệu có giống như Iraq với độc tài Saddam Hussein hay không? Thời gian sẽ trả lời nhưng cá nhơn đã có dự cảm như bài viết ngày 22/10 năm ngoái dưới đây./.

Tran Hung.


Mặc dù ngoài miệng Trump vẫn luôn xem Tập Cận Bình là bạn và vẫn nói không kìm hãm Trung cộng nhưng những bước đi của Mỹ thời ông Trump làm tổng thống đã cho thấy mục tiêu cuối cùng của Mỹ là xóa sổ độc tài cộng sản, đầu têu chính là Trung cộng. 

Ngoài việc Trump ép bằng được Trung cộng phải nhượng bộ Mỹ trên mặt trận thương mại, phải mở cửa thị trường tự do như Mỹ bằng đòn đánh thuế trực tiếp lên hàng hóa của Trung cộng, rồi bao vây tứ bề bằng việc rút Mỹ ra khỏi những tổ chức quốc tế luôn ưu ái Trung cộng, ký lại những Hiệp định thương mại mới gây bất lợi cho Trung cộng,... thì việc ép Trung cộng chạy đua vũ trang cũng được Trump thực thi song hành. 

Việc đánh Trung cộng bằng vũ khí thương mại chỉ là "đánh trận đầu sạch không kình ngạc", điều này đã bộc lộ rõ ngay thực tế vỡ vụn của nền kinh tế Trung cộng khi 10% thuế áp lên 200 tỷ USD hàng hóa cũng như 25% thuế áp lên 50 tỷ USD của Trung cộng nhập vào Mỹ. Để "đánh trận nữa tan tác chim muông" thì ép Trung cộng phải vét túi, vung tiền chạy đua vũ trang một là đòn kết liễu. 

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) đã ký từ năm 1987 cũng như đang có ý định không tái tục Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3) sẽ hết hiệu lực vào năm 2021, hiệp ước này được Obama ký với Medvedev, theo Hiệp ước START - 3 thì Nga với Mỹ không được sở hữu quá 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 phương tiện triển khai, như: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng là một bước đi khôn ngoan của ông Trump trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đăng tăng trưởng ngoạn mục và bền vững trong khi nền kinh tế của hai nước mà Mỹ luôn xem là đối thủ, là kẻ thù là Nga và Trung cộng đang suy thoái, rơi vào vòng sụp đổ. 

Khi Trump hủy Hiệp ước INF và không có ý tái tục tiếp Hiệp ước START - 3 với Nga, Trump sẽ có 2 quyết định, một là sẽ ký lại Hiệp ước mới không riêng với Nga mà cả với các nước đang sở hữu và phát triển vũ khí hạt nhân, trong đó có Trung cộng, đây được xem là "ngưỡng giới hạn" để Mỹ khống chế các quốc gia hạt nhân luôn phải đặt mình trong ngưỡng an toàn, vô hại cho nhân loại. Nếu các quốc gia hạt nhân ngoan cố không chịu "hãm mình" thì sẽ không có Hiệp ước hạt nhân mới nào cả, lúc này sẽ là cuộc chạy đua và anh nào ít tiền, ít chất xám hơn sẽ tự gục ngã giữa đường đua. Đây chính là lý do mà ngày 13/8/2018, tổng thống Trump đã ký dự luật quốc phòng (NDAA) có khoản chi phí lên tới 716 tỷ USD, một con số kỷ lục. 

Có một điểm đặc biệt ở vị tỷ phú bất động sản Donald Trump là ông ta rất sùng kính Đức Chúa trời đồng thời cũng nghiên cứu rất kỹ về triết lý phương Đông mà việc cháu gái ngoại của ông rất giỏi tiếng Hoa, vì vậy rất ngạc nhiên khi ông chọn ngày 13/8/2018, ngày làm việc đầu tuần sau kỳ nghỉ 12 ngày ở New Jersey để ký ban hành Dự luật NDAA. Bởi theo quan điểm của phương Đông, ngày 13/8/2018 nhằm ngày mùng 03 tháng bảy năm Mậu Tuất, ngày này rất hợp cho việc ký khế ước. Tuy nhiên với Mỹ thì ngày 13 lại là ngày đại kỵ, ngày được xem là "chết chóc" vì ở Mỹ ta sẽ không bao giờ nhìn thấy những xe buýt mang con số 13, không bao giờ được ở trên tầng thứ 13, cũng không phải tá túc ở những căn phòng có ghi số 13 vì nó không có. Trump đã tay trùm về địa ốc dĩ nhiên sẽ hiểu rõ về số 13 nhưng vẫn chọn ngày 13 để ký ban hành NDAA thì đã rõ hàm ý sâu xa của ông ta, bởi chiến tranh luôn gắn liền với "chết chóc", các quốc gia thù địch, luôn mang tư tưởng dùng vũ lực cưỡng chiếm nên nhớ rõ điều này, thông điệp của NDAA được ký vào ngày "chết chóc" chính là lời cảnh cáo đanh thép với những kẻ cuồng vọng, bá quyền. 

Sau 5 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, tức sau 20 năm, ngày 18/12/2017 tổng thống Trump ký ban hành Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ (NSS) mà tiêu điểm của Trump là "cạnh tranh kinh tế của Mỹ với Trung cộng phải là một vấn đề quan trọng trong NSS". Sau đó ngày 13/8/2018 Trump lại ký ban hành NDAA với mức chi tiêu quốc phòng ở con số kỷ lục 716 tỷ USD. Cũng nói thêm con số 716 tỷ USD này, ngoài việc căn cứ trên dự toán chi tiêu quốc phòng để hình thành con số 716 ra, nó còn là một thông điệp "chơi số", ý Trump là sẽ làm cho một nhà nước Trung Hoa hiện nay phải hoàn nguyên chủ cũ là xé ra 7 nước, trong đó có 1 quốc đảo độc lập là Đài Loan, 6 quốc gia hình thành trên Đại lục là 5 khu tự trị gồm: Khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây, Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, khu tự trị Nội Mông Cổ, khu tự trị Tây Tạng và 01 quốc gia còn lại của dân tộc Hán. 

Sau khi ký ban hành NSS, NDAA với những thông điệp nhắm vào cái đích Trung cộng từ kinh tế đến quân sự, Trump sẽ ép hoặc nhử Trung cộng vào vòng cương tỏa hoặc vào đường đua vũ trang bằng việc sẽ rút ra Hiệp ước INF đã ký với Liên Sô và Hiệp ước START - 3 đã ký với Nga với mục tiêu xóa sổ Trung cộng như tổng thống thứ 40 là ông Ronald Reagan đã xóa sổ Đông Âu, Liên Sô,... Tức nếu Trung cộng chịu tự nguyện đặt mình vào các Hiệp định kinh tế, Hiệp ước quân sự mới với Mỹ thì Trung cộng sẽ dẫm lên vết xe đổ của Liên Sô, nhưng nếu Trung cộng ngoan cố chạy đua vũ trang với Mỹ, ngông cuồng xua quân chiếm Đài Loan, chiếm trọn Biển Đông như Saddam Hussein đã xua quân chiếm Kuwait vào 02/8/1990 thì ngày tận số của Tập Cận và khối xhcn sẽ đến sớm hơn như số phận của Iraq và Saddam Hussein vậy. 

Giờ đây Trung cộng và Tập Cận Bình nếu lùi thì chết trong sự dày vò, đay nghiến của Trump, xông lên nghênh địch thì chết nhanh, đằng nào cũng chết. Tập chết Trọng cũng băng hà, Trung cộng tan rã nước ta thái bình. /.
Tran Hung.

Không có nhận xét nào