Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về một di tích quốc gia ở Hội An tỉnh Quảng Nam có thể đã bị "cầm nhầm" bởi Bộ Văn Hóa Việt Nam

Về một di tích quốc gia ở Hội An tỉnh Quảng Nam có thể đã bị "cầm nhầm" bởi Bộ Văn Hóa Việt Nam Đó chính là di tích quốc gia khu m...

Về một di tích quốc gia ở Hội An tỉnh Quảng Nam có thể đã bị "cầm nhầm" bởi Bộ Văn Hóa Việt Nam

Đó chính là di tích quốc gia khu mộ bà thứ phi Quang Trung nằm tại thôn 5 xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.



Bạn có thể đọc về di tích này tại đây >> http://www.hoianancienttown.vn/vi/news/Diem-di-tich/Mo-ba-thu-phi-trieu-Tay-Son-480.hwh, hoặc đây https://hoianheritage.net/uploads/download/mo-thu-phi-quang-trung-va-cac-tuong-tay-son.pdf, hoặc đây >> http://voduongkyson.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Nghien-Cuu/CHUNG-CU-VE-VO-TAY-SON-HIEN-DIEN-RAT-SOM-TREN-DAT-QUANG-NAM-369.  Hoặc bạn có thể tìm đọc trong quyển Những khám phá về hoàng đế Quang Trung của thầy PGS TS Đỗ Bang.

Di tích này đã được Bộ Văn Hóa Việt Nam chứng nhận là khu mộ bà thứ phi và các tướng Tây Sơn vào năm 1991.

Nhưng rất có thể, Bộ Văn Hóa Việt Nam đã "cầm nhầm" tai hại về việc chứng nhận di tích văn hóa này.  Khu mộ này, nếu chúng ta nghiên cứu về các dòng chữ khắc trên bia, thì tai hại thay, chúng có thể là thuộc về thời Đàng Trong chúa Nguyễn, hoặc thời vương triều Nguyễn sau này, chứ chưa bao giờ là thuộc về nhà Tây Sơn nào cả.

Ở bài viết này, mình xin được phân tích các dòng chữ khắc trên bia để chứng minh rằng các bia mộ này không thuộc về nhà Tây Sơn như Bộ Văn Hóa Việt Nam đã chứng nhận.

***

1. Theo hình chụp, thì bia mộ bà có khắc dòng chữ "... Hoàng hậu Thứ phi .. tự Quy".

Nhưng theo điển lễ thứ bậc xưa, cấp bậc hậu phi triều đình chỉ bao gồm thứ bậc "hoàng hậu" hoặc "thứ phi", ví dụ một bà được thăng từ "thứ phi" lên "hoàng hậu" và bà sẽ được gọi / viết là "hoàng hậu", nhưng không bao giờ là "hoàng hậu thứ phi" cả.  

Như vậy những dòng chữ trên bia mộ này có lẽ được gia tộc khắc theo trí nhớ hoặc truyền khẩu, chứ không hề theo điển lễ xưa.

Và lối khắc chữ như thế cho thấy, rất có thể đây là cách khắc chữ vào thế kỷ thế 20 chẳng hạn, vào lúc thời Hán mạt Quốc ngữ đang lên ngôi chăng ?

Như vậy nếu chúng ta chỉ dựa vào 4 chữ "hoàng hậu thứ phi" này để mà nhận định đây là bia mộ của một bà hoàng hậu nào đó, thì thật đáng lo ngại.  Có khi bà chỉ là một phi tần thì sao ? 

Và dĩ nhiên, chắc là dòng họ Trần sẽ dựa vào gia phả hoặc truyền khẩu để mà nêu ra câu hỏi rằng xưa nay có truyền thuyết về bà là hoàng hậu vua Quang Trung, trốn về quê bị quân vương triều Nguyễn bắt và chém đầu, chả lẽ dòng họ viết bậy vào gia phả hoặc truyền thuyết là sai chăng ?

Để trả lời câu hỏi này, thì chúng ta lại bước qua phần 2, phân tích về chữ "Tiền triều"  前朝 tức triều đại trước được khắc trên bia mộ bà.

