Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bàn về lịch sử người Minh Hương tại Hội An

Bàn về lịch sử người Minh Hương tại Hội An Đến nay, hầu như mình thấy khi các nhà nghiên cứu đưa ra luận điểm về Minh Hương xã tại Hội An, h...

Bàn về lịch sử người Minh Hương tại Hội An

Đến nay, hầu như mình thấy khi các nhà nghiên cứu đưa ra luận điểm về Minh Hương xã tại Hội An, họ đều viết từa tựa như là do nhà Minh bị nhà Thanh tiêu diệt, nên người Hoa chạy túa ra đủ nơi, và trong đó có Hội An.

Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ lại về lịch sử người Hoa và Đông Nam Á, thì chắc ai cũng đồng ý là thời Minh mạt, người Hoa họ đã đi đủ nơi ở Đông Nam Á cả, và giai đoạn mà người Hoa đi lung tung này, chưa bao giờ là từ sau khi nhà Minh sụp đổ cả (tức là từ năm 1644 trở đi).

Một ví dụ là ngay trong sách của ông Christopher Borri, tác giả quyển sách nổi tiếng được dịch sang Việt Ngữ là Xứ Đàng Trong 1621.  Trong quyển sách này, ông Borri đã cho chúng ta biết là lúc ông ở Đàng Trong (giai đoạn 1618-1622), chính quyền Đàng Trong thời bấy giờ đã cho phép các cộng đồng Nhật và Hoa sống riêng rẽ nhau ở Faifo (tức Hội An ngày nay), và xem ra việc thương mại của các cộng đồng Nhật Hoa này rất là phát triển thời 1618-1622 này.

Nên do đó, chúng ta cần xem lại luận điểm kinh điển xưa nay của thầy Trần Kinh Hòa.  Đó là do thầy dựa vào tấm biển sắc phong của chùa Quan Đế ở Hội An, có dòng lạc khoản Khánh Đức Quý Tỵ niên (tức năm Quý Tỵ 1653) và dòng Minh Hương viên quan các chức đồng xã lập, mà thầy cho rằng Hội An Minh Hương xã, tức là Minh Hương xã đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào mấy năm sau năm 1645.  Luận điểm này đến nay xem ra vẫn còn khá thịnh hành trong giới nghiên cứu sử Minh Hương.

Nhưng với những gì ông Borri viết trên, thì xem ra cộng đồng người Hoa đã có mặt tại Hội An từ những năm 1618s.  Và người Hoa tại Hội An lấy cái tên Minh Hương 明香 ấy, nó chả liên quan gì đến những người Hoa ly hương sau khi nhà Minh sụp đổ (năm 1644) cả.  Mà đáng ra tên ấy có thể là để nêu lên họ là người nhà Minh mà thôi.  Điều này cũng dễ hiểu thôi.  Ví dụ như thời nay, bên Mỹ có Little Saigon, Little Tokyo, Little Seoul, Little Italy ở tiểu bang California, đọc lên là hiểu những khu ấy có nghĩa là gì liền.  Ngay cả cái tên Minh Hương 明香, chả có nghĩa là phục hồi nhà Minh gì cả, mà đáng ra nó chắc là (nối tiếp / truyền thừa) những gì đẹp nhất của người / nhà Minh đấy chứ.

Do đó, nếu người Hoa đã ở Hội An trước năm 1618, thì luận điểm của thầy Trần Kinh Hòa là dựa vào dòng lạc khoản Khánh Đức Quý Tỵ niên (năm Quý Tỵ 1653) và nêu lên là Minh Hương Xã ở Hội An có vài năm năm 1645 là không đúng.  Có khi cái tên Minh Hương đã có ít nhất là vào năm 1618, tức là năm mà ngài Borri viết về cộng đồng người Hoa ở Hội An, hoặc có thể còn sớm hơn trước nữa, nếu chúng ta chịu khó đọc thêm các sử liệu Tây viết về Hội An thời bấy giờ.

Và tại Hội An, thời nay chúng ta có di tích mộ ngài Cai Phủ Tàu Khổng Thiên Như, và ngài được ca tụng là một trong 10 vị đại lão đã lập ra Minh Hương xã.  Dĩ nhiên chúng ta có thể áp dụng logics về người Hoa đã có mặt tại Hội An vào năm 1618 trên để phản biện điều này.  Và còn hơn thế nữa, nếu đúng ngài Khổng Thiên Như và em trai ngài giữ chức vụ Cai Tàu và Ký Lục trong triều đình nhà Nguyễn, có khi họ chưa bao giờ là các thành phần tỵ nạn sau năm 1644 nào cả, mà có thể họ là những con cháu của những người Hoa đã định cư ở Hội An vào năm 1618, làm ăn phát đạt, và rồi ngài Khổng Thiên Như mua chức hoặc được triều đình chúa Nguyễn giao cho chức Cai Phủ Tàu đó chứ.  Logics này hợp hơn nhiều so với logics là ngài họ Khổng này bỏ chạy từ bên Tàu, bên Đài Loan qua Việt Nam, rồi sau này được chúa Nguyễn trao chức đúng không bạn ? 

Nên không biết đã có ai đó nêu lên về hai vấn đề này chưa ? Mà nếu logics như vậy là hợp lý, xem ra lịch sử người Minh Hương ở Hội An xưa hơn là thầy Trần Kinh Hòa nêu ra nhiều, và ngài Cai Phủ Tàu Khổng Thiên Như, có thể chưa bao giờ là người Minh Hương chạy nạn qua Việt Nam gì cả, mà có khi cha mẹ của ngài này, là người Hoa làm ăn buôn bán tại Hội An, trở nên giàu có, sinh anh em ngài ra trong giàu có, rồi anh em họ Khổng này, tiếp nối sự nghiệp buôn bán gia đình, giữ luôn các chức vụ to trong triều đình chúa Nguyễn, chứ chưa bao giờ là những người nhà Minh vượt biển như chúng ta được đọc hay nghĩ là vậy.

Bạn tải bài nghiên cứu kinh điển của thầy Trần Kinh Hòa tại đây >> Mời bạn tải bài nghiên cứu Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An của thầy Trần Kinh Hòa viết vào năm 1960.

Hầu như 99% các nhà nghiên cứu sử miền Nam đều đã nghe hoặc chắc là đã đọc qua bài nghiên cứu này.

Và chắc chắn, nếu bạn mê tìm hiểu về người Minh Hương, bạn rất nên đọc bài nghiên cứu này.  Hầu như bạn đọc bài nghiên cứu nào về người Minh Hương, từ luận án tiến sĩ cho tới các bài báo thời nay, đều có trích đoạn hay nhắc về nó cả.

Bạn tải tại đây >> https://drive.google.com/open?id=1q_f0zv3CGl7G5vyOAHt7GrgIAt7q759A.

Bạn lưu ý đây là quyển Việt Nam Khảo Cổ Tập San, nên ngoài bài nghiên cứu trên, còn có cả nhiều bài khác ví dụ về các văn bản liên quan đến ngài Thoại Ngọc Hầu chẳng hạn.

Thanks

Brian

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào