Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bài 6 - Bàn về sự trích đoạn và phân tích sử lập lờ của thầy Choi Byung Wook

Bài 6 - Bàn về sự trích đoạn và phân tích sử lập lờ của thầy Choi Byung Wook #phan_bien_thay_Choi_Byung_Wook Trong phần Bầu không khí mới tr...

Bài 6 - Bàn về sự trích đoạn và phân tích sử lập lờ của thầy Choi Byung Wook

#phan_bien_thay_Choi_Byung_Wook

Trong phần Bầu không khí mới trong triều đình Huế trang 100, thầy Choi Byung Wook đã phân tích như sau:

****

For the older generation of Gia Dinh generals, the central court was no longer a comfortable place. Le Van Duyet's and Le Chat's mutual opinion of the new atmosphere at court was recorded in 1824, when Le Van Duyêt visited Hue:

The court recruits civil officials and wants to make a proper ruling system with them. Both of us have risen in the world from a military background. We only know straight expression and quick action, thus violating manners or official rules, sometimes. We are originally different from them. We had better give up our positions [. . . ] to avoid possible mistakes.

Following this declaration, the two generals tendered their resignations, but these were not accepted. Le Van Duyêt wanted to discontinue his work as governor-general of Gia Dinh and stay at the capital.

Với thế hệ tướng lĩnh lớn tuổi của Gia Định, triều đình trung ương không còn là nơi dễ chịu nữa. Quan điểm của cả Lê Văn Duyệt và Lê Chất về bầu không khí mới ở triều đình được ghi lại năm 1824 khi Lê Văn Duyệt tới thăm Huế:

Triều đình tuyển dụng các quan văn và muốn tạo ra một hệ thống cai trị thích hợp với họ. Cả hai chúng tôi đều trưởng thành trong thế giới trận mạc. Chúng tôi chỉ biết bày tỏ ý kiến thẳng thắn và hành động nhanh gọn, vì vậy đôi khi có phạm tới cung cách hoặc phép tắc các quan. Từ đầu chúng tôi đã khác họ. Tốt hơn hết là chúng tôi từ bỏ cương vị của mình [...] để tránh những sai lầm có thể mắc phải.

Sau tuyên bố này, hai lão tướng đệ đơn xin từ chức nhưng không được chấp thuận. Lê Văn Duyệt muốn từ chức Tổng trấn Gia Định thành và ở lại kinh thành. 

****

Nhưng câu trích dẫn từ Đại Nam Liệt Truyện (Tập 2 Lê Văn Duyệt) đã viết như thế nào ? Thì đây:

****

Duyệt là huân cựu đại thần, được dự nhận lời vua dặn lại, triều đình dựa làm trọng. Nhưng tính táo nóng, suất lược, lúc chầu vua nói năng phần nhiều không theo lễ độ. Vua cũng tha thứ cho. Năm ấy Duyệt cùng Bắc Thành Tổng trấn Lê Chất cùng vào chầu vua. Chất nói với Duyệt rằng bây giờ triều đình nắm quyền cương mở mang trăm việc, tiến dùng văn thần, tác thành chính trị, lũ ta đều là võ biền, xuất thân chỉ biết thẳng lòng làm ngay, hoặc sai lễ pháp; tự điển lúc thái bình khác với lúc mới dựng triều đình, chả gì bằng ta dâng biểu xin thôi việc hai thành, lưu kinh để chầu hầu may ra không có lỗi gì. Duyệt nói rằng thế cũng hợp ý ta. Ngày hôm sau bèn dâng sớ xin nộp trả ấn vụ Tổng trấn 2 thành. Vua cho mời lên điện hỏi rằng: Trẫm đương dựa dùng lũ ngươi, cơ gì mà phát ra lời nói này. Hay là việc thành có việc gì rất khó chăng? Duyệt phục xuống khóc không nói gì lạy tạ mà ra. (việc này nói rõ ở truyện Lê Chất). Sau vài ngày, vua sai Trung sứ đến nhà Duyệt ở yên ủi hỏi han, sai về thành làm việc. Duyệt vào bái từ lên đường đi.

****

Rồi khi ta theo hướng dẫn (việc này nói rõ ở truyện Lê Chất), và tra truyện Lê Chất trong Đại Nam Liệt Truyện thì vụ việc này là:

****

Năm thứ 5 (1824), con Chất là Hậu được tuyển lấy Trưởng công chúa. Rồi (cùng) Lê Văn Duyệt dâng biểu xin từ ấn vụ Tổng trấn 2 thành. Vua nói rằng 2 thành là trọng địa Nam Bắc, trẫm đương úy ký cho các ngươi làm sao mà phát ra lời nói ấy. 2 người quỳ khóc mãi không thôi, vua hỏi mãi hai, ba lần, Chất tâu rằng bệ hạ sai tôi chết tôi cũng không từ, còn việc thành thì tôi không thể làm được, vua hỏi có việc gì khó thế, Chất tâu: Có việc gì khó đâu, tôi làm được hay không làm được là ở bệ hạ thôi, vua nói thế là thế nào? Chất tâu rằng: Trước kia án Lê Duy Thanh, tôi cùng Hình tào nghị xử tội Thanh đáng chết, đến lúc đình nghị Thanh được giảm nhẹ, thế là phép không tin với dân, mà tôi không làm được việc Bắc Thành là bởi thế đấy. Vua nói đấy là đình thần bàn, không phải ý riêng của trẫm. Bèn cho đem án của Thanh giao cho Chất nghị lại, Chất biết ý vua giận, không dám nói nữa. Thanh lại được y án trước phát đi Quảng Bình hiệu lực.

****

Như thế:

1. Câu phát biểu về việc cả 2 đều đã già và vốn xuất thân là tướng võ biền nên không còn thích hợp với triều đình vua Minh Mạng, là một câu nói riêng của ngài Lê Chất nói với ngài Lê Văn Duyệt (xem "Chất nói với Duyệt rằng bây giờ...").  Câu nói này chưa bao giờ được đem ra mà nói giữa triều đình cả.  Nhưng trong phần phân tích của mình, thầy Choi Byung Wook lại "chơi chữ", viết luôn câu nói ấy thành ra là một lời "tuyên bố" (declaration), và nhóm dịch giả Nguyễn Thừa Hỷ, chắc là không đọc sử, nên đã dịch luôn thành ra một câu "tuyên bố" công khai, dịch chữ "we" vốn cần là "chúng ta" thành ra "chúng tôi" làm khác hết ý nghĩa câu văn.  Như vậy ở đây, không có vụ "tuyên bố" như bạn (hoặc ít nhất là mình) nghĩ là "tuyên bố" đâu há.  Câu này là một câu nói bàn luận trong riêng tư của 2 vị tướng già, không có vụ tuyên bố với vua Minh Mạng là họ già nên muốn giao trả lại chức tước Tổng Trấn 2 thành cho triều đình.

2. Và câu nói trên cũng không có việc "Từ đầu chúng tôi đã khác họ", mà là "tự điển lúc thái bình khác với lúc mới dựng triều đình", ý ngài Lê Chất chắc là muốn nói lên lúc đầu mở nước thì triều đình việc võ biền là trọng, đến lúc thái bình thì triều đình lấy văn trị làm trọng, không có vụ "Từ đầu chúng tôi đã khác họ" như thầy Choi Byung Wook trích dẫn.

3. Đáng ngờ nhất, hóa ra, là khi ta đọc phần truyện Lê Chất, câu chuyện này có lý do là vì ngài Lê Chất "ép" vua Minh Mạng, vì trong vụ án Lê Duy Thanh, ngài 
Lê Chất và Hình tạo đã nghị xử tội chết, nhưng về tới triều đình, thì án này bị giảm nhẹ.  Như vậy ngài Lê Chất đã đề nghị ngài Lê Văn Duyệt, dâng sớ từ ấn vụ Tổng trấn 2 thành, làm khó vua Minh Mạng, và lý do trong việc nêu ra nguyện vọng từ chức của 2 ngài này lên vua Minh Mạng, CHƯA BAO GIỜ là vì "già và là tướng võ biền" cả, mà đáng ra, trong vụ này, ngài Lê Văn Duyệt không hề cho biết lý do, còn ngài Lê Chất sau khi được vua hỏi, đã nêu ra lý do là do ngài cảm thấy triều đình không còn tôn trọng quyết định của ngài và cơ quan Hình tào trong vụ án Lê Duy Thanh, không liên quan gì đến việc ngài "già hay là tướng võ biền" gì cả.

Nên khi ta đọc kỹ sử kiện này, ta thấy rõ là cái cớ "già và tướng võ biền" là một lời bàn trong riêng tư của 2 ngài Lê Chất và Lê Văn Duyệt, chứ chưa bao giờ là một lời "tuyên bố" theo định nghĩa "tuyên bố" thông thường mà ta tưởng (và dẫn đến việc dịch giả người Việt đọc chữ tuyên bố mà dịch từ "we" từ "chúng ta" thành ra "chúng tôi").  Và ta thấy rõ là lý do trong sử kiện này hoàn toàn không dính líu gì đến việc "già và tướng võ biền" cả, và có lẽ cả vua Minh Mạng cũng chưa bao giờ biết về lý do "già và tướng võ biền" trong sử kiện này.

Còn tại sao thầy Choi Byung Wook khi trích đoạn và phân tích về đoạn sử kiện này, thầy lại phân tích là câu nói trong riêng tư ấy thành ra lời "tuyên bố", rồi thầy từ đấy phân tích là có việc 2 ngài Tổng Trấn muốn từ chức vì nghĩ họ là tướng võ biền và đã già, thì chắc chúng ta cần thầy trả lời.  Bởi vì trong đoạn sử kiện trên, các sử gia còn viết cả câu tiếp theo là "(việc này nói rõ ở truyện Lê Chất)", nhưng hóa ra thầy không hề cho chúng ta biết thầy có đọc truyện Lê Chất để hiểu lý do chính đáng hay không, và thầy đã trích đoạn "một nửa sự thật" như thế đấy.

Càng đọc từ từ, mình càng cảm thấy, bài luận án tiến sĩ này của thầy Choi Byung Wook thật sự rất có vấn đề.  Như ý kiến của thầy Michael Vickery khi phê bình cách phân tích sử đầy lỏng lẽo và "tuyên truyền" trong vụ công nữ Ngọc Vạn, "the events ... provide a perfect example of the need for critical line-by-line comparison and critique of the chronicles before synthesising them into 'history' ... This might result in a synthesis of real value and a rejection of much of the fictitious detail.".

Và phương pháp nghiên cứu sử của thầy Choi Byung Wook, qua các bài phân tích mình nêu ra, chúng cũng giống hệt như cách thầy Tsuboi đã phân tích sử thời Tự Đức vậy.  Phương pháp nghiên cứu sử này khá là lỏng lẽo, cắt xén, đầy chủ ý cá nhân và "ép sử" vào với luận điểm của các thầy.  Rõ ràng trong sử kiện trên, việc nói trong riêng tư của 2 ngài Lê Chất và Lê Văn Duyệt và "già và võ biền" chỉ là một cái cớ, và chúng ta còn chưa bàn là có việc này hay không hay các sử gia đã viết thế về sau này khi luận tội 2 ngài sau vụ Lê Văn Khôi.  Nhưng thầy Choi Byung Wook đã lấy câu nói trong riêng tư này thành ra một lời "tuyên bố", rồi thầy cắt xén luôn cả lý do tại sao có câu "tuyên bố" này, đưa luôn độc giả nào mà đọc sử, nhưng không tra lại kỹ, nghĩ rằng có một "bầu không khí mới tại triều đình", mà ví dụ nhất là trong bài viết Facebook này https://www.facebook.com/groups/Vietnam.ancient/permalink/2459404570814414/ với cả trăm likes, có cả câu chê bai rằng "Lối sống phóng túng, hào sảng của người Nam Bộ đối lập hoàn toàn với bầu không khí cổ hủ ở Triều Đình ...".  Không biết người viết bài này, đã có đọc kỹ sử chưa, hay là đã hình thành cách suy nghĩ về "bầu không khí mới" như thế này là từ việc "ép sử" của thầy Choi Byung Wook và sự dịch bậy của nhóm dịch giả Nguyễn Thừa Hỷ ? 

Và tại sao các học giả Tây không lên tiếng về những cách phân tích sử phản khoa học như thế này trong công trình nghiên cứu này của thầy Choi Byung Wook, ngay luôn trong vụ thầy Tsuboi, mà mình viết ra quá trời, thì mình xin nhường lại cho họ lên tiếng. 

Riêng độc giả người Việt, mình nghĩ chắc các bạn chỉ mới đọc phần dịch Việt ngữ, chưa hẳn đã đọc và nghiên cứu gì luôn cho bản gốc luận án tiến sĩ Anh ngữ, nên ít lên tiếng.  Nhưng có khi bạn đọc luôn, vì người ta đã đối xử với sử Việt như thế đấy.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian





Không có nhận xét nào