MỘT Ý NGHĨA RẤT QUAN TRỌNG KHI QUỐC HỘI VENEZUELA PHÊ CHUẨN CHỨC VỤ TỔNG THỐNG LÂM THỜI CHO ÔNG GUAIDO Tại hội nghị OAS diễn ra ngày 12/9/20...
MỘT Ý NGHĨA RẤT QUAN TRỌNG KHI QUỐC HỘI VENEZUELA PHÊ CHUẨN CHỨC VỤ TỔNG THỐNG LÂM THỜI CHO ÔNG GUAIDO
Tại hội nghị OAS diễn ra ngày 12/9/2019, có 12 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ việc thực hiện sáng kiến chống lại quân đội của độc tài Maduro ở Venezuela với quan điểm quân đội của Maduro đại diện cho "mối đe dọa đối với an ninh của khu vực", sau khi Colombia cáo buộc Maduro bảo vệ các nhóm vũ trang trong lãnh thổ của mình.
Sáng kiến được 12 quốc gia thông qua đó là kích hoạt Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Liên Mỹ - TIAR. TIAR là một thỏa thuận được ký vào tháng 9/1947 tại Rio de Janeiro, Brazil. Nó hoạt động như một cơ chế bảo vệ lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên của OAS. Hiệp ước được Mỹ áp đặt vào khu vực trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, với mục đích hợp pháp hóa các can thiệp quân sự ở Mỹ Latinh vì lý do ý thức hệ.
Venezuela đã rút khỏi hiệp ước TIAR vào năm 2013 cùng với các quốc gia khác liên quan đến Liên minh Bolivar dành cho nhân dân Nam Mỹ (ALBA), bao gồm cả Bolivia, Ecuador và Nicaragua.
Tuy nhiên, Quốc hội Venezuela do phe đối lập do ông Guaido làm chủ tịch đã phê chuẩn để Venezuela tái gia nhập hiệp ước TIAR vào ngày 23/7/2019. Nhưng theo Hiến pháp của Venezuela năm 1999, tại Điều 236 có quy định rằng "nhân vật công chúng có các nghĩa vụ và nghĩa vụ của họ là để ăn mừng và phê chuẩn các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế, phải là tổng thống và không phải là nhà lập pháp".
Vì vậy, nếu Quốc Hội Venezuela không sớm phê chuẩn chức danh tổng thống lâm thời cho ông Guaido thì việc Quốc Hội Venezuela đã phê để Venezuela tái gia nhập hiệp ước TIAR vào ngày 23/7/2019 sẽ bị phe Maduro và các quốc gia ủng hộ độc tài Maduro cho là vi hiến, đã vi hiến thì tính pháp lý sẽ không có và Quốc Hội Venezuela sẽ bị người dân Venezuela cho là lạm quyền, vi phạm Hiến pháp, một tội danh thuộc hàng trọng tội. Điều này sẽ làm cho Quốc Hội do ông Guaido làm chủ tịch sẽ mất uy tín nghiêm trọng và tạo cớ cho độc tài Maduro viện dẫn Điều 236 của Hiến pháp Venezuela năm 1999 để kết tội "phản quốc" vì cấu kết với ngoại bang khi Hiến pháp không cho phép.
Do đó, sau quá trình thảo luận và bị các thế lực ủng hộ độc tài Maduro như Nga, Tàu, Nicaragua và cả Mexico lên án việc Venezuela tái gia nhập hiệp ước TIAR cũng như việc 12 quốc gia trong đó có Mỹ đã bỏ phiếu kích hoạt lại hiệp ước TIAR tại Hội nghị OAS diễn ra ngày 12/9/2019, Quốc Hội Venezuela đã khẩn trương phê chuẩn chức danh tổng thống lâm thời cho ông Guaido để lấp vào chỗ trống pháp lý. Đó là một trong những ý nghĩa quan trọng để phát huy Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Liên Mỹ - TIAR nhằm bóp chết quân đội của độc tài Maduro./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào