Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON NGƯỜI BỚT ÁC ĐI?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON NGƯỜI BỚT ÁC ĐI? Cái vụ người anh tàn sát cả nhà người em, không phải đây là lần đầu tiên hiếm hoi. Mà trong chục năm qua...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON NGƯỜI BỚT ÁC ĐI?

Cái vụ người anh tàn sát cả nhà người em, không phải đây là lần đầu tiên hiếm hoi. Mà trong chục năm qua, đã có hàng chục vụ việc người thân tàn sát nhau. Có trường hợp do bộc phát do bị kích động mạnh tại thời điểm, cũng có trường hợp chủ tâm, có chuẩn bị từ trước. Nguyên nhân phần lớn các vụ việc thường rơi vào tranh chấp quyền lợi.

Còn người không có quan hệ ruột thịt, người quen, người lạ, bạn bè, quan hệ xã hội... giết nhau thì vô số. Không hài lòng một câu nói vu vơ, nợ nhau dăm ba trăm đồng, va quệt nhẹ ngoài đường, tự nhiên nhìn mặt thấy ghét... đều có thể gây gổ dẫn đến xô xát và giết nhau. Vô duyên vô cớ và không gì vô lý và vô cùng lạ lùng, là bạn giành nhau trả tiền ăn sáng, rồi đâm nhau luôn!

Trong tất cả các kết luận điều tra của công an, cáo trạng của VKS, bản án của toà án, người ta đều chỉ ra nguyên nhân, tình huống dẫn đến hành động của con người. Tuy nhiên tất cả các dẫn giải đó đều chỉ nói đến nguyên nhân trực tiếp (tức “cái cớ” như trên). Nhưng còn nguyên nhân sâu xa, gốc rễ là gì thì không văn bản nào nói tới. Mà không nói tới cũng đúng thôi, vì cái nguyên nhân gốc rễ chỉ lý giải hiện tượng xã hội, chứ không thể lấy đó làm nguyên nhân buộc tội.

Vì sao con người ngày càng trở nên tàn ác, lạnh lùng, máu lạnh, nguy hiểm như thế? Và đáng sợ hơn là tình trạng này ngày càng phổ biến hơn, hành động dứt khoát hơn, bạo liệt hơn, bất chấp hơn, không hề sợ tù tội, không lăn tăn áy náy lương tâm?

Những băn khoăn về hiện tượng trên không chỉ mới đây. Người ta đã hỏi nhau nhiều rồi và đây đó cũng đã có câu trả lời, lý giải. Nhưng những câu trả lời có vẻ chưa làm thoả mãn nỗi lo âu của xã hội, vì hành vi tội ác của con người ngày càng diễn ra nhiều hơn, lạnh lùng dã man hơn. 

Điều thấy lạ là mãi đến giờ chưa có một nghiên cứu đầy đủ thấu đáo về hiện tượng này. Có lẽ đây là một thiếu sót. Con người vô cảm gây nên hành vi phạm tội đã đành, không lẽ cộng đồng cũng vô cảm với hiện tượng này đến mức không để tâm, không tìm hiểu?

Có lẽ các giáo sư tiến sĩ, các nhà tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, các chuyên gia nên có hẳn một công trình nghiên cứu thấu đáo về tình trạng này. Có lý giải thấu đáo, có tìm ra nguyên nhân gốc rễ, thì mới mong có được giải pháp chính xác để làm giảm tình hình. Bởi lẽ tất cả những lý giải nguyên nhân trong kết luận điều tra, trong cáo trạng, trong bản án đều chỉ là cái cớ trực tiếp để giải toả cảm xúc chứ không phải là nguyên nhân bản chất. Cứ căn cứ vào những cái nguyên cớ trực tiếp đó để bỏ tù, xử bắn, thì có vẻ như đến giờ này cơ quan thực thi pháp luật đã không còn xử lý kịp, không bắn kịp, và không còn đủ nhà tù để giam giữ (đến mức đã có ý kiến đưa ra là bỏ tù tại gia, làm lồng sắt giam tù nhân tại nhà của họ, một đề xuất buồn cười nhưng nó lại nói lên được một tình trạng đáng lo ngại, đó là tội phạm gia tăng quá nhanh, quá nhiều, quá khủng khiếp).

Ở Sài Gòn, người ta luôn sống trong tình trạng bất an. Ngoài những rủi ro khác, người ta còn có một nỗi sợ có vẻ vô cớ nhưng trong thực tế đã từng xảy ra, đó là có thể bất thình lình bị... đâm chết bất cứ lúc nào! Nói đây không phải là bịa chuyện để doạ, mà đã không ít lần xảy ra. Đang ngồi trong nhà, ngồi trong quán, tự nhiên bị họ rượt đánh nhau và đâm trúng vào mình! Vậy nên, tại sao người Sài Gòn thường xuyên khoá cổng mặc dù đang có người trong nhà! Có người trong nhà thì đâu có sợ bị trộm mà khoá cổng? Chỉ là khoá để ngừa những cái bất ngờ không lường được, những cái hoạ từ trên trời rơi xuống vô phương đón đỡ đó thôi. Nhớ xưa cụ Nguyễn Công Trưa đã viết “Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”, cớ sao nay đất nước thái bình mà khoá đóng then cài, cửa len chặt? Có phải đất nước tuy đã hết đạn bom nhưng vẫn chưa thực sự thái bình, bởi người dân đâu đã được thực sự an hưởng cảnh thanh bình? Lỗi này thuộc về ai?

Ta đang sống trong một xã hội đầy bất an. Vì đâu?

Vỹ Đặng



Không có nhận xét nào