Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Ý NIỆM TINH THẦN VỀ “CÁI NỒI CƠM”

Ý NIỆM TINH THẦN VỀ “CÁI NỒI CƠM” Người Nhật đã đạt tới cuộc sống “tối giản” tới một mức độ phổ biến - cái ăn và cái mặc đều trở thành sự tố...

Ý NIỆM TINH THẦN VỀ “CÁI NỒI CƠM”

Người Nhật đã đạt tới cuộc sống “tối giản” tới một mức độ phổ biến - cái ăn và cái mặc đều trở thành sự tối thiểu của con người chứ không còn là một mưu cầu nữa. Người Hồng Kông đã thụ hưởng đời sống thịnh vượng trong một nền dân chủ và tự do tương đới với các quốc gia hàng đầu thế giới từ nhiều thật kỷ trước trong lịch sử, vì vậy, họ hiểu những nền tảng cơ bản ấy là quý báu đến nhường nào, họ không thể đánh mất và vì nó là những giá trị không thể chuyển nhượng, nên họ phải đấu tranh để gìn giữ - những giá trị vật chất không phải là một vấn đề ngang giá hoặc là được đặt vào lục đích của cuộc tranh đấu - đó là quyền tự do - thứ mà Thomas Jefferson đã nói rằng nó là quyền tối quan trọng của con người: quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Nếu không có dân chủ và quyền tự do, tức không ai có quyền để được sở hữu và cũng không có quyền để mưu cầu hạnh phúc của mình. Vì thế, nếu không có tự do, thì cũng không có bình đẳng (sự công bằng), vì tự do là một quyền bình đẳng tuyệt đối - ai cũng sinh ra đều được hưởng quyền này như nhau, và nó được bảo hộ thông qua luật pháp, luật pháp lại là nơi ghi nhận và bảo vệ các giá trị tự do này của con người - vì thế Kant nói: Tự do là tuân theo luật pháp chứ không phải con người và Locke khẳng định một cách tương đồng - tuân theo luật pháp để được tự do. Luật pháp là một nền tảng và cũng là một phạm trù của chính trị - nơi thực thi các quyền chính trị - do đó, không hiểu về các nội dung của chính trị thì chúng ta đang từ bỏ quyền của mình và trao sự định đoạt tự do của mình cho những kẻ khác.

Trong cuốn “Dân trị và Chính quyền” tôi đã gọi mỗi con người là “một cơ thể pháp lý”, nó tồn tại từ khi chúng ta được thụ thai cho tới cả sau khi chúng ta chết (mất đi vẫn còn những quyền và giá trị được bảo hộ về nhân thân).

Những quốc gia đã đạt đến nền tảng sâu sắc và cao độ về chính trị, họ đã không còn bận tâm về cai ăn và cái mặc, họ thường trực tâm thế của một người làm chủ và lựa chọn sống theo cách của chính mình mà không một nhà nước hay thể chế nào được can thiệp hoặc cấm cản nó.

Tự do kinh tế và tự do sở hữu là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu về nhân quyền và chính trị. Nếu không xây dựng được một thể chế tốt, trong đó những nhánh quyền lực độc lập và cần phải có một hệ thống tư pháp mạnh để bảo vệ các giá trị này, thì không ai được bình đẳng và cũng không thể có tự do, hoặc tự do nếu có thì là một sự ban phát theo ý chí của kẻ cầm quyền thiết đặt.

Một con người chỉ quan tâm xem nồi cơm nhà mình có bị ảnh hưởng gì không mà bất cần xem xét tới tình trạng xã hội và cơ chế tạo ra cubgx như bảo vệ nồi cơm thì đó là lối sống của loài vật, chúng không có ý niệm về sở hữu, quyền tự do và quyền làm chủ, chúng sống lệ thuộc vào hoàn cảnh và tranh giành sự sinh tồn. Mà như vậy, làm sao có đủ tri thức và phẩm chất để dạy dỗ những học sinh của mình - khi các nền tảng về quyền con người, quyền dân chủ đều bị xem nhẹ và thậm chí cho là thứ vô ích?

Một đứa trẻ đến trường để học về việc tôn trọng và được tôn trọng, cách thức (phương thức) để bảo vệ mình và trong đó chúng được chỉ dẫn về các quyền con người một cách chủ động và đầy đủ.

Ngay cả vấn đề đạo đức cũng là một vấn đề liên quan tới chính trị. Khi một nhà nước sẵn sàng đặt ra các tiêu chuẩn hoặc điều kiện để xem một công dân là có đạo đức hay không và có thể bị phán xét bởi những cách thức nào đó hay không (thông qua việc tuyên truyền trên truyền thông, dùng cộng đồng nơi làm việc hoặc cư trú đánh giá...). Ở Trung Quốc, đạo đức công dân bị xem xét tới mức mà mỗi con người trở thành một con cừu - bị chấm điểm đạo đức để xem xét được thụ hưởng các chính sách hay dịch vụ nào đó hay không. Ở đây, việc quan tâm đến nồi cơm không giải quyết được vấn đề gì khi ngay cả phẩm chất của công dân cũng bị tước mất mà được đặt vào trong tay của chính quyền. Người dân Hồng Kông hay tất thảy nhân dân của các nước văn minh họ đấu tranh là để gây dựng và gìn giữ những nền tảng này cho họ có thể định đoạt được cuộc sống của chính mình.

Vật chất quyết định ý thức là một ý niệm triết học sai lầm và ngày xàng bị cực đoan hoá trong xã hội cộng sản, khi nó áp dụng triệt để tới mức mà nó đồng hoá con người với con vật bằng cách không cho con người thoát ra được khỏi các nhu cầu vật chất hạ đẳng và sơ cấp nhất của một loài vật. Ý niệm về danh dự và các giá trị tinh thân đã bị làm cho sai lệch tới mức mà họ coi hầu như chẳng còn giá trị gì - Hegel nói đúng - tinh thần là một giá trị có tính vĩnh viễn và là cái mà có cấp độ quyết định con người ở mức nào, con người là một vấn đề của ý niệm, thế giới khách quan hay bất cứ đối tượng nào cũng là một phạm trù của các ý niệm mà do tinh thần ta đặt vào cho đối tượng.

Người Nhật trọng danh dự và các giá trị tinh thần cao hơn cả ngay từ thời còn chế độ quân chủ chuyên chế - thời phong kiến lạc hậu. Vì các giá trị tinh thần được coi trọng, cho nên họ đã không bị các giá trị vật chất làm cho tầm thường hoá hoặc bị đánh đổi, mua chuộc. Người Nhật trọng danh dự hơn mọi giá trị khác. Điều này làm cho người Nhật trở nên vĩ đại và thế giới phải ngưỡng mộ.

Thử hỏi, một nhà giáo mà chưa khi nào sờ tới Hiến pháp và thử cảm nhận những giá trị về quyền con người, các quyền dân sự và chính trị và còn dè bỉu hoặc xem xét nó dưới góc độ của một hình thể vật chất thì có thể đủ giá trị dạy các học sinh của mình nên người? Không! Hoàn toàn không! Và nhớ cho, kiến thức không quan trọng bằng việc trở thành con người có giá trị (hữu ích - Einstein).

Nhà trường và nhà giáo, rõ ràng, không thể trở thành nơi và không thể là kẻ xoá bỏ đi cái bản thể người của con người. Vì giáo dục để con người trở nên có tâm hồn (linh hồn - Plato), thứ quan trọng nhất để phân biệt giữa một người có giáo dục hay không, vì thế giới này vẫn tồn tại không thiếu những nhà bác học mà “không hề tới trường”. Và giáo dục, theo Rousseau, là để cho chúng trở thành người tự do chứ không phải dung nạp các kiến thức (mà giáo dục là trao phương thức tư duy để chúng tự khai thác kiến thức). Mà con người không thể là con người nếu chỉ còn biết tới nồi cơm ở trên miệng (vật chất) chứ không phải ở trong đầu (tinh thần).

Lê Luân





Không có nhận xét nào