Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHÚC MỪNG NGƯỜI "BẠN TRẺ" CỦA DONALD TRUMP

CHÚC MỪNG NGƯỜI "BẠN TRẺ" CỦA DONALD TRUMP Cuối cùng thì mọi cố gắng để thoát khỏi quỹ đạo của Tập Cận Bình đã được Kim Jong Un ho...

CHÚC MỪNG NGƯỜI "BẠN TRẺ" CỦA DONALD TRUMP

Cuối cùng thì mọi cố gắng để thoát khỏi quỹ đạo của Tập Cận Bình đã được Kim Jong Un hoàn tất, giờ chỉ còn mang tính thời gian và thành ý của tổng thống Trump nữa mà thôi, Tàu cộng giờ đã trở thành kẻ "bên lề" trong việc gây áp lực, áp đặt ảnh hưởng lên Bắc Hàn.

Như chúng ta đã biết, lịch sử Bắc Hàn luôn gắn liền với gia tộc họ Kim, tuy nhiên chỉ có Kim Nhựt Thành, ông nội của Kim Jong Un mới thực thụ là một "nguyên thủ quốc gia". Quá trình trở thành nguyên thủ quốc gia thực thụ của Kim Nhựt Thành như sau: Từ khi thành lập Bắc Hàn vào năm 1946 tới năm 1972, Kim Nhựt Thành chỉ là một nguyên thủ quốc gia "lâm thời", tức nguyên thủ quốc gia theo kiểu "suy ra ta có" bởi Hiến pháp Bắc Hàn chưa quy định chính thức chức danh nguyên thủ quốc gia cho Kim Nhựt Thành.

Mãi đến năm 1972, khi Bắc Hàn ban hành bản Hiến pháp mới mới quy định chức vụ Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, trao cho Kim Nhựt Thành  vai trò nguyên thủ quốc gia một cách chính thức. Sau khi Kim Nhựt Thành chết vào năm 1994 thì chức danh nguyên thủ quốc gia được Kim Nhựt Thành mang theo xuống đáy mồ. Chức vụ Chủ tịch nước và Tổng bí thơ bị khuyết, trên danh nghĩa vai trò nguyên thủ quốc gia do người đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao Bắc Hàn nắm giữ, Kim Chánh Nhựt cha của Kim Chánh Ân - Kim Jong Un và cả Kim Chánh Ân đều không phải là nguyên thủ quốc gia của Bắc Hàn.

Mặc dù cha con Kim Jong Un nắm giữ quyền lực tối thượng ở Bắc Hàn nhưng không phải là nguyên thủ quốc gia chính thức của Bắc Hàn đã gây ra những khó khăn và suy giảm uy quyền trong công ty đối ngoại của Bắc Hàn. Kẻ tạo ra khoảng trống quyền lực này ở Bắc Hàn chính là Tàu cộng. Bởi vì có những quyết sách về đối ngoại của Bắc Hàn được cha con Kim Jong Un đề xuất nhưng kết cục là bị hủy bỏ bởi vì nó không được nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao Bắc Hàn do Tàu cộng chi phối, quyết định từ chối thông qua. Điều này cũng được Tàu cộng tạo ra ở chánh trường Việt cộng với mô tuýp "tiến bộ" hơn đó là phân rõ vai vế trên danh nghĩa của chức danh nguyên thủ quốc gia do chủ tịch nước giữ nhưng bản chất thì Chủ tịch nước kể cả Chủ tịch Quốc hội và thủ tướng muốn làm gì cũng phải xin phép và được sự cho phép của tổng bí thơ.

Việc Tàu cộng tạo ra thứ "quyền lực chân không" của chức danh nguyên thủ quốc gia ở Bắc Hàn, Việt Nam đã giúp cho Tàu cộng thọc sâu vào lãnh vực đối nội và đối ngoại của các quốc gia này, trói chặt họ vào chân Tàu cộng vì Tàu cộng chỉ cần nắm chặt tổng bí thơ, dựng lên những kẻ trung thành với Tàu cộng làm tổng bí thơ là đã nắm chặt vận mịnh của các chư hầu trong tay. Tuy nhiên, theo xu thế của thời đại, đặc biệt là khái niệm "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ra đời, Tàu cộng thấy rằng việc phân tán quyền lực theo lối mòn tách biệt hai chức danh tổng bí thơ và Chủ tịch nước đã lỗi thời, mặc áo chức danh chủ tịch nước chỉ là tạo ra cho có nhưng đâu đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất đồng quan điểm giữa Chủ tịch nước với tổng bí thơ mà cụ thể ngay tại chánh trường của Việt cộng đã xảy ra sự bất đồng quan điểm giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy Tàu cộng đã cách tân theo trào lưu của chính nó đó là hợp nhứt hai chức danh tổng bí thơ - Chủ tịch nước vào một, Trần Đại Quang phải ra đi vĩnh viễn để Nguyễn Phú Trọng gom hai ghế vào một đít.

