Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về bài viết Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả của người sử dụng tiếng Việt

Về bài viết Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả của người sử dụng tiếng Việt Do cô Phan Thị Hồng Xuân viết và đăng trên tạp chí Khoa học...

Về bài viết Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả của người sử dụng tiếng Việt

Do cô Phan Thị Hồng Xuân viết và đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN Nghiên Cứu Giáo Dục Tập 33 số 2 (2017) 68-74.

Bạn có thể tải bài viết này tại đây >> https://pdfs.semanticscholar.org/c8d4/63b8f43b0cb0b05169b8cde2dfbd16fe4f9c.pdf.




Trong bài viết này, mình thấy có vài điều sai cần nêu ra, và nếu bạn có ý kiến gì, xin cứ lên tiếng:

****

1. Ở trang 72, cô Xuân giải thích chữ Nên là "Nên được dùng để biểu đạt kết quả trong nhân quả: vì ... nên.  Ví dụ: cách sông nên phải lụy đò".

Nhưng theo mình hiểu, câu "cách sông nên phải lụy đò", trước tiên có nghĩa đen chỉ về một hiện tượng có thật, tức là vì việc cách trở sông hồ mà phải lụy đò.  Rồi từ hiện tượng có thật này mà người ta dùng nó để ám chỉ cho nghĩa bóng như chúng ta biết.   Như vậy, ở đây, hiện tượng cách sông nên phải lụy đò là một hiện tượng tự nhiên thời xưa khi ông bà ta chưa xây dựng hoặc đắp được nhiều cầu đường qua sông như thời nay, nên họ than thở như thế, chứ có liên quan gì đến thuyết hay hiện tượng "nhân quả" để mà có Xuân khẳng định là câu này liên quan đến việc hay hiện tượng nhân quả đâu bạn nhỉ ?

****

2. Ở trang 72,  cô Xuân trích dẫn quyển Sổ tay chính tả tiếng Việt tiểu học, để đưa ra rất nhiều mẹo nhớ chính tả tiếng Việt, trong đó có "Mẹo phân biệt s/x: Ví dụ những từ có nghĩa là là sụp xuống, giảm sút viết với S.  Sã cánh, sa sẩy, sỉa chân, sa sút, sạt lỡ, đổ sập, sệ xuống, giảm sút viết với S."

Thế nhưng, chúng ta sẽ giải thích ra sao với chữ xuôi trong câu "nhắm tay xuôi tay" ? Ở đây, xuôi tay chỉ có thể viết với chữ X chứ đâu có viết với chữ S như mẹo s/x đưa ra đâu nhỉ ?

Và chúng ta sẽ giải thích ra sao với chữ xẹp trong câu "xẹp xuống" ? Ở đây, xẹp xuống hay xẹp lép chỉ có thể viết với chữ X chứ đâu có viết với chữ S như mẹo cô Xuân đưa ra nhỉ ?

Và đáng ngờ nhất, là chữ xệ trong "bụng xệ" hoặc "vú xệ", thì trong từ điển Hoàng Phê trang 1148 của Viện Ngôn Ngữ Hoc,viết rõ "xệ - đg. cn. sệ.  Sa và lệch xuống vì quá nặng.  Béo xệ má.  Bụng xệ.  Đeo súng lục xệ bên hông.".  Như vậy ở đây, theo từ điển, thì xệ và sệ đồng nghĩa, thế thì làm sao mà mẹo s/x khuyên chúng ta viết là sệ ?  Chả lẽ Viện Ngôn Ngữ Học sai ư ?

****

3. Ở trang 71, có đoạn "Kể các câu chuyện vui về chính tả ..."

a. Trong đoạn này có ví dụ về một cậu nói của một em học trò với bạn mình "Cô giáo tớ cho điểm đắt quá.  Cả bài văn tớ viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tớ "ăn trứng"".

Không hiểu chữ "đắt" ở đây dùng đúng không vậy bạn ? Hay là đây là cách nói giễu cợt trên mạng nhưng được tác giả bài viết đem vào đây xem như là cách nói (hoặc viết) đúng tiếng Việt mà mọi người nên học ? 

Theo mình hiểu (và theo bộ từ điển Hoàng Phê), đắt có nghĩa là có giá cao hơn bình thường, trái với rẻ.  Đắt còn có nghĩa là được chấp nhận, được hoan nghênh vì đạt yêu cầu (ví dụ 1: Có đủ sức khỏe, đi bộ đội chắc đắt, ví dụ 2: Của ai cho không cũng chẳng đắt).

Như vậy chữ "đắt" trong ví dụ trên có nghĩa là gi nhỉ bạn ? 

b.  Cũng trong đoạn này, em học trò lại nói tiếp là "Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tớ viết nhằm thành "cô giáo em say mê chồng người".

Nhưng ở đây, tại sao không là "Cô giáo em say mê VIỆC trồng người" bạn nhỉ ? Trong tiếng Việt, chúng ta có nói (hoặc viết) cụm từ "say mê trồng người" không ? 

Và chữ "chồng" trong "chồng người" ở đây, còn có nghĩa là "chồng chất", nên "chồng người" có thể là chồng chất người lên, chứ có phải chỉ là "chồng người" nghĩa là chồng người ta đâu, mà cô giáo phải cho em học trò "ăn trứng" ? 

Và liệu cách thí dụ phân biệt "trồng người" và "chồng người" như thế để dạy các em học trò, có là đúng đắn không ? 

Như vậy một đoạn văn mà về mặt tiếng Việt, theo mình là rất có vấn đề, tại sao cô Xuân lại có thể lấy đấy ra để mà làm ví dụ để dạy học trò ? Mình cứ tưởng lấy ví dụ dạy học trò là văn cần trong sáng và dễ hiểu chứ ?

****

4. Ở trang 74, có đoạn về sổ tay chính tả bỏ túi với câu "Hôm nay có xúp, có xôi lạp xường, có thịt xá xíu ...".

Nhưng những từ xúp, lạp xường, xá xíu là cách phát âm lại những từ ngoại lai, thế thì chúng có liên quan đến chính tả tiếng Việt không ?

Ví dụ như Viện Sử Học năm 2017 dịch cả tên Tổng Thống Mỹ Roosevel là Rudơven trong bộ sử đồ sộ Lịch Sử Việt Nam thì người ta có cần nhớ không ? Hay đó là trò cười cho thiên hạ cho cái gọi là kiến thức ngoại ngữ của các cán bộ Viện Sử Học ở thế kỷ 21 ? 

****

Mình băn khoăn liệu bài viết như thế này có nên được đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Giáo Dục không ? Chắc ban biên tập tạp chí đâu đó cũng có đọc trước phải không bạn ? Những cái sai này khá dễ thấy mà, sao chả ai lên tiếng nhỉ ?

Hay là mình sai ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào