Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

AI BÁN NƯỚC ? AI LÀ NGỤY QUYỀN ?

AI BÁN NƯỚC ? AI LÀ NGỤY QUYỀN ? Sau khi Pháp đầu hàng Nhựt Bổn ở Đông Dương trong đại chiến Đệ Nhị thế chiến thì sáng ngày 11/3/1945, Hoàng...

AI BÁN NƯỚC ? AI LÀ NGỤY QUYỀN ?

Sau khi Pháp đầu hàng Nhựt Bổn ở Đông Dương trong đại chiến Đệ Nhị thế chiến thì sáng ngày 11/3/1945, Hoàng đế Bảo Đại đã ra Tuyên cáo Độc lập, tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre nhằm xóa bỏ triệt để thế lực của Pháp ở Đông Dương và thành lập nhà nước có quốc hiệu Đế Quốc Việt Nam vào ngày 07/4/1945 với Thủ tướng Chánh phủ là ông Trần Trọng Kim và vua của Đế Quốc Việt Nam là Bảo Đại.

Tuy nhiên, lợi dụng lúc Nhựt Bổn đầu hàng Đồng minh, hcm đã cầm đầu Việt minh cướp chánh quyền hợp pháp của Đế Quốc Việt Nam và ra tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945. Sau đó, ngày 06/3/1946 tại Hà Nội, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và hồ chí minh cùng Vũ Hồng Khanh đại diện Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

Theo Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt tại điều khoản đầu tiên đã nêu "Chánh phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia TỰ DO trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp,...". Điều này là nguồn cơn dẫn tới tình trạng cương vực của Việt Nam đã bị Tàu cộng gặm nhấm ngang nhiên bởi sự công nhận của cộng sản Việt Nam. 

Bởi vì trước đó, vào năm 1887, với tư cách là nhà nước bảo hộ, Pháp đã đại diện cho Việt Nam ký kết với Nhà Thanh đại diện cho Trung Hoa ký kết Công ước Pháp-Thanh 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa. Theo Công ước Constans 1887 thì việc phân định cương thổ Việt - Trung được phân định như sau:

1. Biên giới trên đất liền:

- Cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750 km2 cho tỉnh Vân Nam - Trung Hoa;
- Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông - Trung Hoa.

Lưu ý rằng, theo Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879, tức tám năm trước Công ước Constans 1887 lấy sông Dương Hà còn gọi là An Nam Giang nay là Phòng Thành Giang chảy ra Phòng Thành Cảng làm biên giới giữa tỉnh Quảng Yên (nay là thị xã Quảng Yên huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và tỉnh Quảng Đông của Trung Hoa. Sau Công ước Constans 1887 thì biên giới chuyển xuống phía Nam, lấy cửa sông Bắc Luân (sông Kalong ở Hải Ninh, Móng Cái) làm địa giới Việt - Trung. 

Cương vực của Việt Nam từ thời tiền sử bị mất vào tay Tàu cộng từ đây bởi vì hcm đã công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là chxhcn Việt Nam là là một quốc gia trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp tại Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt ký ngày 06/3/1946. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam dân chủ cộng hòa công nhận việc cắt nhượng cương vực cho Tàu cộng sau này theo Công ước Constans 1887, tức mũi Bắc Luân, vùng Giang Bình, tổng Bát Tràng - Kiến Duyên, tổng Đèo Luông, tổng Tụ Long và một số nơi khác của ông cha ta đã lọt vào tay Tàu cộng.

2. Biên giới trên biển: Các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về Trung Hoa. Kết quả là mũi Bạch Long Vĩ (Paklung) của Việt Nam trước năm 1988 đã bị Pháp cắt cho nhà Thanh.

Đứng trước hành vi bán nước của hcm, cựu hoàng Bảo Đại phải về nước và thành lập một có địa vị là "quốc gia liên kết - associated state" của Liên hiệp Pháp đó là Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 14/6/1949 với tuyên bố chủ quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

Sau khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, Pháp lại đơn phương ký kết với hcm Hiệp định Geneva 1954 ngày 21/7/1954. Trước khi ký kết chính thức Hiệp định Geneva, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đại diện là Phạm Văn Đồng đề ra lập trường 10 điểm, xin trich các điểm quan trọng sau:

- Điểm 1: Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cambodia;
- Điểm 3: Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chánh phủ duy nhứt cho mỗi nước;
- Điểm 4: Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.

Tuy nhiên, có một điều thú vị đó là trước khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết chính thức 6 tuần, vào ngày 04/6/1954 thủ tướng Pháp Joseph Laniel đã cùng Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Phước  Bửu Lộc ký Hiệp ước Matignon - Accords de Matignon gồm hai Hiệp ước cấu thành là:

- Hiệp ước thứ nhứt là Hiệp ước về việc Quốc gia Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp;

- Hiệp ước thứ 2 là về vấn đề việc Quốc gia Việt Nam tồn tại trong Liên hiệp Pháp. 

Xét về mặt ý nghĩa thì Hiệp ước Matignon là một văn kiện nhằm xác lập tình trạng chánh trị mới cho Quốc gia Việt Nam. Hiệp ước xác định Quốc gia Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp. Chánh phủ Pháp chuyển giao mọi cơ sở hành chánh, quốc phòng - an ninh cho phía Quốc gia Việt Nam.

Xét về giá trị pháp lý thì một Hiệp ước có tầm quan trọng hơn một Hiệp định. Phân tích việc này sẽ dài dòng, chỉ đơn cử cụ thể là: Sau khi ông Trump làm tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông ta đã rút nước Mỹ ra khỏi hàng loạt các Hiệp định như: Rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, rút khỏi Hiệp định Ba Lê về biến đổi khí hậu, Hiệp định hạch tâm với Iran,... Tuy nhiên, với Hiệp ước về hỏa tiễn tầm trung (INF) và Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược - START III đã ký với Nga thì ông Trump phải chờ đến ngày nó hết hạn hiệu lực thì mới đơn phương rút khỏi nó bằng việc không ký gia hạn tiếp với Nga.

Vì vậy, mặc dù Hiệp ước Matignon chưa được hoàn thành vì sau đó 6 tuần Pháp đã ký kết Hiệp định Geneva 1954. Tuy nhiên nhờ cái Hiệp ước Matignon mà sau đó Quốc gia Việt Nam đã có tiếng nói nặng ký trên trường quốc tế sau này. Phía Việt Nam dân chủ cộng hòa luôn phủ nhận Quốc gia Việt Nam kể từ ngày thành lập là ngày 14/6/1949 nhưng xấu hổ thay, Quốc gia Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập, hợp hiến, hợp pháp mà bằng chứng là từ ngày thành lập tới tháng 3/1951, Quốc gia Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập vào gia nhập Liên Hợp Quốc và các Ủy ban đặc biệt của tổ chức này với kết quả được gia nhập vào 7 tổ chức còn Việt Nam dân chủ cộng hòa bị loại ngay vòng đầu.

Trở lại chủ đề BÁN NƯỚC, TAY SAI, NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN là những nhóm chữ mà Việt cộng luôn ném về phía Việt Nam Cộng Hòa, một nhà nước kế thừa hợp pháp từ Quốc gia Việt Nam. Nhưng rõ ràng chính Việt cộng mới là lũ BÁN NƯỚC, TAY SAI, NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN. Bằng chứng là từ ngày 04 đến ngày 08/8/1951, tại Hội nghị San Francisco có đại diện 51 nước tham dự để bàn về việc ký hòa ước hòa bình với Nhựt Bổn. Đầu tháng 9/1951, theo lời mời của Chánh phủ Mỹ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống phát xít Nhựt từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị hòa bình nhóm họp tại thành phố San Francisco để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhựt Bổn.

Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đại diện cho Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu làm trưởng đoàn được mời tham gia hội nghị. Tuy nhiên, Tàu cộng và Đài Loan đều không được mời tham dự Hội nghị. Trong Hội nghị này, nội dung chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Mỹ đề nghị ngày 12/7/1951. Ngày 8/9/1951, các nước tham dự Hội nghị đã ký hòa ước với Nhựt Bổn, ngoại trừ ba nước còn lại là Liên Sô, Ba Lan và Tiệp Khắc không ký.

Mỹ đã gạt Tàu cộng ra ngoài Hội nghị, chính vì vậy, các nhà lãnh đạo Tàu cộng ngay từ cuối năm 1950 đã có phản ứng gay gắt. Một mặt Trung cộng đã ra một số tuyên bố chính thức, mặt khác cho đăng các bài báo để lên án việc không mời Tàu cộng tham dự Hội nghị để trình bày quan điểm của Tàu cộng về một số vấn đề cần phải được thảo luận, trong đó có vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại Hội nghị này, Mỹ đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhựt Bổn. Trong đó, có điểm thứ 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lãnh thổ của Quốc gia Việt Nam cho Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với 48 phiếu chống. Các quốc gia tham dự hội nghị đã bỏ phiếu chống là rất cao, số phiếu chống là 48/51 phiếu. Bởi vì, chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về Nhà nước Việt Nam từ thời tiền sử, không phải chỉ đến thời điểm Hội nghị này mới đưa ra thảo luận vấn đề chủ quyền. Ngoài ra, các quốc gia tham dự Hội nghị không có cơ sở pháp lý gì để nhút trí theo điểm 7 của Mỹ đưa ra.

Tại Hội nghị hòa bình San Francisco năm 1951, phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 07/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố:

“Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tui khẳng định chủ quyền của chúng tui trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”. Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. Không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên của đại diện Quốc gia Việt Nam tại Hội nghị San Francisco.

Vậy nhưng đúng 7 năm sau, vào năm 1958, khi Chu Ân Lai trao công hàm yêu cầu phía Việt Nam dân chủ cộng hòa xác nhận lãnh hải của Tàu cộng rộng 12 hải lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng nhắm mắt ký cái rụp. Khốn nạn hơn là trong lúc hải quân Việt Nam đổ máu để giữ Hoàng Sa, nhân dân Việt Nam Cộng Hòa rầm rập xuống đường phản bác Tàu cộng cướp Hoàng Sa thì cộng sản Bắc Việt im thin thít, thậm chí mừng thầm trong bụng. 

Nhục nhã hơn, trong lúc Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1951 đến năm 1975 liên tục lên tiếng bác bỏ những tuyên bố của Tàu cộng về chủ quyền lãnh thổ trên bộ và trên biển mà Tàu cộng yêu sách theo Công ước Constans 1887 và công hàm 1958 do Việt cộng ký kết với Tàu cộng thì năm 1999 Việt cộng đã cùng với Tàu cộng đã ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền và trên biển khiến cho cương vực của Việt Nam thêm một lần nữa bị Tàu cộng xâm lấn. 

Giờ đây, khi Tàu cộng quyết tâm nuốt trọn Biển Đông mà bằng chứng là cử tàu Hải Dương 8 vào quần nát biển của ta suốt thời gian qua thì Việt cộng chỉ có dám la làng chiếu lệ, cũng đúng thôi vì ngay những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hcm và chóp bu cộng sản Việt Nam đã quyết tâm dâng trọn Việt Nam cho Tàu cộng rồi thì sao phải lên tiếng bảo vệ cương vực của quốc gia, chủ quyền biển đảo của dân tộc./.

Tran Hung.





Không có nhận xét nào