VIỆT CỘNG BUỘC PHẢI IN THÊM TIỀN ĐỂ KỊP NỐI GÓT VENEZUELA KHI TÀU CỘNG PHÁ GIÁ MẠNH ĐỒNG YUAN Tiền là "vật ngang giá chung" có tín...
VIỆT CỘNG BUỘC PHẢI IN THÊM TIỀN ĐỂ KỊP NỐI GÓT VENEZUELA KHI TÀU CỘNG PHÁ GIÁ MẠNH ĐỒNG YUAN
Tiền là "vật ngang giá chung" có tính thanh khoản cao nhứt dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ hoặc được một thuật toán mã hóa trên một mạng máy tính bảo đảm phát hành như Bitcoin, Ethereum,...
Giá trị của tiền tệ được hình thành từ nguyên lý "vật ngang giá", tức giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, thí dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tức khi đồng tiền có giá trị cao thì hàng hóa có giá trị thấp và ngược lại khi giá trị của đồng tiền bị mất giá thì hàng hóa lại có giá cao lên. Cụ thể như ở Venezuela, người dân phải chở cả xe tiền mới mua được 1 cỗ quan tài, các chị em phụ nữ phải bưng cả thúng tiền mới mua được cái băng vệ sinh để ngăn thủy triều đỏ,...
Vì vậy, khi Tàu cộng phá giá mạnh đồng Mao tệ để tự vệ trước đòn thuế quan không khoan nhượng của tổng thống Donald Trump buộc lòng Việt cộng phải phá giá đồng hồ tệ để tự vệ trước làn sóng hàng hóa của Tàu cộng đổ bộ vào Việt Nam và tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bản thân đồng hồ tệ là đồng tiền hiện nằm trong nhóm các đồng tiền "rẻ nhứt" thế giới, đồng Bolivar của Venezuela đứng số 1 với giá trị quy đổi 1 USD = 248.209,88 Bolivar, đồng Rial của Iran đứng số 2 với 1 USD = 41.937,58 Rial và đồng hồ tệ đứng số 3 với 1 USD = 23.292,3 VNĐ.
Khi Việt cộng tiếp tục phá giá đồng hồ tệ thì vật giá tiếp tục leo thang, đời sống của người lao động làm công ăn lương vốn dĩ đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, cục nợ công mà phần Việt cộng vay và bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng đồng USD sẽ tự thân phình to, những tờ trái phiếu do Việt cộng phát hành sẽ bỗng chốc trở thành giấy lộn, điều này làm cho việc tiếp tục phát hành trái phiếu của Việt cộng trở nên bất khả thi,... Tất cả những tác động dây chuyền đầy bất lợi này sẽ đẩy nền kinh tế và đời sống của Việt Nam tiệm cận với Venezuela.
Nói sơ sơ nhiêu đó để thấy viễn cảnh của nền kinh tế Việt Nam phủ đầy những gam màu tối thui như cái tiền đồ của chị Dậu khi ông Ngô Tất Tố ổng chấm bút TẮT ĐÈN./.
Tran Hung.
Xem Thêm: VIỆT NAM VỠ NỢ
Dạo một vòng nền kinh tế Việt Nam, ngoài việc chứng khoán lên xuống thất thường như giựt kinh phong ra thì vấn đề chênh lệch tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với tệ hồ làm cho tui cảm thấy "quan ngại" lắm đa.
Nhưng đáng lo nhứt vẫn là hàng loạt ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất huy động, thoạt nhìn cứ ngỡ là đang "bắt chước" Cục dự trữ liên ban Mỹ - FED tăng lãi suất do nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định, nhưng không phải vậy, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong lúc này là chỉ dấu của sự sụp đổ nền kinh tế bởi lần này không giống như tác động từ việc FED tăng lãi suất vào năm 2006 mà là hệ quả của việc đánh bóng, tô hồng kết quả tăng trưởng của nền kinh tế bằng những giải pháp "bơm chất kích thích" của chính phủ kiến tạo, đầu tàu, đầu tôm từ cái miệng của anh Phúc niễng.
Hậu quả của việc tăng lãi suất huy động sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, thậm chí có ngân hàng sẽ lỗ dẫn đến việc các ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất cho vay để bù đắp chi phí tiền gửi quá lớn. Kết quả sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản các ngân hàng và Việt Nam sẽ vỡ nợ bởi khi ngân hàng tăng lãi suất cho vay để bù lại lãi suất huy động thì các khoản vay đầu tư vào bất động sản sẽ khó đảm bảo việc trả lãi cho ngân hàng. Tăng lãi suất vay vốn sẽ làm tăng chi phí sản xuất và đẩy giá thành sản phẩm lên, dẫn đến việc tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường làm cho lạm phát gia tăng. Với lãi suất vay cao, nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sẽ không dám vay vốn sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các dự án, dẫn đến nguy cơ suy giảm của nền kinh tế.
Cuối cùng thì Việt Nam sẽ đối diện với việc "Vỡ nợ" như nhận định ở bài viết vào ngày 11/3/2018 dưới đây.
VIỆT NAM SẼ "VỠ NỢ".
Việt Nam "vỡ nợ", đó là điều tất yếu xảy ra dù nhà cầm quyền cộng sản luôn cố "che đậy, đánh bóng" để thực thi chính sách "an dân".
Trước tiên, chúng ta ôn lại về khái niệm "nợ công". Nợ công hay còn gọi là "Nợ chính phủ, Nợ quốc gia", nó là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Thường thì nợ công được so với tỷ lệ % của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để xác định quy mô.
Theo báo cáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì nợ công năm 2016 là 2,868 triệu tỷ đồng bằng 63,7% GDP; năm 2017 là 3,1 triệu tỷ đồng bằng 62,6% GDP. Nợ công của năm sau luôn cao hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bội chi ngân sách tăng mạnh, tức thu thì ít mà chi thì nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc "nợ không mòn, con lại lớn". Sở dĩ cục nợ công của Việt Nam tăng mạnh là vì bộ máy cồng kềnh nhưng không hiệu quả, các tổ chức đoàn thể là những "cánh tay nối dài của đảng" rất nhiều, lực lượng này ngốn hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm nhưng không làm ra của cải, vật chất cho xã hội. Tác nhân khác gây ra nợ công là nạn quan liêu, tham nhũng. Bởi các dòng vốn vay mượn để đầu tư vào hạ tầng xã hội như cầu, đường, các dự án sản xuất...đã bị xà xẻo, rút ruột dẫn đến không phát huy hiệu quả, đắp chiếu, xuống câp trước niên hạn sử dụng...Bất kỳ mô hình kinh tế nào, một khi đang mắc nợ mà hàng năm thu không đủ chi thì tất yếu sẽ đổ nợ, vấn đề là nhanh hay chậm phụ thuộc vào "ngưỡng nợ".
Thông thường, "quỹ đạo nợ" phản ánh sự ổn định của nền kinh tế, một quốc gia có mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần vì́ nợ công tăng dần thì thâm hụt ngân sách tăng khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Ngưỡng nợ công phổ biến là mức 60% GDP, nhưng đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên trong đó có Việt Nam thì 40% GDP là tỷ lệ an toàn được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn. Thực tế ở Việt Nam, mức nợ công đã vượt con số 62% GDP, tức về mặt lý thuyết thì đã rơi vào quỹ đạo "đổ nợ". Tuy nhiên trong vài năm gần đây vẫn còn gắng gượng vì các khoản vay chưa tới hạn trả gốc và lãi. Đa phần các khoản vay hiện nay sẽ bùng nổ áp lực trả gốc và lãi bắt đầu từ năm 2018 đến 2020.
Với cái đà này thì việc Việt Nam đổ nợ trong ngắn hạn là khó tránh khỏi. Khi quốc gia vỡ nợ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, người tiết kiệm và nhà đầu tư trong nước sẽ ồ ạt rút tiền khỏi các tài khoản ngân hàng và chuyển ra nước ngoài để tránh mất giá đồng nội tệ. Tồi tệ hơn là phản ứng của thị trường vốn quốc tế. Lợi suất trái phiếu sẽ tăng mạnh hoặc thậm chí quốc gia đó bị mất khả năng huy động vốn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng cảnh báo về việc đầu tư vào quốc gia này. Khi Việt Nam vỡ nợ, sản xuất sẽ đình trệ, hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm đi và nhập khẩu sẽ tăng lên để phục vụ tiêu dùng, lúc này một sự "thất thu lớn" xuất hiện vì hiện nay nhiều dòng thuế nhập khẩu đã bị đưa về mức 0% bởi các hiệp định thương mại có hiệu lực mặt dù hàng hóa của Việt Nam xuất đi các nước cũng được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng lấy hàng đâu mà xuất để thu ngoại tệ...
Nếu không tin vào khả năng Việt Nam sẽ "vỡ nợ" thì hãy chờ xem tỷ giá USD/VNĐ sẽ gia tăng khoảng cách, chứng khoán lao dốc,các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất huy động, hiện tượng hàng loạt đại gia nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam, hàng loạt đại gia Việt cũng tranh thủ bán tháo tài sản để chuyển ra nước ngoài. Đặc biệt, BIDV đã phải ra nghị quyết đóng cửa công ty tài chính BIDVI tại Hồng Kông là một công ty con do BIDV sở hữu 100% đã được cấp phep hoạt động từ ngày 17/4/2008...Tất cả những sự kiện này đồng loạt diễn ra vì các nhà đầu tư đã nhận ra tương lai của Việt Nam sẽ nối gót Venezuela đang cận kề./.