Tuy nhiên, với Bắc Hàn thì Tàu cộng không thể làm như Việt cộng bởi vì sự tự tôn dân tộc của gia tộc họ Kim là rất lớn, ba đời cai trị Bắc Hàn nhưng gia tộc họ Kim luôn kiên quyết giữ vững quan điểm "phụ thuộc không lệ thuộc". Bắc Hàn phụ thuộc vào Tàu cộng nhưng không để lệ thuộc vào Tàu cộng từ vấn đề văn hóa, xã hội, đến cương thổ quốc gia. Vì lẽ đó nên Tàu cộng đã tạo ra khoảng trống quyền lực bằng cách phân tán quyền lực mà chức danh nguyên thủ quốc gia đã không được trao lại cho con mình khi Kim Nhựt Thành chết đi. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của mình, Kim Jong Un đã chính thức phá hủy kế hiểm của Tàu cộng khi đã xóa bỏ khoảng trống quyền lực kia.

Hiện nay, Bắc Hàn đã ban hành Hiến pháp mới sau khi cuộc hạnh ngộ lần 2 giữa tổng thống Donald Trump với Kim Jong Un tại Hà Nội đã đổ vỡ. Theo Điều 104 của bản Hiến pháp mới này thì Kim Jong Un chính thức trở thành nguyên nhân quốc gia của Bắc Hàn,  khoảng trống quyền lực ở Bắc Hàn đã bị xóa bỏ kể từ sau cái chết của Kim Nhựt Thành từ năm 1994 cho đến nay. 

Trở thành nguyên thủ quốc gia hợp hiến, chánh thức, chánh danh, Kim Jong Un có đủ thẩm quyền, được toàn quyền quyết định những chủ trương, đường lối phát triển của Bắc Hàn cũng như đưa Bắc Hàn tiệm cận với thế giới văn minh, tự do và dân chủ để phát triển đất nước. Trên hết, khi đã chính thức trở thành nguyên thủ quốc gia, Kim Jong Un có đủ thẩm quyền quyết định ba chủ đề lớn khi hội kiến tiếp theo với tổng thống Donald Trump đó là: vấn đề vũ khí hạch tâm; vấn đề tái lập hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và mô hình phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tư bản tiến bộ.

Dù đường đi tới Tây Thiên của Kim Jong Un còn gặp phải nhiều yêu quái cản đường nhưng những người đã diễn ra trên bán đảo Triều Tiên và ngay chánh trường của Bắc Hàn kể từ ngày tỷ phú Donald Trump làm tổng thống Mỹ đã cho phép những người giàu trí tưởng tượng nhưng nhưng rất thực tế tin tưởng rằng KIM JONG UN ĐANG "TỰ DIỄN BIẾN" THEO KẾ "HỢP TUNG" ĐỂ PHÁ BẪY TẬP CẬN BÌNH như bài viết ngày 22/3/2019 dưới đây./.

Tran Hung.

Xem Lại KIM JONG UN ĐANG "TỰ DIỄN BIẾN" THEO KẾ "HỢP TUNG" ĐỂ PHÁ BẪY TẬP CẬN BÌNH ? 
Báo chí đồng loạt đưa tin việc Kim Jong Un không có tên trong danh sách đại biểu Quốc hội Bắc Hàn khóa mới khiến nhiều người thấy lạ. Nguyên cớ do đâu theo cá nhân có thể như sau:

Từ khi ông nội của Kim Chính Ân là Kim Nhật Thành chết đến nay, tuy cha con của Kim Chính Ân được thay nhau thừa kế quyền hành cai trị đất nước nhưng cả Kim Chính Nhựt lẫn Kim Jong Un đều không phải là "Nguyên thủ quốc gia" mà chỉ là "chủ tịch đảng Lao động".

Năm 1998, Kim Jong Nam sanh ngày 04/02/1928 được bầu vào chức "Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên". Với chức vụ này, Kim Jong Nam được coi là "nguyên thủ quốc gia " của Bắc Hàn. 

Với cương vị trên, Kim Jong Nam "đại diện" cho Bắc Hàn trong tất cả các chuyến thăm cấp nhà nước và đón tiếp chuyến thăm của nguyên thủ quốc gia nước ngoài. 

Về lý thuyết, chủ tịch đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Kim Jong Nam cùng Thủ tướng Pak Pong Ju (sanh năm 1939) và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Hàn là Kim Chính Ân (Kim Jong Un) tạo thành "ba bên quyền lực", mỗi chức vụ có quyền hạn ngang nhau và kiểm soát quan hệ ngoại giao, chánh phủ và quốc phòng. 

Tuy nhiên trên thực tế khi Kim Chính Nhựt còn sống thì Nhựt là người nắm giữa quyền lực cao nhất. Sau khi Nhựt chết vào năm 2011, Kim Chính Ân được chọn thừa kế nhưng cán cân quyền lực đã không còn như thời cha của mình. Tức ba nhánh quyền lực gần như chia đều cho ba chóp bu hiện nay là Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong Un - chủ tịch đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Kim Jong Nam và Thủ tướng Pak Pong Ju.

Bộ ba quyền lực Kim Jong Un - Kim Jong Nam - Pak Pong Ju luôn phát sinh những mâu thuẫn về tuổi tác, ý thức hệ, bởi hai ông lão Kim Jong Nam - Pak Pong Ju đều do Trung cộng đào tạo, dựng lên, chỉ riêng một mình Kim Jong Un có hơi hướng "khai phóng" do được ăn học ở Thụy Sĩ. Lợi điểm cho Kim Jong Un là hắn được nắm chức chủ tịch đảng Lao Động và nắm luôn bộ quốc phòng ở cương vị Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ vì vậy tuy thế cô nhưng quyền lớn nên các cuộc "cải tổ" của Kim Jong Un luôn bị hai lão già "bảo thủ - thân Trung" ngấm ngầm cản phá nhưng đều bị Kim Jong Un sử dụng quyền lực tối thượng trong tay dẹp bỏ. 

Tuy nhiên, trước đại sự "đổi vũ khí nguyên tử lấy kinh tế" để tiến nhanh tới việc thống nhứt hai miền Triều Tiên bằng giải pháp hòa bình theo đề xuất của tổng thống Trump lại là một điều khó khăn, phức tạp với Kim Jong Un vì:

1. Tập Cận Bình không dễ dàng để tuột khỏi tay mình một gã Chí Phèo rất giá trị để làm đối trọng với Mỹ - Nhật - Nam Hàn;

2. Khi khát vọng hòa bình của Kim Jong Un đạt được thì Kim Jong Un trở thành "thanh niên anh hùng" trong mắt nhân dân ở hai miền Triều Tiên nói riêng và Thế giới nói chung. Điều này nghiễm nhiên những tội ác mà gia tộc họ Kim đã gây ra trước đây sẽ được ân xá, khoan hồng. Ngược lại những tên "Hàn cộng già" khác sẽ vẫn bị "phán xét" vì không có công để được đoái tội. 

Vì lẽ đó, những tên "Hàn cộng già" luôn theo lịnh của Tập để cản trở tiến trình phi nguyên tử Bắc Hàn, hợp nhứt hai miền Nam - Bắc Triều Tiên bằng giải pháp hòa bình như "thiện chí" của Kim Jong Un và đề xuất của ông Trump. 

Chính vì vậy, sau khi gặp nhau tại Hà nội, ông Trump đã đứng dậy nửa chừng mà không có tuyên bố chung nào. Lý do rất dễ hiểu vì theo phân tích ở trên thì hiện nay Kim Jong Un không phải là "nguyên thủ quốc gia", anh không phải là "nguyên thủ quốc gia" thì theo thông lệ quốc tế, mọi ký kết, thỏa thuận mang tầm vóc quốc gia đều "vô giá trị" về mặt pháp lý. Đặc biệt là chủ đề "phi nguyên tử Bắc Hàn, hợp nhứt hai miền Nam - Bắc Triều Tiên bằng giải pháp hòa bình".

Bởi nếu Trump - Kim sớm cam kết điều này trong lúc Kim Jong Un với thân phận "không phải là nguyên thủ quốc gia" thì Tập Cận Bình sẽ có cớ xúi giục những tên "Hàn cộng già" qui kết Kim Jong Un tội "phản bội" và chính biến sẽ nổ ra toàn cõi Bắc Hàn với sự hỗ trợ đắc lực của Trung cộng để phế truất Kim Jong Un. 

Vì vậy buộc lòng Trump - Kim phải "trá bại" để chờ khi Kim Jong Un ổn định được triều cương, nắm chắc trong tay chức vụ nguyên thủ quốc gia một cách "chính danh" rồi hãy làm những gì mà Trump - Kim mong muốn. 

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi trong danh sách 687 đại biểu Quốc hội chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi đầu tháng 3/2019 không có tên Kim Jong Un. Bởi Kim Jong Un muốn xây dựng hình tượng nhà lãnh đạo của một quốc gia có hai nhánh hành pháp và lập pháp vận hành riêng rẽ và sẽ trở thành một "nguyên thủ quốc gia thực thụ" để quyết định vận mệnh của Bắc Hàn. 

Điều mà toàn thể nhân dân Bắc Hàn mong muốn cháy bỏng đó là Mỹ dở bỏ lịnh trừng phạt và hỗ trợ Bắc Hàn phát triển kinh tế. Họ rất kỳ vọng vào Kim Jong Un qua việc Un thân thiện với ông Trump và tồng thống Nam Hàn. Vì vậy khi Kim Jong Un trở thành "nguyên thủ quốc gia" thì âm mưu cản trở việc Kim Jong Un cam kết phi nguyên tử Bắc Hàn, hợp nhứt hai miền Nam - Bắc Triều Tiên bằng giải pháp hòa bình" do Trung cộng giựt dây sẽ bị bóp chết trong ý tưởng. 

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, diều hâu John Bolton - Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lại tung chiêu "công tâm" khi thẻ thọt rằng tại cuộc gặp mặt ở Hà Nội, "Chúng tôi cho họ một định nghĩa. Tổng thống thật ra đã đưa 2 mẫu giấy, một bằng tiếng Anh và một bằng tiếng Hàn cho Kim Jong Un, mô tả định nghĩa của chúng tôi về giải giáp nguyên tử". Cũng theo ông râu kẽm này thì nội dung của “thỏa thuận lớn” là Bắc Hàn từ bỏ mọi vũ khí hủy diệt hàng loạt cùng hỏa tiễn các loại để Bắc Hàn sẽ có một tương lai rất tươi sáng về kinh tế. 

Ông Bolton chơi chiêu này cận kề ngày Hội đồng Nhân dân tối cao Bắc Hàn - SPA sẽ nhóm họp vào ngày 11/4/2019 có khác gì đem sườn cừu ra đầu gió nướng cho thằng ăn mày cuối gió chảy nước miếng chơi. Ác nỗi là ông Trump và ông Abe bên Nhựt Bổn lại xiết chặt thêm lịnh cấm vận để giúp Kim Jong Un sớm thành ước nguyện "sống vì con cái sau này" mà Un đã nói trước khi đến Hà nội gặp ông Trump gầy sòng thực kế "hợp tung" phá bẫy của Tập Cận Bình. 

Trên đây là nhận định logic học của cá nhân. Mọi việc còn chờ vào kết quả cuộc họp Quốc hội của Bắc Hàn khai mạc vào ngày 11/4 sắp tới. Nếu giở chén ra mà Kim Jong Un lần đầu tiên vượt mặt cha mình để bằng ông nội là được bầu làm chủ tịch nước thì đúng là "con hơn cha - nhà có phước", phước không do gia tộc họ Kim có được mà cả dân tộc hai miền Triều Tiên và thế giới có được.

Nhìn viễn cảnh tương lai của Bắc Hàn chóp bu Ba Đình nghĩ gì đây ? Hán nô Nguyễn Phú Trọng có dám học tập và làm theo thanh niên Kim Jong Un để chuộc tội trước dân tộc Việt nam hay vẫn một mực trung thành với mẫu cuốc Trung cộng, vẫn quyết tâm còn đảng - còn mình - còn quyết tâm bán nước./.

Tran Hung




Không có nhận xét nào