MỆNH ĐỀ CỦA SỰ ĐỘC TÀI Ít nhất cho đến nay, tôi thấy ông Thưởng đã giữ lời, đó là “không ngại đối thoại”. Nhưng chỉ được một nửa. Vì ở đây, ...
MỆNH ĐỀ CỦA SỰ ĐỘC TÀI
Ít nhất cho đến nay, tôi thấy ông Thưởng đã giữ lời, đó là “không ngại đối thoại”. Nhưng chỉ được một nửa. Vì ở đây, họ tự biên tự viết và tự đưa ra mọi quan điểm, chứ không ai được “đối thoại” theo đúng nghĩa của từ này.
Ngay từ đầu, họ, nhân danh và dùng danh từ “Việt Nam” mà không biết họ dùng với phạm vi và trên cơ sở nào? Nếu nói “nhân dân” thì phải có sự trưng cầu dân ý trước khi có sự dùng khái niệm toàn thể này.
Nếu nói đây là quan điểm của Đảng thì có thể đúng, nhưng chưa chắc, vì như đã biết là ngay trong đảng cũng đã có “hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hoá”, tức những suy nghĩ và tư tưởng khác với Đảng, mà thực chất là những người lãnh đạo cao nhất của Đảng (BCT hoặc BCH Trung Ương Đảng).
Việc tự khẳng định mệnh đề “không cần và không chấp nhận đa đảng” là đang khẳng định sự độc tôn và độc đoán của những kẻ viết bài - không tham khảo ý dân mà đã tự cho mình quyền quyết định “không cần và không chấp nhận”. Nhân dân mới là chủ quyền lực chính trị và quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có thể chế chính trị - Hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Và những vấn đề quan trọng phải trưng cầu dân ý.
Đa nguyên chính trị hay đa đảng phái là một thực tế hiển nhiên phổ biến trên toàn thế giới, ngay cả Trung Quốc, dù là một chế độ độc tài do Đảng cộng sản lãnh đạo nhưng cũng có tới 8 đảng khác được hoạt động (dù chỉ là hình thức mà không quyết định được đến nhân sự hay cách thức tổ chức nhà nước). Con người vốn là đa dạng và tư tưởng là đa nguyên, thế nên bản thân sự tồn tại tự nhiên này là một tiền đề để thấy được cái tất yếu mà nó, thể chế chính trị, phải phù hợp với mưu cầu đa dạng của nhân dân.
Với nền tảng: một người dân cũng là nhân dân, một ý kiến hay quan điểm khác cũng là một quan điểm và được tôn trọng như toàn bộ số còn lại - sức mạnh chính trị là như nhau. Trong một cuộc bầu cử, với số phiếu quá bán là một cách thức để chọn lựa ứng viên, thì không có nghĩa số quá bán đó là chủ nhân của nhà nước hoặc có quyền quyết định mọi vấn đề khác, mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc bầu cử và ngay tại lúc đó. Và cũng cần phải đặt ra câu hỏi: việc bầu cử đã thực hiện theo cách thức nào và có đảm bảo sự dân chủ thực sự của nó hay không?
Khi chưa trưng cầu ý dân, mà đã tự mình khẳng định, tức tước bỏ, những vấn đề trọng đại đối với quyền lực của nhân dân (không cho bất cứ người dân nào cơ hội được bàn luận hay tham gia vào cái sự được coi là vấn đề). Thật lạ lùng là, họ một mình phát loa ra cộng đồng, và bảo rằng đó là dó cộng đồng quyết định những gì họ nói, chứ không phải là chính họ làm vậy.
Theo đúng cái thuyết triết học Marx mà chính họ đang tôn thờ, một sự vật luôn phải có những mặt đối lập để đấu tranh và phát triển, thế mà không chấp nhận có các mặt đối lập (ở đây là đảng đối lập), thì nghĩ là phủ nhận nguyên lý của sự vận động và phát triển của sự vật trong chính triết học chủ nghĩa mà họ vẫn truyền thụ không ngừng nghỉ suốt gần thế kỷ qua.
Lê Luân
Không có nhận xét nào