Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BẢN CHẤT GIAN XẢO CỦA hồ chí minh VÀ SỰ TRỞ VỀ CỦA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI

BẢN CHẤT GIAN XẢO CỦA hồ chí minh VÀ SỰ TRỞ VỀ CỦA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI Viết tiếp theo chủ đề "QUYỀN KẾ THỪA HỢP PHÁP LÀ KHÚC XƯƠNG ĐANG M...

BẢN CHẤT GIAN XẢO CỦA hồ chí minh VÀ SỰ TRỞ VỀ CỦA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI

Viết tiếp theo chủ đề "QUYỀN KẾ THỪA HỢP PHÁP LÀ KHÚC XƯƠNG ĐANG MẮC CỔ SONG CỘNG" - PHẦN IV

1. Bản chất gian xảo của hồ chí minh:

Năm 1916, sau khi Viên Thế Khải mất, Trung Hoa lục địa rơi vào cảnh ly loạn bởi các lãnh chúa quân phiệt chia nhau cai trị tại các khu vực Tứ Xuyên, Sơn Tây, Thanh Hải, Ninh Hạ, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Cam Túc và Tân Cương.

Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn buộc phải bằng mọi giá đánh bại lực lượng quân phiệt vốn đang nắm quyền kiểm soát phần lớn miền Hoa Bắc và Hoa Nam. Vì vậy, một mặt Tôn Trung Sơn kêu gọi sự hợp tác từ các lực lượng phản đế, một mặt phải tranh thủ sự trợ giúp từ nước ngoài. Tuy nhiên các nỗ lực tìm kiếm ủng hộ từ các quốc gia dân chủ phương Tây của Tôn Trung Sơn thất bại, và tới năm 1921 ông quay sang Liên Sô. Ngặt một nỗi là Liên Sô cũng đeo đuổi mục đích chánh trị với chính sách hỗ trợ cả Tôn Trung Sơn lẫn đảng cộng sản mới thành lập ở Trung Hoa. Vì vậy đã xuất hiện một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Quốc dân đảng và đảng cộng sản Trung Hoa ngay từ lúc này.

Dưới trướng của Tôn Dật Tiên lúc bấy giờ, có một sỹ quan cao cấp người Việt Nam đó là Hồ Học Lãm, tên khai sanh là Hồ Xuân Lan, người gốc ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bác ruột của Hồ Học Lãm là Hồ Bá Ôn, cha của Hồ Tùng Mậu, Hồ Tùng Mậu là ông nội ruột của Hồ Đức Việt, kẻ định tranh chức tổng bí thơ sau khi Nông Đức Mạnh trả ghế, kẻ đòi khởi tố sâu chúa Nguyễn Tấn Dũng vụ Vinashin và sau đó đã bị loại biên khỏi Đại hội IX năm 2011 để Nguyễn Phú Trọng thay Nông Đức Mạnh. Hồ Đức Việt ra rìa nên uất ức và chết năm 2013.

Mẹ của Hồ Học Lãm là bà Trần Thị Trâm, tên tục là Bà Lụa, con gái của tiến sỹ Trần Hữu Dực, chồng của bà là liệt sỹ Hồ Bá Trị, ông này bị Pháp giết vào năm 1886 để lại 2 người con nhỏ là Hồ Xuân Kiêm và Hồ Học Lãm mới 2 tuổi đầu. Sanh thời, Bà Lụa tích cực tham gia phong trào Cần Vương và Đông Du của Phan Đình Phùng - Phan Bội Châu nên Bà được đặt tên là “Tiểu Trưng”. Sổ dĩ mẹ của Hồ Học Lãm có tên tục là Bà Lụa vì bà sắm vai buôn lụa để hoạt động chống Pháp.

Tại sao tui lại nhắc tới ông Hồ Học Lãm khi đang nói về hcm ? Tại vì có một tình tiết rất quan trọng đó là chị đầu của Nguyễn Sinh Cung là cô Chiêu Thanh, tức bà Nguyễn Thị Thanh là con nuôi của Bà Lụa, mẹ của ông Hồ Học Lãm. Tui đưa tình tiết này vô để từ đó xâu chuỗi, liên kết lại những tình tiết tiếp diễn để đi đến khẳng định Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc, người được sanh ra ở Nghệ An và theo tàu buôn của Pháp để gọi là "tìm đường cứu nước" đã chết vì bịnh ho lao trong trạm xá nhà lao ở Hong Kong như nguồn tin của tờ báo Nhơn Đạo - L'Humanité đăng tại số báo ngày 09/8/1932 đưa tin Tống Văn Sơ - Nguyễn Ái Quốc đã chết do bịnh ho lao.

Sau khi Tôn Dật Tiên mất năm 1925 thì năm 1927 Tưởng Giới Thạch làm binh biến để thay đổi đường lối chánh trị. Lúc này Hồ Học Lãm vẫn được Tưởng Giới Thạch lưu dụng, trở thành một sỹ quan cao cấp trong quân đội Tưởng Giới Thạch và Hồ Học Lãm được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam Kinh - Giang Tô. 

Chỉ vài tháng sau khi Tôn Dật Tiên mất, Tưởng Giới Thạch, với vai trò tổng chỉ huy Quân đội cách mạng quốc gia, tiến hành cuộc Bắc phạt. Tuy nhiên, tới năm 1926, Quốc dân đảng đã phân hóa thành PHÁI TẢ và PHÁI HỮU, những người cộng sản trong hàng ngũ Quốc dân đảng cũng phát triển mạnh. Tháng 3/1926, biến cố tàu Trung Sơn xảy ra, Tưởng Giới Thạch đã kịp thời phá vỡ âm mưu bắt cóc mình, và áp đặt lịnh cấm thành viên đảng cộng sản giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc dân đảng.

Ngày 07/4/1927, Tưởng Giới Thạch và một số lãnh đạo Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của đảng cộng sản làm rối loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch quay ra xử lý những người cộng sản tại Thượng Hải. Quốc dân Đảng tiến hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm đảng viên cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết. Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải", "biến cố ngày 12 tháng 4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải".

Trước cuộc thanh trừng của Tưởng Giới Thạch, đảng cộng sản định tổ chức giành chánh quyền tại một số thành phố lớn như Nam Dương, Trường Sa, Sán Đầu, và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ mỏ tại Hồ Nam dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất bại. Tại Trung Hoa lúc đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại Bắc Kinh, Phe cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại Vũ Hán và phe cánh hữu Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đóng đô tại Nam Kinh, thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong suốt một thập kỷ kế tiếp.

Tuy ở dưới trướng của Tưởng Giới Thạch nhưng Hồ Học Lãm lại có tư tưởng theo chủ nghĩa cộng sản. Trong cương vị là một sỹ quan cao cấp trong đội Tưởng Giới Thạch, được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam Kinh - Giang Tô, Hồ Học Lãm đã liên lạc với Mao Trạch Đông. Sở dĩ Hồ Học Lãm liên lạc với Mao Trạch Đông vì sau khi Tưởng Giới Thạch tiến hành thanh trừng cộng sản, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo những người cộng sản rút lui về vùng nông thôn hoạt động bí mật, chuẩn bị cho nổi loạn. Bắt đầu bằng cuộc nổi loạn Nam Xương ngày 01/8/1927 và một số thành phố khác tại Hoa nam. Mao Trạch Đông hợp sức với dư đảng của các lực lượng nổi loạn nông dân, các băng cướp thiết lập quyền kiểm soát tại nhiều nơi ở miền nam Trung Hoa. Tại Châu, cộng sản đã cướp được chánh quyền trong vòng 3 ngày, và thiết lập Sô - viết Quảng Châu. 

Trước sự nổi loạn của cộng sản ở Trung Hoa, Hồ Học Lãm đã liên lạc với cháu ruột của mình là Hồ Tùng Mậu khẩn trương thành lập An Nam cộng sản ở Hong Kong vào năm 1929 để chuẩn bị làm cuộc nổi loạn Sô Viết Nghệ Tĩnh sau này vào năm 1930 ở quê nhà, sẽ nói về vụ này sau.

Quay lại mối quan hệ giữa Hồ Học Lãm với Nguyễn Ái Quốc, cha của Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Sinh Sắc là con rơi của Hồ Sỹ Tạo với bà Hà Thị Hy. Hồ Sĩ Tạo quê làng Lai Nhã, xã Thái Nhã, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, nay là xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Theo gia phả Hồ tộc làng Song Nhã nơi Hồ Sỹ Tạo được sanh ra thì họ Hồ ở thôn Lai Nhã - xã Thái Nhã là một nhánh của họ Hồ ở Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh và cũng từ ông tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An mà ra. Tức Hồ Học Lãm và ông nội của Nguyễn Ái Quốc cùng gia phả.

Như vậy, xét về quan hệ huyết thống thì Hồ Học Lãm và Nguyễn Ái Quốc có quan hệ thân tộc bởi ông nội của Nguyễn Ái Quốc là Hồ Sỹ Tạo với Hồ Học Lãm có cùng ông tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An mà ra. Vì vậy sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi Nguyễn Ái Quốc lang bạt kỳ hồ ở trời Tây, rồi cuối năm 1924, từ Liên Sô Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chánh phủ Liên Sô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp chánh phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy.

Sau đó, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tập hợp Việt kiều và thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam. Cùng năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm Hội trưởng và ông làm Bí thơ. Tổ chức này sau đó trở thành đảng cộng sản Nam Hải (the South Seas Communist party), tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có cả đảng cộng sản Đông Dương. 

Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng gửi một loạt người Việt đi học trường quân sự của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu, đồng thời tiến hành một khóa đào tạo về khởi nghĩa võ trang. Do Tưởng Giới Thạch thanh trừng cộng sản Trung Hoa và Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Hong Kong, rồi thoát sang Liên Sô theo đường sa mạc Gobi. 

Tháng 11/1927, Nguyễn Ái Quốc được cử đi Pháp rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12/12/1927 tại Brussel, vương quốc Bỉ. Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu đến Xiêm La, Thái Lan, cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo gửi về nước. Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Hoa.

Ngày 03/02/930, tại Cửu Long, thuộc Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc đã thâu tóm, hợp nhứt ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành đảng cộng sản Việt Nam, sau đổi tên là đảng cộng sản Đông Dương, rồi đảng Lao động Việt Nam và nay là đảng cộng sản Việt Nam. Cũng vào năm này, cuộc nổi loạn Sô Viết Nghệ Tĩnh bùng nỏ do đảng cộng sản chỉ đạo nhưng thất bại, đảng cộng sản Đông Dương, bị cấm hoạt động, đồng thời Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt.

Tới đây đã dễ dàng hình dung Nguyễn Ái Quốc ở gia đoạn này là Nguyễn Sinh Cung, là cháu của Hồ Học Lãm, được Hồ Học Lãm dựng lên để tính đường "cứu quốc". Bởi vì chỉ có Hồ Học Lãm với cương vị là một sỹ quan cao cấp dưới trướng của Tưởng Giới Thạch mới giúp Nguyễn Ái Quốc làm được những việc to tác kia. Thêm một bằng chứng khẳng định Hồ Học Lãm là "bầu sô" của Nguyễn Ái Quốc đó là sau khi cháu ruột của Hồ Học Lãm là Hồ Tùng Mậu thành lập An Nam cộng sản Đảng thành vào tháng 8/1929 và đang hoạt động ở Hong Kong, Hồ Học Lãm được mời tham gia nhưng đã từ chối vì Hồ Học Lãm vẫn muốn giữ bề ngoài là cán bộ của Quốc dân đảng trong chánh quyền của Tưởng Giới Thạch sẽ tiện cho việc bí mật giúp đỡ phong trào cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1931, dưới tên giả là "Tống Văn Sơ - Sung Man Ch'o", Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hong Kong bắt giam với ý định trao cho chánh quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité - Nhân đạo, số ra ngày 09/8/1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh ho lao trong trạm xá nhà tù tại Hong Kong, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của Pháp câu kết với Anh nhằm ám sát người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương. Sau đó, nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Sung Man Ch'o được thả ngày 28/12/1932, Sung Man Ch'o đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Sô.

Đến đây chúng ta có thể hình dung ra được tại sao sống thì mang họ Nguyễn, chết thì mang họ Hồ, tra trên Google thì ra cái tên BẢ CHÓ và tại sao hàng loạt "đồng chí" như Hồ Tùng Mậu, Trịnh Đông Hải, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên,... những người thường xuyên tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc đều bị chết sau khi Bả Chó được luật sư Frank Loseby cứu ra khỏi nhà tù Hong Kong. Kể cả Hồ Học Lãm cũng bị chết vào ngày 12/4/1943 tại Quế Lâm do bịnh "suy tim, hen suyễn nặng". 

Có một sự trùng hợp lạ lùng đó là mnăm 1940, Hồ Học Lãm bị "bịnh nặng", phải nằm nhà thương tại Quế Lâm thì cuối năm đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Biện sự xứ hải ngoại của Việt Minh được thành lập ở Quế Lâm, Hồ Học Lãm được mời làm Chủ nhiệm, Phạm Văn Đồng làm Phó chủ nhiệm. Hội Trung-Việt văn hóa cách mạng đồng chí được thành lập, Hồ Học Lãm và Phạm Văn Đồng đều tham gia Ban lý sự với tư cách là Chánh, Phó Chủ nhiệm Việt Minh.

Cũng trong giai đoạn này, người ta lại thấy xuất hiện một thiếu tá trong Bát Lộ Quân của Lâm Bưu ở Quế Lâm có tên là Hồ Quang. Có điều lạ là Hồ Quang tuy làm việc ở Trung Sơn Bắc, nhưng thiếu tá Hồ Quang lại ăn nghỉ ở thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm trong khi đó Hồ Học Lãm và những người cộng sản Việt Nam lại ở trung tâm thủ phủ Quế Lâm. Tiếp đến, ngày 13/8/1942, với tên mới hồ chí minh, hcm đi Tịnh Tây - Trung Hoa. Đến 27/8/1942, hcm lên huyện Đức Bảo để liên lạc với lực lượng cách mạng và đồng minh thì bị Quốc dân đảng bắt giữ, với lý do giấy thông hành của hcm đã hết hạn. Sau đó hcm bị giải qua 13 ngục thất thuộc tỉnh Quảng Tây, trong đó có nhà lao Quế Lâm... Cũng trong giai đoạn này mới đẻ ra cái vụ đạo thơ mà tập thơ Ngục trung nhựt ký - Nhựt ký trong tù.

Sau đó hcm được Chu Ân Lai thương lượng với Tưởng Giới Thạch cứu ra khỏi tù. Tại sao Hồ Học Lãm với cương vị sỹ quan cao cấp của Tưởng Giới Thạch không cứu hcm mà để Chu Ân Lai, kẻ thù không đội trời chung với Tưởng Giới Thạch cứu hcm ? Sau khi được Chu Ân Lai cứu ra, mùa thu năm 1943 ở Liễu Châu, hcm "tập leo núi", đến tháng 9/1944, hcm về hang Cốc Pó, Cao Bằng và dân tộc Việt Nam phải chứng kiến cảnh phân qua, ly loạn, máu chảy đầu rơi do tổ chức khủng bố Việt minh dưới sự chỉ huy của hcm và cầm đầu trực tiếp là đồ tể Võ Nguyên Giáp.

Hồ Học Lãm chết ngày 12/4/1943 do "bịnh nặng" thì hcm được Chu Ân Lai cứu ra rồi sau đó mò về hang Cốc Pó, Cao Bằng. Sự trùng hợp này phần nào nói lên thân phận thực sự của Hán tặc hồ chí minh, hcm mà Việt cộng tôn thờ chính là tên Hán tặc Hồ Quang được cải trang thành Tống Văn Sơ - Sung Man Ch'o khi Ch'o đã bị chết ở nhà lao Hong Kong do bị bịnh ho lao mà người chủ trương "cải lão hoàn đồng" cho Nguyễn Ái Quốc chính là Mao Trạch Đông - Chu Ân Lai - Hồ Học Lãm.

Tuy nhiên, do Hồ Học Lãm phát hiện muộn màng rằng Mao Trạch Đông - Chu Ân Lai thay Nguyễn Ái Quốc bằng Hồ Quang không phải giúp cho Học Lãm giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân, đế quốc mà chỉ để áp đặt ách nô lệ mới của Tàu cộng lên đất nước Việt Nam nói riêng và bán đảo Đông Dương cũng như cả vùng Đông Nam Á nói chung. Nhưng hỡi ôi! Hồ Học Lãm chưa kịp loan tin, tố cáo thì đã bị tiễn vong gặp Mác - Lê do BỊNH NẶNG để rồi sau này những ai đã từng tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc cũng bị thủ tiêu, trong đó có cái chết của cụ Phạm Quỳnh, cha ruột của nhạc sỹ Việt cộng hiện nay là Phạm Tuyên, lý do ông Phạm Quỳnh đã được Nguyễn Ái Quốc diện kiến khi ông ta kinh lý bên Pháp. Sẽ viết tiếp./.

Tran Hung.






Không có nhận xét nào