****

2. Theo hình chụp, chữ khắc trên mộ bà có dòng chữ "Tiền triều" 前朝 tức triều đại trước

Nếu đúng người nằm dưới mộ là bà thứ phi vua Quang Trung, và tiền triều là triều đại trước, thì xem ra tấm bia này được khắc vào thời vương triều Nguyễn (vì triều Tây Sơn là triều đại trước vương triều Nguyễn).  Nhưng 
cho đến nay, chắc là các nhà nghiên cứu chưa bao giờ tìm ra được một gia tộc nào vào thời vương triều Nguyễn, lại dám khắc cả các dòng chữ "phản động" như thế này, tuyên bố ngôi mộ này là ngôi mộ của một bà hoàng hậu hay thứ phi nào thời Tây Sơn cả.  Đó là sự không tưởng.  Theo Đại Nam Thực Lục, thời vua Thiệu Trị, khi người dân tố cáo có đền thờ Ngọc Hân ở ngoài Bắc, triều đình đã ra lệnh phá hủy đền thờ, đổ hài cốt xuống sông.

Như vậy, nếu mà một ngôi đền thờ ngoài Bắc, xa Huế đến dường ấy, mà thời vua Triệu Trị, triều đình còn nghiêm khắc đến thế, thì làm thế nào mà ở Quảng Nam, lại có một gia tộc dũng cảm đến mức độ, khắc những dòng chữ để cho người ta biết đây là mộ của một bà hoàng hậu Quang Trung công khai đến thế ? 

Như vậy, hai chữ "Tiền Triều" ở đây không thể nào là chỉ cho nhà Tây Sơn nào cả, mà rất có thể là chỉ cho thời các chúa Nguyễn, hoặc các vị vua trước thuộc vương triều Nguyễn, ví dụ thời Thiệu Trị viết về thời Minh Mạng chẳng hạn.  Mình sẽ phân tích điều này ở bài kế tiếp.

Vậy từ hai điểm "Hoàng hậu Thứ phi" và "Tiền triều" trên, chúng ta có thể nhận định, đây không thể nào là một ngôi mộ của bà hoàng hậu nhà Tây Sơn như truyền thuyết hoặc gia phả dòng họ (nếu có) đã lưu lại vậy.

Vậy còn các mộ tướng sĩ Tây Sơn xung quanh khu mộ thì sao, thì chúng ta hãy phân tích thử về các dòng chữ khắc trên hai ngôi mộ được cho là mộ của những người thân nhất của bà xem sao.

****

3. Về các dòng chữ khắc trên ngôi mộ của ngài Cai đội Huyên Hòa Hầu, tương truyền là anh của bà thứ phi

Theo tờ Lý Lịch Di Tích của UBND Hội An mà bạn có thể xem tại đây >> https://hoianheritage.net/uploads/download/mo-thu-phi-quang-trung-va-cac-tuong-tay-son.pdf, thì các chữ khắc trên phần mộnày là "Hiển khảo Thần THÚC quân hữu doanh vũ vệ Cai Đội Huyên Hòa Hầu ...".

Nhưng có lẽ tờ Lý Lịch Di Tích này đã diễn âm Hán ngữ sai, vì theo một mạng khác ở đây >> http://voduongkyson.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Nghien-Cuu/CHUNG-CU-VE-VO-TAY-SON-HIEN-DIEN-RAT-SOM-TREN-DAT-QUANG-NAM-369, thì phần chữ ấy đáng ra là "Hiển khảo Thần SÁCH quân Hữu dinh vũ vệ Cai đội Huyên Hòa Hầu ..".

Như vậy, nếu đúng các dòng chữ trên bia mộ này khắc là "Thần SÁCH quân Hữu dinh" 神策軍右营 thì 100% các chữ này là chỉ cho chức tước của vương triều Nguyễn, chứ chúng chưa bao giờ thuộc về nhà Tây Sơn cả. Ví dụ nếu một người tra bộ sử Đại Nam Thực Lục, ở tập 1 chẳng hạn, người ấy sẽ tìm được rất nhiều dòng sử kiện viết về phe chúa Nguyễn Ánh với từ khóa "Thần sách", ví dụ "Thần sách quân Trung dinh Đô thống chế là Tống Viết Phước" chẳng hạn.  Còn chức Cai Đội thì đã quá rõ, Đại Nam Thực Lục gian đoạn thời các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, đều có đầy các nhân vật với chức Cai Đội, ví dụ Cai đội Trần Công Thịnh chẳng hạn.

Như vậy, Bộ Văn Hóa Việt Nam và gia tộc họ Trần ở Hội An sẽ giải thích ra sao nếu nhân vật nằm dưới mộ này, được tuyên truyền là một vị Đại đô đốc tướng Tây Sơn, ấy thế mà bia mộ lại khắc rõ ràng là chức tước của vương triều Nguyễn ?

Và hơn thế nữa, làm thế nào mà một vị tướng vương triều Nguyễn, lại có thể có một người em gái là bà hoàng hậu Quang Trung nhỉ ?

Và nếu bia mộ của người anh khắc những dòng chữ cho ta biết ngài là một vị tướng vương triều Nguyễn, thế có bia mộ nào khác cũng khắc tương tự như thế không ? Chắc rồi bạn ạ.  Đó là tấm bia kế tiếp.

****

4. Và chúng ta được biết tấm bia này là "Cách khu Rừng Rẫy khoảng 200 mét về phía tây nam có ngôi mộ của Khâm sai Trần Chưởng Cơ. Trước mộ còn tấm bia đá bằng sa thạch ghi: "Hoàng Việt hiển khảo Tráng liệt công thần Võ huân tướng quân Khâm sai Chưởng cơ Trần Hầu chi mộ" hai dòng lạc khoản ghi: "Long Phi Mậu Dần niên mạnh thu nguyệt cát nhật, hiếu tôn Trần Văn Bồi lập thạch" (ngày tốt tháng đầu thu năm Long Phi Mậu Dần, cháu là Trần Văn Bồi lập bia đá).".

Mà Khâm Sai Chưởng Cơ thì chỉ có thể là thuộc về thời các chúa Nguyễn, hoặc thời vương triều Nguyễn khi truy phong cho các công thần, hoặc cha mẹ của họ, hoàn toàn không liên quan gì đến nhà Tây Sơn cả.

****

Như vậy, với 4 dữ kiện trên, chúng ta có thể nhận định khu mộ này, nếu đúng theo những gì được viết, là một khu mộ của một bà thuộc hạng phi tần thời vương triều Nguyễn (1802-1945), và các khu mộ xung quanh đây, với các dòng chữ được khắc trên 2 bia mộ trên, là chỉ cho bia mộ của các tướng lãnh hoặc cha mẹ của những người có công với triều đinh vương triều Nguyễn, và rất có thể là cha mẹ của bà phi tần vương triều Nguyễn được gia phong khi con gái mình vào hậu cung triều Nguyễn hoặc được phong thứ bậc trong hậu cung chẳng hạn.  Và như vậy, khu mộ này là khu mộ của một dòng họ liên quan đến vương triều Nguyễn, chắc là một dòng họ có tiếng ở Quảng Nam khi xưa, chứ không thể nào là một dòng họ cống hiến cho nhà Tây Sơn và có bà hoàng hậu vua Quang Trung như Bộ Văn Hóa Việt Nam và gia tộc họ Trần đã nêu ra.

Và nếu những gì mình phân tích là đúng (và mình còn viết bài thứ 2 nữa), thì chả lẽ lại có sự tréo cẳng ngỗng kỳ cục đến thế nào sao ? Hóa ra cả chục năm nay, Bộ Văn Hóa nâng cấp nơi đây là di tích quốc gia, người ta cúng bái nơi đây cho tướng sĩ Tây Sơn, cho bà hoàng hậu Tây Sơn, nhưng hóa ra đây là di tích của vương triều Nguyễn à ? 

Mà những chữ Hán tự trên các bia mộ ấy cũng không hề có gì khó hiểu cả, nhưng tại sao không ai đọc thử nhỉ ?

Và đã có ai bao giờ hỏi, có thể gia tộc họ Trần đã ngụy tạo gia phả của dòng họ để cho có công lao với đất nước với chế độ đương thời không ? 

Mà Di tích Quốc gia lại được chứng nhận quá lõng lẽo như thế, có phải là nhận giặc là ông bà không ?  

Và không biết tại sao các nhà nghiên cứu Đà Nẵng hoặc Quảng Nam, hoặc Thừa Thiên Huế không lên tiếng nhỉ ? Hay họ đã có lên tiếng mà mình chưa đọc, nếu có mời bạn chia sẻ để mình dược đọc.

Gần 30 năm rồi đó bạn.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian







Không có nhận xét nào