Tran Hung.
Việt Nam "vỡ nợ", đó là điều tất yếu xảy ra dù nhà cầm quyền cộng sản luôn cố "che đậy, đánh bóng" để thực thi chính sách "an dân".
Trước tiên, chúng ta ôn lại về khái niệm "nợ công". Nợ công hay còn gọi là "Nợ chính phủ, Nợ quốc gia", nó là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Thường thì nợ công được so với tỷ lệ % của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để xác định quy mô.
Theo báo cáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì nợ công năm 2016 là 2,868 triệu tỷ đồng bằng 63,7% GDP; năm 2017 là 3,1 triệu tỷ đồng bằng 62,6% GDP. Nợ công của năm sau luôn cao hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bội chi ngân sách tăng mạnh, tức thu thì ít mà chi thì nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc "nợ không mòn, con lại lớn". Sở dĩ cục nợ công của Việt Nam tăng mạnh là vì bộ máy cồng kềnh nhưng không hiệu quả, các tổ chức đoàn thể là những "cánh tay nối dài của đảng" rất nhiều, lực lượng này ngốn hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm nhưng không làm ra của cải, vật chất cho xã hội. Tác nhân khác gây ra nợ công là nạn quan liêu, tham nhũng. Bởi các dòng vốn vay mượn để đầu tư vào hạ tầng xã hội như cầu, đường, các dự án sản xuất...đã bị xà xẻo, rút ruột dẫn đến không phát huy hiệu quả, đắp chiếu, xuống câp trước niên hạn sử dụng...Bất kỳ mô hình kinh tế nào, một khi đang mắc nợ mà hàng năm thu không đủ chi thì tất yếu sẽ đổ nợ, vấn đề là nhanh hay chậm phụ thuộc vào "ngưỡng nợ".
Thông thường, "quỹ đạo nợ" phản ánh sự ổn định của nền kinh tế, một quốc gia có mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần vì́ nợ công tăng dần thì thâm hụt ngân sách tăng khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Ngưỡng nợ công phổ biến là mức 60% GDP, nhưng đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên trong đó có Việt Nam thì 40% GDP là tỷ lệ an toàn được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn. Thực tế ở Việt Nam, mức nợ công đã vượt con số 62% GDP, tức về mặt lý thuyết thì đã rơi vào quỹ đạo "đổ nợ". Tuy nhiên trong vài năm gần đây vẫn còn gắng gượng vì các khoản vay chưa tới hạn trả gốc và lãi. Đa phần các khoản vay hiện nay sẽ bùng nổ áp lực trả gốc và lãi bắt đầu từ năm 2018 đến 2020.
Với cái đà này thì việc Việt Nam đổ nợ trong ngắn hạn là khó tránh khỏi. Khi quốc gia vỡ nợ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, người tiết kiệm và nhà đầu tư trong nước sẽ ồ ạt rút tiền khỏi các tài khoản ngân hàng và chuyển ra nước ngoài để tránh mất giá đồng nội tệ. Tồi tệ hơn là phản ứng của thị trường vốn quốc tế. Lợi suất trái phiếu sẽ tăng mạnh hoặc thậm chí quốc gia đó bị mất khả năng huy động vốn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng cảnh báo về việc đầu tư vào quốc gia này. Khi Việt Nam vỡ nợ, sản xuất sẽ đình trệ, hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm đi và nhập khẩu sẽ tăng lên để phục vụ tiêu dùng, lúc này một sự "thất thu lớn" xuất hiện vì hiện nay nhiều dòng thuế nhập khẩu đã bị đưa về mức 0% bởi các hiệp định thương mại có hiệu lực mặt dù hàng hóa của Việt Nam xuất đi các nước cũng được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng lấy hàng đâu mà xuất để thu ngoại tệ...
Nếu không tin vào khả năng Việt Nam sẽ "vỡ nợ" thì hãy chờ xem tỷ giá USD/VNĐ sẽ gia tăng khoảng cách, chứng khoán lao dốc,các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất huy động, hiện tượng hàng loạt đại gia nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam, hàng loạt đại gia Việt cũng tranh thủ bán tháo tài sản để chuyển ra nước ngoài. Đặc biệt, BIDV đã phải ra nghị quyết đóng cửa công ty tài chính BIDVI tại Hồng Kông là một công ty con do BIDV sở hữu 100% đã được cấp phep hoạt động từ ngày 17/4/2008...Tất cả những sự kiện này đồng loạt diễn ra vì các nhà đầu tư đã nhận ra tương lai của Việt Nam sẽ nối gót Venezuela đang cận kề./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào