HỌC CHO MÌNH HAY LÀ NHỮNG CÁI MÁY ĐƯỢC ĐÀO TẠO Khi tôi mới bước chân vào trường Bách Khoa học, cũng kiểu giáo viên viết một mạch mà chẳng gi...
HỌC CHO MÌNH HAY LÀ NHỮNG CÁI MÁY ĐƯỢC ĐÀO TẠO
Khi tôi mới bước chân vào trường Bách Khoa học, cũng kiểu giáo viên viết một mạch mà chẳng giảng cái gì và cho đến khi hết giờ. Cả một kỳ kéo dài và các sỹ tử thuộc loại hàng đứng đầu trường đều ngất ngứ vì không hiểu cái gì. Tôi cũng chẳng mấy khi đến lớp đâu. Nhớ có tiết kiểm tra 30 phút với 3 bài toán. Cà lớp nháo nhào lên giục tôi làm đi. Tôi không nghe giảng bài bao giờ, liền bảo, đợi chút để đọc lại giáo trình trong 15 phút và 15 phút còn lại sẽ làm bài. Gấp rút thì cũng xong được 2 bài và sang bài thứ ba. Cuối cùng là cả lớp được nhờ và kết quả khả quan, tầm 7-8 là chủ yếu.
Giống hệt với thời khi tôi còn học khoa Dầu Khí của đại học Mỏ Địa chất, cả cái khoa đó có nhớ mặt tôi (dù tôi đến giảng đường gần như là rất ít, chắc lúc đó do tôi cũng đẹp trai nên họ nhớ mặt), hầu hết các bạn ở đó đều nhìn tôi với ánh mắt “khinh khi” vì “nó có đi học bao giờ đâu, sớm muộn rồi cũng bị đuổi”. Thế rồi đến thi cuối kỳ, tôi được điểm tuyệt đối toán cao cấp và đứng đầu cái khoa ấy (thực ra thì có sai dấu “+” thành dấu “-“ ở dòng kết quả cuối cùng nên cũng bị trừ một điểm để cho biết là sai sót ở đâu - mặc dù ngay sau khi nộp bào là tôi đã biết sai chỗ nào rồi). Và họ cứ thế trố mắt lên nhìn tôi bằng ánh mắt của sự ngõ ngàng không thể nào hiểu được.
Cái sự học, thực chất là ở mỗi con người, không cần cứ phải giảng viên chỉ dẫn giảng giải tận nơi nữa. Phải tự học và tự chịu trách nhiệm. Tuy rằng, việc dạy học ở Việt Nam đang diễn ra quá nhiều thứ nhàm chán và lạc hậu, nhưng các sinh viên cũng lại quá lười biếng trong việc tự tìm tòi và học hỏi, vì họ không học cho mình mà là để ra được trường và kiếm được việc làm hòng mưu sinh. Vì thế việc học của họ rất thụ động, không đòi hỏi gì ở giảng viên và cũng lại lệ thuộc hoàn toàn vào giảng viên - giảng gì học nấy, giảng thế nào biết thế đấy. Tôi còn nhớ là thi vào lớp tài năng và chất lượng cao ở Bách Khoa (là những người có điểm từ 27 trở lên hoặc có giải quốc gia từ giải nhì trở đi) mà có người còn không biết làm thế nào để chứng minh hàm bậc 3 có 3 nghiệm phân biệt (thực ra chỉ cần áp điều liện tích của “Ycđ (x) Yct < 0” là tìm được tham số m). Nói thế để thấy sự đào tạo và sự học của hệ thống giáo dục nước nhà là cả một vấn đề lớn. Nó khá nghiêm trọng.
Phải thay đổi nền tảng giáo dục mới mong thay đổi được chất lượng của những trí tuệ. Vì chúng ta đang đào tạo ra những cái máy nhiều hơn là những con người sáng tạo.
Lê Luân
Không có nhận xét nào