Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về quyển Những Khám Phá về Hoàng Đế Quang Trung của PGS TS Đỗ Bang

Về quyển Những Khám Phá về Hoàng Đế Quang Trung của PGS TS Đỗ Bang Mình đã đọc xong quyển này ở những phần mình cần đọc (gần như 75% trang s...

Về quyển Những Khám Phá về Hoàng Đế Quang Trung của PGS TS Đỗ Bang

Mình đã đọc xong quyển này ở những phần mình cần đọc (gần như 75% trang sách), và mình xin có nhận xét sau đây.  Nếu bạn thấy mình sai, xin bạn cứ lên tiếng:

1. Kiến thức trong quyển sách này, nhiều lắm là dạng "dân gian học", và nếu cần phê bình, thì nó chỉ là dạng sách đọc cho vui, chứ không hẳn có thể dùng để nghiên cứu gì cả.  Cách nghiên cứu về hoàng đế Quang Trung của vị PGS TS Đỗ Bang này hoàn toàn khác với cách nghiên cứu của thầy Nguyễn Duy Chính.  Với các bài viết của thầy Chính, bạn thấy rõ thầy trích dịch nguồn nào, ra sao, Anh Pháp Hán Việt đủ cả.  Đó là phương pháp nghiên cứu sử học mà mình biết ở Mỹ.

Ngược lại sách này của thầy PGS TS Đỗ Bang, nó dùng rất nhiều tư liệu Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đại Nam Liệt Truyện, lẫn truyền thuyết "dân gian" đâu đấy.  Về vấn đề lăng mộ vua Quang Trung, mình khi nào rãnh, sẽ đi tìm bản tiếng Anh nghe nói là thầy Nguyễn Đắc Xuân đã cho xuất bản thì phải, rồi đọc luôn chung với nghiên cứu của thầy Đỗ Bang này để tìm hiểu luôn.  Ở đây, mình đọc những gì liên quan về ngài Quang Trung, không thấy quyển sách này có gì đáng để mà ca tụng một PGS TS đã tự viết trong phần giới thiệu là ông bỏ ra 40 năm nghiên cứu về Tây Sơn học cả.  Chả lẽ 40 năm Tây Sơn học của thầy Đỗ Bang chỉ được thể viết các khám phá dân gian học như vậy thôi sao ?

Và nếu bạn để ý, thầy Nguyễn Duy Chính được giới thiệu là bỏ ra 10 năm nghiên cứu, ở Mỹ nữa chớ, mà thầy viết được đủ thứ cả.  Còn thầy Đỗ Bang bỏ đến 40 năm Tây Sơn học, lại ở Huế, lại đi điền dã, đi thăm hỏi bao nhiêu gia tộc, đọc được bao nhiêu dữ liệu, ấy thế mà phần lớn những gì thầy viết trong quyển sách này, hầu như ngoài này đều có gần hết cả. 

Không hiểu phát hiện của thầy về nhà Tây Sơn là gì nhỉ ? Mình nhấn mạnh phát hiện có chứng cớ khoa học nghiêm túc nhé bạn, chứ không thể là thầy chỉ dựa vào bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí mà phán.  Còn nếu thầy chưa có phát hiện nào mà chấn động giới sử học về nhà Tây Sơn (với các chứng cớ khoa học đàng hoàng, đầy tính thuyết phục), thì mình xin thưa thầy tự hào thầy đã theo Tây Sơn học 40 năm để làm gì nhỉ ?

2. Lối viết trong sách này của thầy nó chả liên quan gì đến học hàm / học vị PGS TS gì cả. Một ví dụ là PGS TS không thể viết truyền thuyết nhảm nhí mà mình đã đưa ra (xem >> http://www.thesaigonposts.net/2019/08/goi-luon-cho-thay-pgs-ts-o-bang.html , không thể nào viết 5 bà hoàng hậu mà chả có chứng cớ gì chắc chắn là đúng hay sai.  Đáng ngờ nhất, thầy đọc cả gia phả bao gia tộc nhưng có ai thấy chúng ra sao đâu nhỉ ? Chúng ta hiện nay không hiểu thầy có đọc lộn tiếng Hán không chẳng hạn ? Ví dụ như thầy Trần Đại Vinh ở Huế, thầy nhất nhất là bộ Ô Châu Cận Lục do cái ông tác giả ấy viết, ô hay, thế nào mà mình đọc bản chữ Hán kèm theo, thì hóa ra là người đời sau viết bậy quyển Ô Châu Cận Lục ấy chứ.   Ví dụ như thầy Nguyễn Đắc Xuân viết về quan Phan Thanh Giản làm vua Minh Mạng cảm động ra sao, ô hay, mình tra lại sử liệu Đại Nam Thực Lục thì nó hoàn toàn khác.  Thế thì tại sao một độc giả phải tin là các thầy GS ở Huế có đủ trình độ hoặc ví dụ cẩn thận khi đưa ra các thuyết "vớ vẩn" của mình nếu chúng ta không hề được thấy các dữ liệu gốc mà họ có hả bạn ? Mình không biết các thầy Huế giỏi ra sao, nhưng mình biết, các bạn tung hô đủ cả, vậy mà mình khi đọc, nhiều thầy nổi tiếng bên Việt Nam viết lung tung cả, thế mà thiên hạ như mù, chả ai thấy, là sao ?

3. Đáng lẽ quyển sách này không nên có tiêu đề là "Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung". Ngược lại nó nên có tiêu đề cho chính xác là "Những khám phá trong dân gian về Hoàng đế Quang Trung".  Mình đọc và xin thưa với bạn, khám phá trong dân gian và khám phá với tính cách khoa học rất khác nhau.  Dân gian thì bạn tha hồ mà kể truyện Trạng Quỳnh, tích Nha Mân là do vị quan Ốc Nha tên Moon mà ra.  Còn khoa học là phải đủ sách vở đưa ra, chứ không thể nói vì không có sách vở hay ít quá, nên chúng ta nên tin 1 quyển như Hoàng Lê Nhất Thống Chí chẳng hạn.  Tại làm sao một thầy như thầy Nguyễn Duy Chính bên Mỹ, mình nghĩ tự mình phải kiếm tiền, bỏ thời giờ ra nghiên cứu, mà ông làm việc đàng hoàng, còn thầy Đỗ Bang bỏ 40 năm ra mà viết một quyển sách chỉ giới hạn với kiến thức dân gian về vua Quang Trung thế nhỉ ?

4. Ngạc nhiên thay, quyển sách này được tái bản cả 6 lần cơ đấy.  Không hiểu có phải ở Việt Nam, sách nào càng bậy, càng dân gian hóa, càng có được nhiều người đọc không ? Ví dụ mình thấy quyển sách dịch Emotional Intelligence ấy, người dịch chưa hề đủ trình độ, dịch sai khủng khiếp, ấy thế mà bao nhiêu NBX in qua in lại cả bao nhiêu năm nay mà chả ai lên tiếng gì cả ? Vậy là sao ?  Mình không hiểu tại sao quyển sách này được tái bản cả 6 lần vậy bạn ? Nó hay ở điểm nào ? Các bạn đã học được gì từ quyển sách này, xin bạn lên tiếng.

À và sẵn luôn, nếu các bạn biết có thầy người Huế nào thời nay mà viết sử được đàng hoàng, đọc ngon lành, xin bạn giới thiệu.  Mình nghe các bậc đàn anh nói thời xưa người Huế giỏi lắm, họ đáng là bậc Bắc Đẩu thiên hạ.  Nhưng mình chắc với bạn, đọc quyển sách này, mình không nghĩ một nhà nghiên cứu cần tới 40 năm chỉ để viết có bao nhiêu đó đâu.

Ước gì ở Việt Nam người ta viết sách với tiêu đề đúng và chuẩn, lẫn bớt đi cả vụ bịa truyền thuyết nhảm nhí, lẫn tránh nói dối cho độc giả như mình nhờ.  Mình đi đọc sử để tự đánh giá về niềm tự hào dân tộc Việt của mình, chứ có đi đọc văn kiện Đảng đâu mà nhờ các thầy ca tụng bậy và nhảm nhí nhỉ ?  Hay các thầy ở Việt Nam xưa nay coi các bạn chỉ như những con bò, nên họ tha hồ mà viết sách xem thường kiến thức của các bạn ?

Mình không có ý tấn công cá nhân thầy Đỗ Bang này.  Thầy này ra sao mình cũng không biết. Có bạn Nguyễn Đinh Đinh nói thầy là Phó Chủ Tịch Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam. Ô hay, thầy Trần Đức Cường, thầy Đỗ Bang, thầy Dương Trung Quốc, toàn chức lớn mà sao về trình độ chuyên môn sử học hơi kém thế nhỉ ?

Hay mình chưa được đọc những sách tuyệt chiêu của các thầy ?

Hay kiến thức chuyên môn của các thầy chỉ có vậy, và thời nay các thầy bận rộn đi họp hơn là nâng cao kiến thức ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào