Bàn về những vấn đề liên quan đến 2 sở thuế Sài Gòn Bến Nghé thế kỷ thứ 17 #chan_lap_the_ky_17 Hổm rày, mình đã đọc xong quyển sách Murder ...
Bàn về những vấn đề liên quan đến 2 sở thuế Sài Gòn Bến Nghé thế kỷ thứ 17
#chan_lap_the_ky_17
Hổm rày, mình đã đọc xong quyển sách Murder and Mayhem in seventeenth century Cambodia và hiểu thêm chút xíu về Chân Lạp thế kỷ 17.
Trong bài này, mình xin viết chút về 2 sở thuế Sài Gòn Bến Nghé và đặt lại vấn đề là có hay không sự việc về 2 sở thuế này được đặt ra là để thâu thuế cho chính quyền Đàng Trong và vài điều liên quan khác.
****
1. Theo sách Murder & Mayhem, thì quốc gia Chân Lạp đầu thế kỷ 17 là một vương quốc có nền kinh tế dựa vào thương mại sông hồ, nhất là dựa vào việc thương mai cùng các thương nhân Nhật Bổn. Nguồn lợi của vương quốc này là đến từ việc các quốc vương Chân Lạp trực tiếp nắm giữ các hoạt động thương mại hoặc những độc quyền mà họ nắm giữ trong các hoạt động thương mại diễn ra ở dọc theo sông Mekong. Và vì những nguồn lợi này, mà nhiều thương nhân ngoại quốc đã đến Chân Lạp làm ăn buôn bán thương hồ nhộn nhịp. Và một trong những cách mà chính quyền Chân Lạp áp dụng trong việc quản lý thương mại sông hồ, là họ có hệ thống shabandars. Đây là hệ thống thương mại mà mỗi một cộng đồng (ví dụ cộng đồng người Mã Lai, Nhật, Bồ Đào Nha, Việt, Trung Hoa) sống ở xung quanh khu vực thủ đô Chân Lạp, được chính quyền Chân Lạp cho phép buôn bán và giao thương, và để đổi lại, mỗi một cộng đồng này cần trả tiền thuế cho chính quyền, thông qua một người đứng đầu gọi là shabandar (tiếng Anh được dịch là appointed representative hoặc port officer).
Như vậy, với mô hình thương mại hàng hải là mô hình được áp dụng ở Đông Nam Á vào thế kỷ 16 / 17, và với hệ thống shabandars này, chúng ta được biết thêm 1 điều nữa về vương quốc Chân Lạp thời bấy giờ. Đó là ít nhất là trong giới hạn thủ đô Chân Lạp, hoặc dọc theo sông Mekong, chắc chắn có các cộng đồng khác nhau (ví dụ cộng đồng người Mã Lai, Nhật, Bồ Đào Nha, Việt, Trung Hoa) và các cộng đồng này làm ăn buôn bán ở Chân Lạp, dưới (ít nhất là) một hệ thống thương mại tên nôm na gọi là hệ thống shabandars.
****
2. Và với hệ thống shabandars này, chúng ta rất có thể cần xem lại về vụ 2 sở thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé mà chúa Nguyễn xin quốc vương Chân Lạp để mở ra. Xem ra, 2 sở thuế này chính là thuộc về hệ thống shabandars nói trên, tức là cộng đồng người Việt xin mở sở thuế để làm ăn trên đất Chân Lạp, và họ trả tiền thuế cho chính quyền Chân Lạp đấy chứ. Vậy sở thuế hay custom houses ở đây, chắc là dạng trading posts phát triển dưới hệ thống shabandars đấy chứ. Làm gì có vụ chúa Nguyễn vào tới Sài Gòn để mở sở thuế nhằm thâu thuế cho chính quyền Đàng Trong một cách vô lý tới vậy. Thời bấy giờ, chính quyền Đàng Trong còn chưa hề đánh dẹp được Chiêm Thành, thì làm gì có việc chính quyền Đàng Trong đem quân vô Sài Gòn là đất Chân Lạp mà đòi thâu thuế cho chính quyền Đàng Trong của mình tận ngoài Quảng Nam ?
Và hệ thống shabandars này, chắc là sau này, chính ngài Mạc Cửu ở Hà Tiên, đã dựa vào nó, đã xin quốc vương Chân Lạp cho ngài thực hiện, rồi sau này ngài từ đây mà làm nên sự nghiệp đấy chứ .
Và xem ra, mô hình shabandars này là một mối lợi cho chính quyền Chân Lạp và cho những cộng đồng sống trên đất Chân Lạp. Do vậy mà không hẳn là thời bấy giờ, có việc chúa Nguyễn nào đấy sai sứ bộ đến yêu cầu quốc vương Chân Lạp cho chính quyền mình mở sở thuế gì cả. Mà đáng ra, có thể đây chính là do cộng đồng người Việt sống ở Sài Gòn thời bấy giờ đã yêu cầu quốc vương Chân Lạp như thế. Vì các cộng đồng khác ở Chân Lạp lúc này, có cần quốc vương hay chính phủ họ xin xỏ quốc vương Chân Lạp gì đâu ? Là họ tự thương lượng với chính quyền Chân Lạp đó thôi. Nên tại sao người Việt cần chính quyền Đàng Trong xin xỏ cho họ mở thương điếm để làm ăn bạn nhỉ ?
Do đó mà 2 sở thuế Sài Gòn Bến Nghé, có thể là do cộng đồng người Việt mình khi ấy yêu cầu chính quyền Chân Lạp cho đặt ra để họ làm ăn buôn bán, rồi họ trả thuế cho chính quyền Chân Lạp hàng năm. Chúng ta gọi chúng là sở thuế, có khi đó là gọi theo chính quyền Chân Lạp gọi những người thâu thuế, tức shabandars, chứ thật ra, dùng từ thương điếm trading posts mới là đúng hơn, phải không bạn ?
Và chúng ta cần xem lại vụ các nhà nghiên cứu sử miền Nam viết về chúa Nguyễn sai phái đoàn vào Nam xin quốc vương Chân Lạp cho người Việt mở 2 sở thuế trên. Việc mở sở thuế là có lợi cho chính quyền Chân Lạp, và điều này đã được thực hiện ít nhất là ở kinh đô Chân Lạp, với các cộng đồng khác. Nên không có lý do gì mà cần có một chính quyền nào đó khuyên vua Chân Lạp gì ở đây cả đâu bạn. Đây là một biz deal có lợi cho tất cả, và cộng đồng người Việt hoàn toàn có thể làm được, tại sao phải cần chính quyền Đàng Trong vào yêu cầu làm gì ?
Và có thuyết viết rằng sau khi giúp quốc vương Chey Chetta II, chúa Nguyễn vào năm 1623 xin cho người Việt được vô khai khẩn ở Bà Rịa và Đồng Nai. Nhưng xem ra, trong lịch sử quân chủ Việt Nam, hình như chưa có triều đại nào mà thương dân đến mức độ vua chúa một nước xin một nước ở xa cho dân mình di cư làm ăn bên nước kia cả. Và bạn thử nghĩ xem, vào những năm 1620s, Chiêm Thành dù có yếu nhưng vẫn còn là trái độn giữa Đàng Trong và Chân Lạp, thế thì người Việt vào đất Chân Lạp xứ Bà Rịa Đồng Nai cày ruộng làm gì ? Ai sẽ bảo vệ họ ? Đất ở Quảng Nam khi ấy có thiếu lắm đâu mà phải vô Nam cày ruộng nhỉ ?
Ở đây, nếu chúng ta có thể đặt ra một giả thuyết, thì đó chỉ có thể là những người Việt mà vô Chân Lạp thời này, chắc là những thương nhân hoặc những người Việt đi theo các thương thuyền ngoại quốc mà vô Chân Lạp, rồi họ ở lại đấy sống. Nếu người Nhật Bổn mà còn giong thuyền qua đến Chân Lạp làm quan bên ấy thời này, thì không có lý gì mà người Việt lại vào Bà Rịa cày ruộng như các nhà nghiên cứu thời nay khoe tung lên là "con cháu vua Hùng vác búa vào mở cõi" cả.
Nên nếu chúng ta đọc thêm về sử Chân Lạp, thì chúng ta có thể cần đặt lại câu hỏi, là có đúng người Việt đầu tiên tới miền Nam là ở Bà Rịa Đồng Nai để làm ruộng không ? Sử Việt viết vậy đó, nhưng xem ra, với những hoạt động thương mại sông hồ nhộn nhịp ở Chân Lạp như thế này, chả có lý do gì mà không có người Việt nhóm họp nhau đi buôn qua Chân Lạp rồi lập cộng đồng người Việt ở Sài Gòn, ở Bà Rịa cả. Chân Lạp thời này như là một khu quốc tế international, ai ai cũng tới làm ăn thương mại sông hồ, thế thì làm thế nào mà người Việt lại cần chúa Nguyễn xin xỏ để họ vô Bà Rịa mà làm ruộng vậy bạn ?
Mà không phải thời những năm đầu 1600s, Hội An lúc này rất nhộn nhịp với thương mại hàng hải sao ? Thế thì chúa Nguyễn lại xin cho dân Việt vô Bà Rịa để làm ruộng là sao ?
****
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào