Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về ngôi mộ cổ được cho là của ngài Huỳnh Công Lý ở Sài Gòn

Về ngôi mộ cổ được cho là của ngài Huỳnh Công Lý ở Sài Gòn Hình như việc phát hiện ngôi mộ này là một sự kiện rất nổi tiếng thời xưa tại Việ...

Về ngôi mộ cổ được cho là của ngài Huỳnh Công Lý ở Sài Gòn

Hình như việc phát hiện ngôi mộ này là một sự kiện rất nổi tiếng thời xưa tại Việt Nam sau 1975.  Nhưng đến nay mình không tìm thấy bài viết nào trên mạng, viết thật chi tiết về việc các nhà khảo cổ Việt Nam đã dựa vào những cứ liệu sử học và khoa học chắc chắn nào để mà thẩm định đây là mộ của ngài Huỳnh Công Lý nổi tiếng miền Nam năm xưa ?

Mình đọc bài báo này với tiêu đề Bí mật ướp xác trong các ngôi mộ cổ >> https://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/bi-mat-uop-xac-trong-cac-ngoi-mo-co-2251590/, phần liên quan đến mộ ngài Huỳnh Công Lý, rồi đọc các bài báo khác, thấy các bài báo này đều có nội dung từa tựa giống nhau.  Nhưng xem ra, khi đọc lại sử liệu, mình thấy rõ nếu đúng là các nhà khảo cổ Việt Nam đã thẩm định ngôi mộ ngài Huỳnh Công Lý như thế này, thì thật là lỏng lẽo và có nhiều vấn đề chúng ta cần bàn lại.  Hầu như toàn bộ những gì các nhà khảo cổ Việt Nam đưa ra trên các bài báo đều ... sai hoặc tự bịa đặt cả.  Làm thế nào mà ngành khảo cổ học Việt Nam lại ra như thế này bạn nhỉ ? 





Một vài ví dụ:

1. Chúng ta biết chắc chắn là không hề có vụ Đức Ông Tả quân Lê Văn Duyệt chém đầu ngài Huỳnh Công Lý trước khi gởi công văn về triều đình Huế gì cả (xem >> https://dongten.net/2011/07/03/su-that-ve-ban-an-huynh-cong-ly/).  Như vậy, chắc chắn nhận định của các nhà khảo cổ, nghiên cứu sử Việt Nam rằng là "Sau khi thu thập đủ chứng cứ buộc tội Huỳnh Công Lý, Tả quân đã cho chém Huỳnh Công Lý trước khi dâng biểu hạch tội Lý về triều đình ở Huế. Chính vì việc này, giữa Vua Minh Mạng và Tả quân Lê Văn Duyệt lại có thêm nỗi hiềm khích mới. " là bậy đúng không ? 

2. Sử đâu có viết vương triều Nguyễn có điển lễ nào mà "Xét thấy Huỳnh Công Lý là quan đại thần, nên Vua Minh Mạng cho phép gia quyến của Huỳnh Công Lý được chôn thủ cấp theo thi thể." ? Đó là các nhà khảo cổ Việt Nam tự bịa đặt ra cho hợp lý với những gì họ tìm được trong quan tài (thủ cấp + thân xác) đấy chứ. 

3. Chúng ta hoàn toàn không biết ngài Huỳnh Công Lý phải chịu án xử trảm ở Sài Gòn hay ở Huế vì sử đâu có viết rõ cho chúng ta biết đâu ? Bộ sử Đại Nam Thực Lục có chép về đoạn sử kiện liên quan là "Sai đình thần hội bàn. Đều nói : “Công Lý bị người kiện, nếu triệu về Kinh để xét, tất phải đòi nhân chứng đến, không bằng để ở thành mà tra xét là tiện hơn”. Vua cho là phải, bèn hạ Công Lý xuống ngục, sai Thiêm sự Hình bộ Nguyễn Đình Thịnh đến hội với tào thần ở thành mà xét hỏi.".  Nhưng chúng ta hoàn toàn không biết là sau khi bị xét là có tội phải xử trảm, ngài Huỳnh Công Lý có bị đưa ra Huế chịu xử trảm hay là ở Sài Gòn bị xử trảm.  

Như vậy làm thế nào mà nhà khảo cổ học chính trong vụ này, thầy Đỗ Đình Truật, lại khẳng định rằng "Ông Truật lật lại sử liệu: sau khi xử trảm Huỳnh Công Lý, tổng trấn Lê Văn Duyệt cho đem thủ cấp về trình tội với vua Minh Mạng. Sau đó, thủ cấp này được hoàn lại cơ thể để an táng. Như vậy, nó được đưa đi, đưa về mất nhiều thời gian nên thi hài phải quàn lâu hoặc chôn tạm để chờ thủ cấp. Chính thời gian khá dài đó làm thi hài không được bảo vệ trong lớp quách hợp chất nên đã bị phân hủy." (xem >> https://tuoitre.vn/su-that-trong-quan-tai-co-487211.htm).  



Nên nếu nhà khảo cổ chính trong vụ này là thầy Đỗ Đình Truật mà bịa đặt ra những tình tiết sử kiện như thế, thì liệu chúng ta có thể tin rằng các nhà khảo cổ học Việt Nam trong vụ này có đủ chuyên môn để thẩm định sự việc hay không ? 

4. Theo bài báo, thì thầy PGS TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng Khoa Lịch sử Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM khẳng định, "ông còn giữ được tấm ảnh trắng đen chụp hài cốt của Huỳnh Công Lý khi mới được khai quật. Bức ảnh thể hiện đầu của Huỳnh Công Lý trong vị trí lìa khỏi cổ. Não trong sọ của Huỳnh Công Lý còn chưa tiêu hết.".  Nhưng nếu chôn cả trăm năm, việc hài cốt tan rã, đầu lăn một nơi, thân nằm một chỗ là điều đương nhiên, ngoại trừ nếu sự ướp xác cho phép thân xác và thủ cấp còn nguyên vẹn thì việc thủ cấp không dính liền với thân xác mới là đáng nói chứ ?

Và câu phát biểu này của PGS TS Phạm Đức Mạnh, lại mâu thuẫn với câu phát biểu trên của nhà khảo cổ chính Đỗ Đình Truật.  Thầy Truật thì cho chúng ta biết thi hài bị phân hủy, còn thầy Mạnh thì khẳng định đầu lìa khỏi cổ là sao ? Không biết là thủ cấp hay thi hài còn nguyên như thầy tả hay là đã phân hủy như thầy Truật khẳng định ? 

5. Đáng ngạc nhiên nhất, là theo thầy Đỗ Đình Truật thì "Chính giáo sư bác sĩ Nguyễn Quang Quyền kiểm tra xương cổ, tìm thấy một vết cắt ngang qua như bị đao chém đầu. Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật còn phát hiện vết máu trên cổ áo trong quan tài.".

Ở đây, các bài báo không hề đăng tấm hình nào để khẳng định có vết cắt ngang cổ cả, nên chúng ta không biết GS bác sĩ Nguyễn Quang Quyền có nhìn lộn không ? 

Và đáng ngờ hơn, nếu người ta thời ấy có thời gian mà đem tẩm liệm thân xác ngài Huỳnh Công Lý vào trong một quan tài ô dước chặt chẽ đến thế, chắc là không có vụ mà người ta cứ để nguyên cho thân xác ông (một vị đại thần vương triều Nguyễn) với cái áo bị thấm máu hôm ông bị đem đi xử trảm đâu đúng không ? 

Mà nếu có vụ gia quyến phải đợi thủ cấp từ Huế về, thì chả lẽ gia quyến lại để không không tấm thân xác của ngài Huỳnh Công Lý với cái áo có dính máu như thế à ? Chắc gia quyến cũng để thời giờ lau chùi thân xác sạch sẽ để liệm chứ đúng không bạn ? 

Mà làm sao với thi hài chôn cả trăm năm, khi mở ra tất cả trong quan tài hầu như đã bị phân hủy, thầy Đỗ Đình Truật có thể nhìn bằng mắt thường mà biết một vết nào trên cổ áo là vết máu bạn nhỉ ?

Vậy theo mình nghĩ, chắc đây là sự bịa đặt quá lố của thầy Đỗ Đình Truật.

Như vậy, chỉ với 5 điều trên thôi, mình thấy là không có cứ liệu khoa học hoặc dữ liệu sử học nào đủ để chứng minh rằng ngôi mộ này là ngôi mộ của ngài Huỳnh Công Lý cả.  Và đáng ngạc nhiên là nhà khảo cổ chính trong vụ này, thầy Đỗ Đình Truật, lại đưa ra các sử liệu và nhận định vô lý và phản khoa học như thế, thì làm sao chúng ta tin được nhỉ ?

Nên làm thế nào mà bao nhiêu năm nay, người Việt có thể tin đây là mộ ngài Huỳnh Công Lý ? 

Và theo mình, thầy Phạm Đức Mạnh, PGS TS Trưởng Khoa Lịch sử Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, chắc là học cao lắm và rất uyên thâm về sử học, làm thế nào ông không phát hiện ra được những tình tiết vô lý như thế này bạn nhỉ ? Mà ngược lại, thầy còn ủng hộ cho thuyết có mộ ngài Huỳnh Công Lý này.

Dĩ nhiên nếu có các cứ liệu khoa học khác, như có minh tinh, có tấm bia chôn chung trong mộ ghi tên ngài Huỳnh Công Lý thì chúng ta có thể tin được đây rất có thể là mộ ngài Huỳnh Công Lý.

Nhưng nếu đúng là các nhà khảo cổ Việt Nam chỉ có bao nhiêu đó mà lại khẳng định họ tìm được mộ ngài Huỳnh Công Lý ở Sài Gòn, mình đồ chắc Bộ Văn Hóa Việt Nam cần điều tra lại thôi.  Để Việt Nam không có vụ "cầm nhầm", như vụ mộ bà thứ phi Tây Sơn nào đó ở Hội An mà mình đã viết vậy.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào