Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁO DỤC THỜI XHCN

GIÁO DỤC THỜI XHCN Trẻ em như cành cây non, như tờ giấy trắng tinh khôi. Mọi sự tác động đầu đời sẽ làm cho vết thương hằn sâu và lớn dần th...

GIÁO DỤC THỜI XHCN

Trẻ em như cành cây non, như tờ giấy trắng tinh khôi. Mọi sự tác động đầu đời sẽ làm cho vết thương hằn sâu và lớn dần theo thời gian. Khi cây còn non, bạn thò tay vào ngắt ngọn, sau này nó thành cây cong, bởi nhánh mọc ra thay thế cho thân, và trở nên khuyết tật theo cây suốt đời. Còn với cây cổ thụ, bạn tỉa những cành lớn, những tán rộng, nhưng cây vẫn đứng khỏe và phát triển. Chính vì lẽ đó, giáo dục mầm non đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Sai một li đi một dặm.

Chương trình giáo dục mầm non nói chung là để tạo con người biết yêu thương đồng loại, yêu thương vạn vật, biết sống cống hiến cho xã hội và gia đình. Vì vậy, chương trình giáo dục của những nước tiên tiến họ rất nghiêm túc trong vấn đề giáo dục trẻ con. Dạy cho chúng biết quan tâm đến xã hội. Một đứa bé 3 tuổi ở Anh Quốc thấy người vô gia cư thì cô bé đã động lòng trắc ẩn. Thế là cô bé lên tiếng chỉ trích cô Teresa May - đương kiêm thủ tướng Anh, rằng tại sao cô May không lo cho người vô gia cư ấy?!

Nhân bản là gì? Nói đơn giản là tính thiện, là lòng thương người, biết tôn trọng mọi người. Có nhân bản, thì con người mới tự thấy trách nhiệm của mình. Có nhân bản, con ngừời mới có thực tâm cống hiến cho cộng đồng. Có nhân bản, con người mới tránh xa những cái xấu, tránh xa tệ nạn. Như vậy, nhân bản là mục đích của mọi nền giáo dục tiên tiến. Đó là nền tảng để xây dựng một xã hội yên bình và đầy nhân văn như các nước tiến bộ đã thực hiện.

Trong khi ở các nước tự do, họ giáo dục trẻ em có ý thức trách nhiệm với xã hội từ rất bé, thì ở Việt Nam, người ta tôn sùng sự sung sướng và hưởng thụ. Nguy hiểm hơn, họ truyền thụ những suy nghĩ này cho trẻ em mầm non. Lớn lên, thay vì muốn cống hiến, con người chỉ muốn hưởng thụ. Khi con người chỉ muốn hưởng thụ mà xã hội nghèo túng, thì con người sẽ bị bẻ lệch đường sang hướng phạm tội. Và xã hội Việt Nam hiện nay đang minh chứng cho điều đó.

Trước 1975, triết lý giáo dục miền nam đặt tiêu chi nhân bản lên hàng đầu. Và tất cả nền giáo dục tiên tiến trên thế giới ngày nay cũng vậy, họ cũng đặt nhân bản lên hàng đầu. Giáo dục XHCN đã loại trừ triết lý giáo dục miền nam trước đây, thì cũng đồng nghĩa với việc, chính họ đã từ chối triết lý giáo dục tiên tiến của thời đại. Chỉ cần bê nguyên triết lí giáo dục miền nam trước đây thì đã tốt hơn giáo dục hiện tại rất nhiều. Nếu muốn nâng cao, kết hợp với giáo dục tiến bộ của các nước tự do có chọn lọc nữa là đủ. 

Vì tính kiêu ngạo CS quyết từ chối những gì thuộc về "ngụy" nên đã làm giáo dục Việt Nam đang quờ quạng không thể tìm ra lối đi. Sau 1975 đã 43 năm, Bộ Dục Việt Nam không biết làm chuyện gì cho ra hồn. Đã vô năng thì tốt hơn hết nên để im nền giáo dục như cũ, đàng này, bộ Dục lại thích thể hiện mà làm cho giáo dục rối lên với hàng loạt cải cách. 

Quay trở lại vụ em trai giết cả nhà ở Đan Phượng chỉ vì những mâu thuẫn tầm thường không thể hoá giải. Qua đó ta thấy rằng, không chỉ là nỗi đau mất mát của người thân mà là nỗi đau, là tiếng chuông cảnh tỉnh của toàn xã hội khi đạo đức nhân sinh đang xuống cấp trầm trọng, là nỗi ám ảnh không phai trong tâm thức của những người quan tâm và chứng kiến.

Thảo Ngọc



Không có nhận xét nào