[ GRETA THUNBERG: “HOW DARE YOU?” - SAI LẦM CỦA PHONG TRÀO MÔI TRƯỜNG ] Cả tuần nay thế giới như dậy sóng bởi lời phát biểu của Greta Thunbe...
[GRETA THUNBERG: “HOW DARE YOU?” - SAI LẦM CỦA PHONG TRÀO MÔI TRƯỜNG] Cả tuần nay thế giới như dậy sóng bởi lời phát biểu của Greta Thunberg. “Con người trên thế giới đang phải chịu đau thương, họ đang chết dần. Hệ sinh thái đang sụp đổ. Chúng ta sắp diệt vong. Vậy mà các người chỉ nói về tiền, về tăng trưởng kinh tế. Sao các dười dám làm vậy?”
Trước tiên cho dù quan điểm của bạn là gì thì phải thừa nhận kỹ năng hùng biện của cô gái 16 tuổi này và tác động toàn cầu của những lời nói đó. Ở khắp nơi trên thế giới, những người trẻ đã xuống đường kêu gọi các chính quyền quan tâm hơn về môi trường và biến đổi khí hậu.
Không chỉ tạo một cơn sóng ủng hộ, ngược lại, cô ta đã khiến không ít nhà bình luận Cánh Hữu (Right Wing) phải hơi lo lắng và dùng những phương pháp đả kích cá nhân để phản bác. Người thì gọi cô ta là “con rối của Soros” và dùng một tấm ảnh ghép để miêu tả. Người thì so sánh gương mặt Bắc Âu và mái tóc vàng của cô gái đó với hình ảnh Thanh Niên Phát Xít Đức để đánh tráo khái niệm. Chưa bao giờ phe Cánh Hữu lại chao đảo đến vậy. Vì sức mạnh truyền thông của cô gái này quá lớn và quá mạnh.
Nhưng đằng sau những lời kêu gọi đó là những ngộ nhận và sai lầm.
1 - KHÔNG THỰC TẾ: Việc thiết lập tiêu chuẩn về khí thải và môi trường phải là một trong những trọng điểm của chính sách hoạch định. Không ai bàn cãi rằng phải thiết lập khuôn khổ tiêu chuẩn để các công ty tuân thủ. Các nước Phương Tây vốn văn minh và đáng sống hơn vì họ có tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao hơn. Trong khi những vùng còn lại của thế giới thì luôn phải đối mặt với ô nhiễm.
Muốn nâng cao tiêu chuẩn môi trường không thể làm trong vài năm được mà phải có quá trình vài chục năm. Các nhà môi trường có quá mù quáng với niềm tin của mình hay không?
2 - NHẮM VÀO SAI THỦ PHẠM: Greta Thunberg và những bạn trẻ xuống đường kia có ý tốt, nhưng họ đang nhắm vào sai đối tượng. Hiện tại gần như tất cả nỗ lực để bảo vệ môi trường và giảm khí thải đều đến từ các nước Phương Tây. Bởi vì chỉ các nền dân chủ mới có thể được tác động bởi ý kiến của dân. Còn những nước độc tài khác thì không mấy bận tâm.
Hiện tại Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là ba quốc gia góp nhiều khí thải CO2 nhất nhưng chỉ Mỹ mới trực tiếp tham gia cắt giảm còn hai nước kia thì mặc kệ. Vì là nhà máy của thế giới nên cắt giảm khí thải đồng nghĩa với cắt giảm phát triển kinh tế. Mỹ và Phương Tây với nền kinh tế chất xám và sáng tạo đang làm rất tốt việc bảo vệ môi trường. Dù không hoàn hảo theo chuẩn các bạn môi trường mong muốn, nhưng đang làm tốt nhất.
Nếu muốn lên án thủ phạm, thì đó không phải là các nước Phương Tây dân chủ, mà là các nước độc tài vốn đang kiếm tiền bất chấp thủ đoạn và tiêu chuẩn môi trường.
3 - CỰC ĐOAN THÔNG ĐIỆP: Điều làm nhiều người cảm thấy khó chịu với phong trào môi trường là sự cực đoan của thông điệp. “Trái đất sẽ bị tiêu diệt,” “Bắc Cực sẽ tan hết băng” hay “Chúng ta sẽ chìm đắm dưới nước biển.” Việc thổi phỏng tác hại chẳng giúp ích gì mà chỉ làm người khác hoài nghi về sự chân thật.
4 - KHÔNG CÂN NHẮC TÁC HẠI KINH TẾ: Trái đất càng nhiều khí thải vì kinh tế ngày càng phát triển và con người càng tiêu thụ. Sự thăng tiến của kinh tế thị trường luôn kèm theo những tác hại vô tình đến môi trường. Nhưng con người không thể vì môi trường mà nhịn đói, không thể vì biến đổi khí hậu mà ngừng tồn tại được.
Muốn bảo vệ môi trường thì cách tốt nhất là làm cho mọi người giàu lên để họ có đủ khả năng để sinh tồn. Khi có dư tiền và tài nguyên thì con người sẽ nghĩ đến việc nâng cao tiêu chuẩn. Đó là vì sao các nước Phương Tây luôn đề cao chất lượng sống và cấm những hoạt động có thể làm hại không gian sống. Các lời kêu gọi cắt giảm khí thải đều ít nhiều phớt lờ nhu cầu sinh tồn và làm giàu của con người. Bạn không thể bảo vệ môi trường với cái bụng đói và túi rỗng. Chỉ sự thịnh vượng mới có thể làm điều đó.
KẾT LUẬN - Greta Thunberg là một hiện tượng truyền thông và không có dấu hiệu nào cho thấy làn sóng ‘môi trường’ này sẽ dừng lại. Cô ta còn trẻ và được coi là biểu tượng của một phong trào, cho nên đừng đòi hỏi quá nhiều về kiến thức khoa học. Việc của cô ta là kêu gọi, còn giải pháp thì thuộc về các tổ chức liên quan và chính phủ cầm quyền.
Phong trào môi trường dần dần đã bị cực đoan hoá. Kể cả phe ủng hộ và phản đối đều ít nhiều sử dụng cảm xúc và lời lẽ thay vì các nguồn và giải pháp khoa học. Riêng phần đó vì không có chuyên môn nên hạn chế bình luận.
Việc của cô ta là kêu gọi, tạo chú ý và phát triển phong trào. Còn giải pháp và thực hành thì thuộc cơ quan công quyền và chính phủ, vì chỉ họ mới có đủ thẩm quyền để làm. Từ nay chúng ta sẽ chú ý và quan tâm đến những nước nào gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất, điển hình và đi đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Dù quan điểm của bạn là gì thì khó mà làm lơ trước tác động cô gái trẻ tạo ra.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào