Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CỰU VÔ ĐỊCH OLYMPIA LÊ VIẾT HÀ TRỞ VỀ - DU HỌC SINH CÓ NÊN VỀ KHÔNG

[ CỰU VÔ ĐỊCH OLYMPIA LÊ VIẾT HÀ TRỞ VỀ - DU HỌC SINH CÓ NÊN VỀ KHÔNG ] Xoay quanh chủ đề ‘Du học sinh có nên về không?’ đã gây không ít tra...

[CỰU VÔ ĐỊCH OLYMPIA LÊ VIẾT HÀ TRỞ VỀ - DU HỌC SINH CÓ NÊN VỀ KHÔNG] Xoay quanh chủ đề ‘Du học sinh có nên về không?’ đã gây không ít tranh cãi. Nhất là khi chỉ 3 trong 19 bạn vô địch Đường Lên Đỉnh Olympia đã về nước, chính xác hơn là chỉ hai người. Đó là Lương Phương Thảo, vô địch năm 2002 và Lê Viết Hà, vô địch năm 2007.

Trước tiên, tôi rất vui vì một trong những nhân tài của cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olympia đã về. Coi như không phải ai cũng quay mặt với đất nước. Bạn Lê Viết Hà rất giỏi, có học thức và được đào tạo bài bản. Đó là điều không ai có thể bàn cãi. 

Là con của Bí Thư Tỉnh Uỷ Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, bạn ấy đang có một tương lai rộng mở ở phía trước. Bạn ấy thật may mắn được sinh ra trong một gia đình có quan hệ chính trị. Bản thân tôi thì không thích soi mói đời tư gia đình. Cho nên có thể dừng lại ở đó. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, đừng vì khác quan điểm và gốc gác gia đình mà bác bỏ nỗ lực và tài năng của người khác. Hãy công bằng.

Nhưng phải xét thực tế và trả lời câu hỏi, “Du học xong có nên về không?” Vì không phải ai cũng may mắn như bạn Lê Viết Hà.

Trước khi trả thì chúng ta phải thừa nhận rằng để phát triển ở Việt Nam thì ngoài tài năng ra thì quan hệ đóng vai trò rất lớn. Ở một nước phong kiến và chuyên chế thì đó là quy luật. Cho nên sẽ cực kỳ khó để một ai đó không có tiền và quan hệ mà thành công được. Dù lạc quan thì cũng phải thừa nhận.

Cho nên các bạn du học thì đừng quá nóng vội hoặc suy nghĩ vĩ đại. Nếu muốn trở về thì trước tiên phải thực tế và suy nghĩ về những điều sau.

1. Các bạn biết rõ mình làm gì, muốn phát triển ở lĩnh vực nào và tham vọng là gì.
2. Các bạn có gia đình hỗ trợ về mặt tài chính và chỗ ở hay không? Đừng coi đây là điều xấu, gia đình là nền tảng của xã hội, hãy dựa vào nhau. Những ai chỉ trích gia đình là những kẻ GATO.
3. Các bạn có chấp nhận làm việc với mức lương khởi điểm chỉ tầm $300-500/tháng hay không. Với tài năng, học vấn và kỹ năng ngoại ngữ thì tôi tin chắc rằng sự nghiệp của bạn sẽ tốt đẹp.
4. Các bạn có chấp nhận với quy luật ‘Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ và bốn trí tuệ’ hay không? Nếu không thì tôi e rằng các bạn sẽ cảm thấy bực bội.
5. Các bạn có chấp nhận bị kiểm soát ngôn luận hay không? Mặc dù đa phần cuộc sống hàng ngày chúng ta chẳng ảnh hưởng gì đến chính trị cấp vĩ mô cả. Nhưng sẽ có nhiều điều khiến bạn khó chịu.
6. Các bạn có chấp nhận hoà nhập vào lại văn hoá và phong cách làm việc của ‘Người Việt Nam’ hay không? Ít nhiều sẽ bị sốc văn hoá ngược.
7. Các bạn có cảm thấy mệt mỏi dưới cái nắng bụi và nạn ngập đường mỗi khi mưa không? Trả lời thật lòng nhé.
8. Các bạn có chấp nhận hệ thống y tế tồi tàn hay không? Nếu gia đình có đủ khả năng tài chính để vào bệnh viện tư nhân thì cũng không sao.
9. Các bạn có muốn con mình lớn lên trong xã hội này hay không? Mỗi người mỗi quan điểm.
10. Và cuối cùng, bạn bạn có cảm thấy hạnh phúc khi làm điều mình làm hay không?

Không có đúng hay sai, mỗi người mỗi quan điểm. Nhưng sẽ là dại dột nếu không suy nghĩ và cân nhắc những cái được và mất khi ra đi hoặc trở về. Tôi luôn ủng hộ cho các bạn dù có ở đâu hoặc làm gì đi nữa. Đừng suy nghĩ rằng ra đi là từ bỏ đất nước, quan điểm đó quá lạc hậu rồi. Thời đại thế giới phẳng thì ở đâu cũng là nhà. Ngược lại, cũng đừng nghĩ rằng trở về là cống hiến, bạn phải và hãy làm điều tốt nhất cho bản thân và sống tốt.

Hãy ra đi nếu đó là điều tốt nhất cho bạn, hãy về nếu cảm thấy mình có thể phát triển. Cho dù đi đâu hay làm gì thì tất cả đều là người Việt Nam. Đừng đặt nặng vấn đề địa lý, mà hãy tập trung vào sự thăng tiến của mỗi cá nhân. Thành công của các bạn cũng là sự thịnh vượng của đất nước.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào