Về chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh hay làm thế nào mà truyền thuyết này lại lọt vào cả công việc nghiên cứu khoa h...
Về chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh
hay làm thế nào mà truyền thuyết này lại lọt vào cả công việc nghiên cứu khoa học của thầy Phạm Đức Mạnh ?
Mà chắc sử gia miền Nam nào cũng có biết về truyền thuyết chuyện tình này. Tức đây là truyền thuyết nàng công chúa con vua Gia Long yêu vị sư nhà Phật nào đó đến héo hon mà chết.
Ví dụ như trong bài viết này chẳng hạn >> https://baomoi.com/chuyen-tinh-don-phuong-bi-tham-cua-cong-chua-trieu-nguyen-voi-thien-su/c/23617463.epi.
Và dĩ nhiên, quyển Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, xuất bản vào năm 1995, ở trang 262, đã viết rất rõ về công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh, đã lấy chồng, và mất năm 60 tuổi vào năm 1850, chứ không có vụ tình ái sư sãi gì đấy mà đến nỗi héo hon rồi mất đi vào năm 1823.
Nhưng điều khá là sửng sốt đối với mình, là đến năm 2011, tức là gần 17 năm sau khi quyển Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả xuất bản, vậy mà thầy Phạm Đức Mạnh khi khai quật mộ Cầu Xéo Biên Hòa, sau khi "nhiều năm tra cứu lịch sử", thì lại nêu ra theo truyền thuyết này để đưa đến kết luận khảo cổ học của thầy là có thể người nằm dưới mộ này là công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh.
Theo bài viết tại đây >> http://www.baodongnai.com.vn/phongsukysu/201608/di-tim-chu-nhan-mo-co-cau-xeo-2724448/,
"Cũng theo truyền thuyết, công chúa Ngọc Anh vì thầm thương kính thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành mà xin vua Minh Mạng rời kinh vào chùa Đại Giác, đến nơi nhập thất của thiền sư. Tình yêu đơn phương với người xuất gia không thành, công chúa sau đó cũng mất tại Đồng Nai. “Từ dã sử kết hợp với suy luận qua cuộc khai quật, tôi cho rằng người nằm trong mộ là công chúa Ngọc Anh. Tất cả cũng chỉ mới dừng ở suy đoán bởi thân phận chủ nhân ngôi mộ Cầu Xéo đến nay vẫn còn rất bí ẩn. Chúng tôi đang nhờ các nhà khoa học “phục hồi” chân dung của vị chủ nhân ngôi mộ bằng cách dựa vào cấu trúc xương hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai, mong rằng sẽ sớm biết được dung mạo của người phụ nữ bí ẩn này” - PGS.TS Phạm Đức Mạnh nói.
Thưa các bạn, đọc đoạn văn trên xong, mình không thể hiểu, làm thế nào một thầy Trưởng môn / khoa Khảo Cổ học của trường ĐHQG TPHCM, viết và đọc sai chữ Hán nhiều như lá mùa thu, lại có thể lên tiếng là ông "từ dã sử kết hợp với suy luận qua cuộc khai quật" để đánh tiếng đây là mộ chôn công chúa Ngọc Anh như thế này ? Một PGS nhiều năm kinh nghiệm khảo cổ mộ bia lại có thể kết luận lỏng lẽo đến thế chăng ?
Và không hiểu trong "nhiều năm tra cứu lịch sử", thầy Mạnh có đọc quyển Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả mà ai cũng biết không ?
Hay thầy có thử liên lạc Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc ngoài Huế để hỏi một câu không ?
Làm thế nào mà một thầy Khảo Cổ học, theo mình là dốt Hán ngữ, lại có thể đưa ra kết luận về khảo cổ một cách phản khoa học như thế này ?
Mà bản thân mình, chỉ là một độc giả mê sử, chả cần "nhiều năm tra cứu lịch sử" gì cả, tự đọc hình chụp bức kệ được cho là huyết máu gì đấy của công chúa Ngọc Anh ở chùa Đại Giác (xem >>http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-3313/Buc-huyet-thu-cua-mot-cong-chua.html), và "giải mã" nó luôn tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1781372932113661. Không biết thầy Mạnh đã có làm những công việc khoa học như thế này chưa, trước khi kết luận là sau nhiều năm nghiên cứu lịch sử, và thầy tin ở truyền thuyết dã sử một cách phản khoa học như thế này ?
Sự dốt Hán ngữ + tin vào dã sử như thế này chưa bao giờ có thể được chấp nhận trong ngành Khảo Cổ Học Việt Nam cả. Khảo cổ học là truy về nguồn gốc, phân tích theo hướng khoa học luận, có chứng cớ, có gì nói nấy đàng hoàng, chứ có phải là làm công tác viết sử như Viện Sử Học Việt Nam năm 2017 nói có là không, nói không là có làm xấu hổ cả những người trí thức Việt Nam đâu ?
Khảo cổ mà như thế này, mình nghĩ trường ĐHQG TPHCM nên lên tiếng mà xin lỗi người miền Nam.
Và cho các thế hệ tiếp nối ngành khảo cổ học miền Nam, xin các bạn biết gì nói đấy, đừng bịa hay kết luận khảo cổ mà dựa theo dã sử như thế này.
Có thầy nói thầy Mạnh bệnh, nên khuyên mình đừng viết quá nặng, nên mình viết nhẹ nhàng như thế.
Nhưng mình nghĩ, có khi thầy Mạnh cũng nên lên tiếng, cho chúng ta biết, những cuộc khai quật nào mà thầy đã kết luận vội, kết luận bậy, kết luận theo dạng "thành tích", để chúng ta còn biết mà sau này làm lại. Còn thầy mà không chỉ ra được, thì sau này bọn trẻ chúng cũng sẽ đem những gì thầy đã làm ra mà mổ xẻ không thương tiếc thôi.
Bởi vì người chết đã chết 1 lần rồi, thì người làm ngành khảo cổ học, cần phải thận trọng để đừng làm người chết tiếng tăm của họ bị chết thêm lần thứ 2 nữa.
Ngành Khảo Cổ học và Sử học, là 2 ngành đòi hỏi người trong nghề phải có lương tâm mà làm.
Ấy thế mà ở Việt Nam, người ta đã làm như thế này đây với cả 2 ngành ấy. Họ đối xử với 2 ngành này thật tệ, làm hư cả tiếng sử gia và khảo cổ gia.
Các thầy cô trong ngành này mà như thế, có thấy xấu hổ không ? Có thấy mình làm như thế, là làm cho bọn trẻ khinh nhờn và khinh bỉ cho các gọi là cái thế hệ đại thụ Việt Nam không ?
Và tinh thần làm việc và trách nhiệm mà như thế này, thì về Sử học, họ đang giết chết lịch sử của cả một dân tộc, về Khảo Cổ học, những gì mà họ "khám phá", họ có thể làm cho ngành Khảo Cổ học thụt lùi cả trăm năm.
Làm sao mà Việt Nam lại thành ra như thế bạn nhỉ ?
Brian
Không có nhận xét nào