Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Lại giải mã thêm chút xíu nữa về cuộc nổi dậy 18 thôn vườn trầu

Lại giải mã thêm chút xíu nữa về cuộc nổi dậy 18 thôn vườn trầu **** 1. Không có vụ cuộc nổi dậy Hóc Môn là vì theo lời hiệu triệu Cần Vương...

Lại giải mã thêm chút xíu nữa về cuộc nổi dậy 18 thôn vườn trầu

****

1. Không có vụ cuộc nổi dậy Hóc Môn là vì theo lời hiệu triệu Cần Vương của vua Hàm Nghi nào cả.  Bởi vì cuộc nổi dậy Hóc Môn diễn ra vào ngày 9 tháng 2 năm 1885, còn cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế là 5 tháng sau đó, tức là vào ngày 5 tháng 7 năm 1885. 

Theo bài Wiki này >> https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_V%C4%83n_H%E1%BB%9Bn#cite_note-5, luận điểm trên được viết tại trang 265-267 trong quyển sách Địa chí văn hóa TP. HCM tập 1, mà theo mình dò là do các thầy Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Lê Trung Khá, Võ Sĩ Khái, Nguyễn Đình Đầu chấp bút.  Nếu đúng là các thầy có viết như vậy, thì là các thầy đã bị sai.  Xin các bạn lưu ý và đừng đem điều này đi giảng cho thế hệ kế tiếp.

****

2. Không hiểu tại sao ngài Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá được người Việt tung hô là 2 thủ lãnh cuộc nổi dậy.  Theo bản cáo trạng Pháp ngữ >> http://www.thesaigonposts.net/2019/09/ve-vu-18-thon-vuon-trau-hoc-mon.html  thì vị thủ lãnh là đề đốc Nguyễn Văn Bương (hay Bường).  Chính ngài này đã ra kế hoạch, đã hiệu triệu mọi người, và để ngài Phan Văn Hớn là người tổng chỉ huy cuộc nổi dậy tại Hóc Môn (vì cuộc nổi dậy này không chỉ có cánh quân Bà Điểm của ngài Phan Văn Hớn, mà còn có vài cánh quân khác nữa).  

****

3. Theo quyển Abrégé de l'histoire d'Annam, được viết bởi tác giả Alfred Schreiner vào năm 1906, mà bạn có thể tải tại đây >> https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5844383k/f423.image.r=pham-van-hon%22doc-phu-Ca%22, trong phần SOULÈVEMENTDE SI-VATTHA & ASSASSINAT DU DOC PHU SU CA, trang 408, thì cuộc nổi dậy này xảy ra vào giai đoạn khi người Khmer đứng lên chống Pháp sau hiệp ước 1884 giữa Pháp và chính quyền Khmer.  Như vậy, rất có thể là người Việt miền Nam khi này, biết có sự nổi loạn bên Campuchia, nên họ đã nổi dậy để giành lại quyền tự trị từ tay người Pháp.  Hình như điều này chưa bao giờ được nhà nghiên cứu Việt Nam nào viết cả.

****

4. Theo bản cáo trạng Pháp ngữ >> http://www.thesaigonposts.net/2019/09/ve-vu-18-thon-vuon-trau-hoc-mon.html  những kế hoạch đánh ra sao trong cuộc nổi dậy Hóc Môn là từ ngài Nguyễn Văn Bương (Bường).  Ngay cả việc giết ngài Đốc Phủ Sứ Ca là từ ngài Nguyễn Văn Bương (Bường).  Nếu đúng là thế, thì chắc không có vụ do ngài Trần Tử Ca vu oan ngài Phan Văn Hớn đi tù Côn Đảo 5 năm, rồi ngài Phan Văn Hớn mãn hạn tù về, tự mình ngài Hớn lên kế hoạch đánh Hóc Môn rồi giết ngài Đốc Phủ Sứ Ca gì cả (như chúng ta đã được dạy và đọc bao nhiêu năm nay).

****

5. Theo bản cáo trạng Pháp ngữ >> http://www.thesaigonposts.net/2019/09/ve-vu-18-thon-vuon-trau-hoc-mon.html  sau khi đã đánh úp thành công Hóc Môn, ngài Phan Văn Hớn dẫn quân quay về đánh Sài Gòn, nhưng vì không nhận được lửa hiệu từ ngài Nguyễn Văn Bương (Bường), nên ngài Hớn đã tự giải tán quân, chứ không có việc quân ta đánh không lại quân Pháp vì vũ khí thô sơ, và quân Pháp tàn sát quân ta gì cả.

****

6. Theo bản cáo trạng Pháp ngữ >> http://www.thesaigonposts.net/2019/09/ve-vu-18-thon-vuon-trau-hoc-mon.html  ngài Phan Văn Hớn là một nhà nông giàu và rất có tầm ảnh hưởng trong khu vực địa phương.  Như vậy theo lý thuyết, chắc là ngài Phan Văn Hớn là một địa chủ, nắm trong tay đất đai và tài sản, có quyền có thế.  Không biết những nhà nghiên cứu Việt Nam có còn viết dạng hô hào ngài Phan Văn Hớn đứng ra bảo vệ người nghèo gì nữa hay không, vì xưa nay, chúng ta chưa bao giờ đã đọc được logics về có một vị địa chủ nào mà đứng ra bảo vệ người nghèo gì cả.  Vậy rất có thể, cuộc nổi dậy 18 thôn vườn trầu này, nó chả có gì liên quan đến sự căm hờn của nhân dân Hóc Môn vì ngài Đốc phủ sứ Trần Tử Ca là một vị đốc phủ sứ ác độc hay hiếp đáp họ gì cả.  Nếu thủ lãnh Phan Văn Hớn là một địa chủ, và ngài nghe theo lệnh ngài Nguyễn Văn Bương (Bường), thì sự giết ngài Đốc phủ sứ Ca, là một quyết định nằm trong một chuỗi kế hoạch, chứ không liên quan gì tới người nghèo Hóc Môn, tới ngài Phan Văn Hớn có thù với ngài Trần Tử Ca gì cả.  

Nếu đúng là như thế, thì hóa ra cuộc nổi dậy Hóc Môn chưa bao giờ là khởi nghĩa vì trả thù cho người nghèo gì như chúng ta đã được dạy cả.

****

Theo nàng Tố Lan Lan Nguyen, biên bản hỏi cung trong vụ nổi dậy Hóc Môn này còn được lưu giữ tại thư viện Harvard Yenching.  Nếu bạn nào hay thầy cô nào có access tới những dữ liệu này, xin chia sẻ chúng để người Việt được đọc rõ và kỹ về những gì đã được khai về cuộc nổi dậy này.

Bởi vì chúng ta có trách nhiệm với lịch sử, và bất ngờ nhất, là làm thế nào mà một cuộc nổi dậy của người miền Nam, rất có thể là để dành sự độc lập dân tộc, lại bị / được các sử gia Việt Nam, viết bậy nó thành ra là một cuộc nổi dậy theo lời gọi Cần Vương chưa xảy ra ngoài Trung, và lại có cả sự tư thù nào đó của ngài Phan Văn Hớn và Trần Tử Ca trong ấy ? Lẫn chuyện gì đã xảy ra với ngài Nguyễn Văn Bương (Bường), người chủ mưu vụ nổi dậy Hóc Môn này, chả lẽ cả trăm năm nay, người Việt chúng ta tôn thờ lộn thủ lãnh cuộc nổi dậy 18 thôn vườn trầu hay sao ?

Và khi bạn bước vô ngôi đền thờ ngài Phan Công Hớn ở Hóc Môn mà thắp cho ngài một nén nhang, chắc là bạn cũng nên suy nghĩ về những điều mình nêu bên trên bạn nhỉ ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào