Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

INDO-PACIFIC (phần 10, bản dịch nguyên văn) MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC Ở ĐÔNG NAM Á

INDO-PACIFIC (phần 10, bản dịch nguyên văn) MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC Ở ĐÔNG NAM Á   ​Thông qua thực hiện “Chiến lược quốc phòng” ở khu vực In...

INDO-PACIFIC (phần 10, bản dịch nguyên văn)

MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC Ở ĐÔNG NAM Á
 
​Thông qua thực hiện “Chiến lược quốc phòng” ở khu vực Indo-Pacific, Mỹ đang ưu tiên thiết lập những quan hệ mới với các nước quan trọng ở ASEAN là Việt Nam, Indonesia và Malaysia; 

Các nước này cũng giữ vị trí trung tâm trong nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Indo-Pacific. Cả ba nước này đại diện cho các cỗ máy tăng trưởng kinh tế ở vị trí chiến lược trên tuyến hàng hải chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

Trong lúc duy trì chính sách ngoại giao độc lập, Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều ủng hộ tầm nhìn chung về một khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở, tập trung vào duy trì hòa bình, ổn định, và phát triển kinh tế thịnh vượng trong khu vực.
 
VIỆT NAM

​Bộ quốc phòng Mỹ đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam dựa trên những lợi ích và nguyên tắc chung, bao gồm quyền tự do hàng hải, tôn trọng trật tự thế giới theo luật pháp quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong nhiều năm qua, tiêu biểu là chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam của một tàu sân bay Mỹ vào tháng 03/2018.

​Bộ quốc phòng Mỹ đang làm việc để cải thiện năng lực quốc phòng của Việt Nam bằng cách cung cấp các phương tiện hỗ trợ an ninh như: máy bay không người lái Scan Eagle, máy bay huấn luyện T-6, một tàu độ bền cao từng trực thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ (WHEC), những tàu tuần tra nhỏ cùng các các trang thiết bảo trì và huấn luyện kèm theo. 

Quân đội Mỹ cũng tham gia vào những cuộc trao đổi huấn luyện hàng năm và các hoạt động tăng cường hợp tác song phương, trao đổi thông tin với bộ binh, không quân, hải quân và cảnh sát biển của Việt Nam. Hơn nữa, Bộ quốc phòng Mỹ còn cung cấp trang thiết bị kỹ thuật và huấn luyện để hỗ trợ Việt Nam triển khai đơn vị y tế trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018, và sẽ tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị cho các cuộc triển khai sắp tới.

​Quan hệ quốc phòng ngày càng mạnh mẽ đang tạo nền tảng cho sự hợp tác tốt hơn để giải quyết di chứng của chiến tranh và các vấn đề nhân đạo đã tồn tại trước khi hai nước nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Hướng tới chào mừng 25 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2020, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn cam kết ủng hộ những nỗ lực của Mỹ để làm sạch tình trạng nhiễm độc dioxin và dở bỏ những vũ khí chưa phát nổ, đánh giá cao những hỗ trợ của Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
 
INDONESIA
 
​Là những nền dân chủ lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, Mỹ và Indonesia cùng nhau chia sử nhiều lợi ích chiến lược, và năm 2019 này đánh dấu 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Mỹ ủng hộ tầm nhìn của Indonesia trở thành “điểm nhấn hàng hải toàn cầu” (Global maritime fulcrum) giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Indonesia và Mỹ hợp tác quốc phòng với sự hỗ trợ của Quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia được tái khẳng định vào tháng 10/2015. 

Quan hệ đối tác chiến lược tập trung vào sáu lĩnh vực chính để phát triển hợp tác quốc phòng: an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải (MDA), mua sắm quốc phòng và nghiên cứu phát triển chung, các hoạt động huấn luyện và gìn giữ hòa bình, chuyên nghiệp hóa, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR), chống lại những nguy cơ xuyên quốc gia như chủ nghĩa khủng bố và cướp biển.

​Mỹ và Indonesia thực hiện chương trình tập trận chủ động để nâng cao năng lực và khả năng trao đổi thông tin của mỗi bên dựa trên những nền tảng phổ biến như máy báy chiến đấu F-16 và trực thăng tấn công Apache. Có hơn 200 hoạt động quốc phòng song phương mỗi năm, một cuộc tập trận được Bộ tổng tham mưu hỗ trợ, và nhiều cuộc diễn tập ở cấp độ chính phủ diễn ra hàng năm.

​Indonesia là nước chủ yếu nhận tiền từ chương trình huấn luyện và đào tạo quân sự quốc tế (IMET) ở khu vực Indo-Pacific, được sử dụng để tăng cường tính chuyên nghiệp của lực lượng bộ binh, hải quân, không quân và cảnh sát biển. Những lĩnh vực hợp tác trong tương lai là phát triển những quan hệ đối tác trong công nghiệp quốc phòng để mở rộng hợp tác trong việc mua lại, chuyển giao công nghệ, cùng nghiên cứu, hợp tác công nghiệp và hỗ trợ logistics.
 
MALAYSIA
 
​Malaysia là nước có tầm quan trọng ở Đông Nam Á và Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng về quốc phòng và an ninh. Quan hệ Mỹ-Malaysia vẫn mạnh mẽ trong nhiều năm qua, và cả hai nước đang làm việc với chính phủ Pakatan Harapan để mở rộng hơn nữa quan hệ quan trọng này. 

Vai trò lãnh đạo khu vực của Malaysia, nền công nghiệp với công nghệ tiên tiến, nền kinh tế lớn và năng lực quân sự giúp Malaysia đóng vai trò đối tác quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Malaysia đã chứng minh năng lực và quyết định đóng góp cho an ninh khu vực, và Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ những yêu cầu an ninh đang nổi lên của Malaysia.

​Mỹ thực hiện hơn 100 hoạt động quân sự hàng năm với Malaysia, bao gồm tập trận chung, trao đổi chuyên gia theo chủ đề, và hợp tác trên các mục tiêu chung như an ninh hàng hải và chống chủ nghĩa khủng bố. Hai nước nâng cao khả năng trao đổi thông tin bằng cách kết hợp huấn luyện trên không, trên biển và đổ bộ ở nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước Malaysia. Hai nước đều tham gia thỏa thuận song phương Huấn luyện và hợp tác sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) và những cuộc tập trận thuộc chương trình Huấn luyện và hợp tác Đông Nam Á (SEACAT) và đang tăng cường hợp tác với Cơ quan thực thi luật hàng hải của Malaysia trong khuôn khổ hợp tác với Bộ ngoại giao Mỹ. 

Thông qua Sáng kiến an ninh hàng hải (MSI), Mỹ đang giúp Malaysia nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải (MDA) bằng cách cung cấp các cảm biến trên những nền tảng hiện tại. Mỹ đang triển khai một cố vấn hàng hải người Mỹ tại Malaysia để nâng cao quan hệ đối tác giữa hai nước, hợp tác về an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải (MDA). Malaysia cũng chủ động hợp tác trong các nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, cũng như thể hiện quan điểm ở khu vực để hỗ trợ nỗ lực toàn cầu chống Nhà nước hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS).

​Malaysia là đối tác rất quan trọng, đang gia tăng ảnh hưởng ở khu vực kể từ khi Mỹ nâng cao quan hệ thành Đối tác toàn diện vào năm 2014. Malaysia cũng là lãnh đạo trong nhiều thách thức an ninh khu vực ở Đông Nam Á, đặc biệt là an ninh hàng hải và chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. 

Ví dụ, Malaysia tham gia vào những cuộc tuần tra đa phương trên biển và trên không ở eo biển Malacca cùng với Indonesia, Singapore và Thái Lan, tập trung vào đối phó với nguy cơ ảnh hưởng đến vận tải biển quốc tế tại vùng biển quan trọng này. Malaysia cũng tham gia vào các cuộc tuần tra tương tự tại vùng biển Sulu và Celebes cùng với Indonesia và Philippines hướng đến đối phó với những phần tử cực đoan bạo lực. 

Cơ quan thực thi luật hàng hải Malaysia đã chính thức cam kết đăng cai diễn đàn Sáng kiến thực thi luật hàng hải Đông Nam Á (SEAMLEI) dành cho cấp lãnh đạo vào tháng 12/2019. Malaysia đóng vai trò lãnh đạo trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR), và hiện đang cùng Mỹ là đồng chủ tịch của Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-plus) và nhóm làm việc của những chuyên gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR).

​Quân đội Malaysia đã chứng minh tính chuyên nghiệp, năng lực và quyết định đóng góp cho an ninh khu vực và những nhiệm vụ quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Mỹ sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Malaysia để phát triển những yếu tố trên cũng như là những nỗ lực tương tự hỗ trợ cho một khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở.
 
CHƯƠNG TRÌNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CẤP NHÀ NƯỚC Ở KHU VỰC INDO-PACIFIC

​Chương trình quan hệ đối tác cấp nhà nước bắt đầu từ năm 1993 với các quan hệ đối tác giữa Lực lượng vệ binh quốc gia (National Guard) được chỉ định của Mỹ và những quốc gia Đông Âu mới giành được độc lập. Kể từ đó Chương trình quan hệ đối tác cấp Nhà nước đã mở rộng sang các khu vực khác, bao gồm Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh, Tây Âu và khu vực Indo-Pacific.

​Vào cuối năm tài khóa 2019, Mỹ sẽ có 79 quan hệ đối tác với 86 quốc gia, 12 quốc gia trong số đó thuộc khu vực Indo-Pacific:
Bangladesh / Oregon (2008)
Cambodia / Idaho (2009)
Indonesia / Hawaii (2006)
Malaysia / Washington (2017)
Mongolia / Alaska (2003)
Philippines / Hawaii, Guam (2000)
Thailand / Washington (2002)
Tonga và Fiji / Nevada (2014 & 2018)
Vietnam / Oregon (2012)
Vừa được thêm vào là:
Nepal (2019)
Sri Lanka (2019)

Nhóm dịch giả

#indopacifictiengviet





Không có nhận xét nào