Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bài 2 - Bàn về bài nghiên cứu triều đình Minh Mạng và sự buôn gạo lậu của người Hoa do thầy Choi Byung Wook chấp bút

Bài 2 - Bàn về bài nghiên cứu triều đình Minh Mạng và sự buôn gạo lậu của người Hoa do thầy Choi Byung Wook chấp bút #phan_bien_thay_Choi_By...

Bài 2 - Bàn về bài nghiên cứu triều đình Minh Mạng và sự buôn gạo lậu của người Hoa do thầy Choi Byung Wook chấp bút

#phan_bien_thay_Choi_Byung_Wook

Đây là đoạn nằm trong phần dịch Việt ngữ trang 134 mà thầy đã phân tích như sau:

****

But, before long, Minh Mang and his men discovered that this rule was not being applied to the thanh nhân in Gia Dinh. The so-called "extremely poor thanh nhân" were being exempted from paying tax in Gia Dinh. From 1830, when Minh Mang and his officials began to take power over Gia Dinh, their rule was implemented more consistently throughout the south. In the Hà Tien region, this amount of tax levied on thanh nhân rose steeply to nearly triple its original sum

Ngay sau đó Minh Mạng và cận thần phát hiện ra rằng quy định này đã không được áp dụng với các Thanh nhân ở Gia Định. Ở Gia Định, những “Thanh nhân rất nghèo” được miễn thuế. Từ năm 1830, khi Minh Mạng và cận thần mình bắt đầu nắm quyền kiểm soát Gia Định, quy định này được thực thi ở khắp Nam Bộ. Ở Hà Tiên, mức thuế đánh vào Thanh nhân tăng lên nhanh chóng, gấp gần 3 lần định mức ban đầu.

****

Và sử Đại Nam Thực Lục đã viết như thế nào ? Thì đây:

*****

Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11 [1830]

Định lệ thuế người nước Thanh ở các địa phương. Trước đây trấn Bình Thuận xin biên những người nước Thanh ở trong hạt mà đánh thuế, vua cho bộ Hộ bàn định, lấy có vật lực hay không mà chia hạng. Có vật lực thì thu thuế mỗi năm 6 quan 5 tiền, như ngạch thuế người Thanh mới phụ ở Gia Định, không vật lực thì thu thuế một nửa, đều miễn tạp phái. Tuổi 18 thì nộp thuế, đến 61 thì miễn. Những người vô lực thì ba năm bang trưởng xét báo một lần, đã có sản nghiệp thì đem vào hạng mà thu cả thuế. Trấn Bình Hoà trở về Bắc cũng theo lệ ấy mà làm. Đến bấy giờ thành thần Gia Định tâu rằng : “Người Thanh ở thành hạt trước đã được chỉ chuẩn có tư cơ thì toàn thu, bần cố thì miễn, nay so với lời bàn của bộ thì không đúng”.

Vua dụ Nội các rằng : “Người nước Thanh vui ở nước ta, đã đăng vào sổ đinh, tức là dân ta, có lẽ nào lại cho là bần cùng mãi mà không bao giờ chịu thuế. Nghị trước của thành thần, chưa được thực đúng. Sau bộ Hộ phân biệt hạng có vật lực và hạng không vật lực để định lệ thu cả suất hay thu nửa suất thì lại không đem nghị của thành mà sửa định, mà chỉ nói tự Bình Thuận trở ra Bắc như thế lại không phải là tỏ nghĩa đại đồng mà nêu phép hoạch nhất”. Bèn sai đình thần bàn lại, chuẩn định phàm các nơi có người Thanh đến ngụ, trừ người có vật lực nộp cả suất thuế, còn người đã có sổ mà không vật lực thì nộp nửa suất, đều lấy 3 năm làm hạn, chiếu lệ thu cả suất, không phải xét báo gì nữa, cho đỡ phiền. Gián hoặc có người mới phụ mà bần cố thì miễn trưng ba năm, hết hạn ấy mà vẫn vô lực thì cho nộp nửa suất thuế, sau ba năm nữa phải nộp cả suất như lệ”.

****

Như vậy đoạn sử kiện trên cho ta thấy được điều gì ? Đó là trước năm 1830, hoàn toàn KHÔNG CÓ việc như thầy Choi Byung Wook đưa ra, rằng là "Minh Mạng cho rằng về nguyên tắc người Hoa mới nhập cư phải đóng thuế đầy đủ. Những người rất nghèo phải đóng nửa mức thuế trong 3 năm, sau đó phải đóng thuế đầy đủ. Quyết định này được truyền đến Gia Định." gì cả.  Mà thật ra, thành thần Gia Định đã theo lệ "Người Thanh ở thành hạt trước đã được chỉ chuẩn có tư cơ thì toàn thu, bần cố thì miễn, nay so với lời bàn của bộ thì không đúng" đấy chứ ? Đã bao giờ có việc "Ngay sau đó Minh Mạng và cận thần phát hiện ra rằng quy định này đã không được áp dụng với các Thanh nhân ở Gia Định" đâu ?

Và chính vua Minh Mạng trong sử kiện trên đã lên tiếng rằng "Người nước Thanh vui ở nước ta, đã đăng vào sổ đinh, tức là dân ta, có lẽ nào lại cho là bần cùng mãi mà không bao giờ chịu thuế. Nghị trước của thành thần, chưa được thực đúng. Sau bộ Hộ phân biệt hạng có vật lực và hạng không vật lực để định lệ thu cả suất hay thu nửa suất thì lại không đem nghị của thành mà sửa định, mà chỉ nói tự Bình Thuận trở ra Bắc như thế lại không phải là tỏ nghĩa đại đồng mà nêu phép hoạch nhất" và do đó mà vua mới ra lệnh định lệ thuế người nước Thanh trên toàn quốc vào năm 1830 đó chứ.

Nên đọc sử Đại Nam Thực Lục, chúng ta thấy rõ là vào năm 1826, vua Minh Mạng đồng ý với đê nghị của thành thần Gia Định, đánh thuế người Thanh nào không phải là hạng bần cố, còn hạng bần cố thì mỗi năm bang trưởng phải xét lại, nếu có tư cơ thì đánh thuế", rồi sau này bộ Hộ lại có quy định có vật lực, không vật lực thì lại không áp dụng toàn quốc mà thành ra thế sự như thế.  Chứ nào có việc thành thần Gia Định, đứng đầu là ngài Lê Văn Duyệt, đã KHÔNG ÁP DỤNG LỆNH VUA như thầy Choi Byung Wook đưa ra đâu ? 

Nên chắc là tự sự phân tích kỳ lạ trước (xem >> http://www.thesaigonposts.net/2019/09/bai-1-ban-ve-bai-nghien-cuu-trieu-inh.html , thầy Choi Byung Wook đã kết luận sai ở đây chăng ?

Và đáng ngờ hơn, là định lệ thuế người Thanh này, là cho toàn quốc vào năm 1830, ấy thế mà làm thế nào thầy Choi Byung Wook lại ép đặt riêng nó vào Gia Định thôi nhỉ ?  Và rõ ràng trong việc đánh thuế này, làm gì có việc thành thần Gia Định đã không chấp hành lệnh triều đình như thầy Choi Byung Wook đã vẽ ra đâu nhỉ ?

Nên bạn đọc lại nữa, vì không chừng thầy Choi Byung Wook đang lùa bạn vô quan điểm khách quan của thầy đó.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian





Không có nhận xét nào