Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bàn về có người Lào nào thời xưa đánh nhau với quân chúa Nguyễn ở miền Nam không ?

Bài 1 - Bàn về có người Lào nào thời xưa đánh nhau với quân chúa Nguyễn ở miền Nam không ? #nguoi_Lao_trong_su_mien_Nam Nếu bạn mà mê sử miề...

Bài 1 - Bàn về có người Lào nào thời xưa đánh nhau với quân chúa Nguyễn ở miền Nam không ?

#nguoi_Lao_trong_su_mien_Nam

Nếu bạn mà mê sử miền Nam, chắc là bạn đã đọc đoạn sử kiện này trong bộ sử Đại Nam Thực Lục Tiền Biên "Tân Hợi năm thứ 6 (năm 1731) ... Mùa hạ, tháng 4, người Ai Lao là Sá Tốt đem quân Chân Lạp vào cướp Gia Định. Sai Thống suất Trương Phước Vĩnh điều khiển binh các đạo đi đánh. Bấy giờ các dinh ở Gia Định đều đặt thủ tướng. Chúa cho rằng việc quân ở nơi biên khổn cần phải có người thống nhiếp, cho nên sai Phước Vĩnh làm việc điều khiển, quan binh các dinh trấn đều thuộc về cả. Lại đặt riêng một nha lỵ ở phía nam dinh Phiên Trấn gọi là dinh Điều khiển. Chức Điều khiển đặt từ đấy.".

Mình vốn nghi ngờ là làm sao mà thời ấy có người Ai Lao nào chỉ huy quân Chân Lạp ở tận miền Nam Việt Nam đánh nhau với quân chúa Nguyễn nhỉ ?

Hôm nay mình đọc kỹ lại bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục, thì hóa ra ở đoạn trên, các sử gia vương triều Nguyễn chưa bao giờ viết về người Ai Lao nào như cụ Đào Duy Anh và các cán bộ Viện Sử Học đã dịch ra cả.  Đoạn Hán ngữ viết là "夏四月牢人詫卒 Hạ tứ nguyệt, Lao nhân Sá Tốt ...", nên bạn thấy đó, bản Hán ngữ không hề viết người Ai Lao gì cả, mà chỉ là Lao Nhân 牢人.

Thế Lao Nhân 牢人 nghĩa là gì ? Thì mình chịu khó tra mạng.  Hóa ra Lao Nhân 牢人 là Ronin, và Ronin tức là các samurai người Nhật mà đã bị mất chủ đó bạn.  Ronin còn được viết theo Hán ngữ là Lãng Sĩ 浪士.  Và chắc là ai trong chúng ta cũng có đọc truyện hay xem film 47 Ronin nổi tiếng cả.  Bạn xem bài Hán ngữ này >> https://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%B5%AA%E4%BA%BA.  

Như vậy, khi bạn đọc sử liệu ngoài này về Chân Lạp thế kỷ 16, hầu như 100% các dữ liệu đều có viết về những người Nhật khi ấy ở Chân Lạp cả.  Những người Nhật này, họ có cộng đồng bên Chân Lạp, và nhiều người trong họ còn làm quan lớn trong triều đình Chân Lạp.  Người Nhật còn tham gia vào việc đánh người Hòa Lan ở Chân Lạp và chúng ta còn có cả con sông Nhật Bổn (Japanese River) ở thế kỷ 16 / 17 / 18, mà ngày nay người Việt gọi là sông Tiền Giang.  Người Nhật thời kỳ này, rất có ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Vì vậy, việc một người Nhật (có thể làm quan trong triều đình Chân Lạp) dẫn đầu quân Chân Lạp tại miền Nam đánh nhau cùng quân chúa Nguyễn là hoàn toàn một sự hợp lý.  

Ngược lại, chúng ta hoàn toàn không biết người Lào làm thế nào mà lại đi xuống tới miền Nam Việt Nam, rồi nắm cả quân Chân Lạp để mà đánh nhau với quân chúa Nguyễn.

Vậy theo mình, cụ Đào Duy Anh lẫn các cán bộ Viện Sử Học đã dịch sai danh từ Lao Nhân 牢人 này, và hình như cả chục năm nay, chúng ta đều xem như có người Lào nào đấy đánh nhau với quân chúa Nguyễn.  Nhưng thật ra, nếu ta đọc sử Chân Lạp thế kỷ 16, thì cộng đồng người Nhật ở Chân Lạp lúc này rất lớn mạnh, do đó danh từ Lao Nhân 牢人 ở đây không thể nào chỉ cho người Ai Lao (người Lèo), mà đáng ra phải là chỉ cho người Nhật, chính xác là các ronin người Nhật đấy chứ.

Nếu đều này đúng, xem ra sử miền Nam lại được mở ra thêm một trang đầy huy hoàng nữa.  Đó là chúng ta có sử kiện chính thức từ sử Việt về sự đụng độ giữa quân Đàng Trong và người Nhật làm quan trong triều đình Chân Lạp.  

Và như thế, thì các đoạn văn trong Đại Nam Thực Lục, ví dụ như đoạn này "Cai cơ Đạt Thành (không rõ họ) cùng giặc Lào đánh nhau ở sông Lật Giang, không được, bị chết.", cần được hiểu là giặc Lào 牢賊 Lao Tặc ở đây, là các quan Chân Lạp gốc Nhật, chứ chưa bao giờ là bọn giặc người Ai Lao nào như các cán bộ Viện Sử Học đã dịch cả.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian





Không có nhận xét nào