Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NAH SƠN VÀ ẾCH VÀ BÁO - CHÍNH TRỊ TRONG LỜI NHẠC

[NAH SƠN VÀ ẾCH VÀ BÁO - CHÍNH TRỊ TRONG LỜI NHẠC] Nếu là một người trẻ quan tâm đến đất nước thì ít nhiều bạn sẽ biết đến Nah Sơn và Ếch ...

[NAH SƠN VÀ ẾCH VÀ BÁO - CHÍNH TRỊ TRONG LỜI NHẠC] Nếu là một người trẻ quan tâm đến đất nước thì ít nhiều bạn sẽ biết đến Nah Sơn và Ếch & Báo. Cả hai đều đã có góp sức quan trọng cho âm nhạc và quá trình đánh thức tỉnh giới trẻ. Nhưng lại có hai kết quả khác nhau. Ở đây không soi mói vào đời tư của họ mà chỉ nhìn vào chuyên môn và tác động.

Vào cuối năm 2014, Nah Sơn và các bạn đã cho ra bài ‘Làm Việc Nước’ và nhanh chóng trở thành viral. Nó trở thành một hiện tượng âm nhạc ngầm không phải vì âm điệu mà thông điệp mang tính chất chính trị của nó. 

“Tao đang làm việc nước, công việc đó cứ để tao lo cho.” Lời nhạc nghe vô tội nhưng chứa đầy ý nghĩa. Kể từ khi Viet Dragon qua đời, giới âm nhạc Việt không có ai đủ sức để thực hiện một chiến dịch nhằm thúc đẩy nhận thức về xã hội trong tư duy các bạn trẻ. Nhưng cố tình hoặc vô tình, bài hát và clip với những hình ảnh nhạy cảm đã khôi phục lại phong trào.

Sau đó vào khoảng đầu năm 2015, Nah Sơn tiếp tục ra một tác phẩm nữa và đây có thể là thành tựu vĩ đại nhất của anh, Đ*t Mẹ Cộng Sản (#đmcs). Không chỉ trở thành một chủ đề gây bàn tán, nó còn là khởi đầu cho một phong trào vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ, dù đã lặng. 

Không hiểu vì lý do gì, có thể là vì các bạn trẻ và những người khác đã phải chịu đựng quá lâu trong sự câm nín. Khi họ nghe câu “Tao không vào địt ngục thì ai? #đmcs” - họ cảm giác như có ai đó đang nó thay mình về những tiêu cực của đất nước. Từ bao giờ quan tâm đến tình hình xã hội là một điều sai trái, “Muốn thay đổi đất nước là sai? #đmcs.”

Thành công của một bài hát không chỉ dựa trên lượng view mà vào tác động của nó. #đmcs đã làm được một điều mà nhiều trang báo chí lề trái đã thất bại, đó là biến chính trị thành một cái gì đó rất ‘cool’ và thú vị. Tự dưng tìm hiểu về lịch sử và xã hội trở thành một trào lưu dù chỉ nhất thời. Mậu Thân 1968 là gì? Bauxite trên Tây Nguyên là gì? Giải phóng là gì, ai giải phóng ai? Cùng với sự phát triển của Triết Học Đường Phố, Nah Sơn đã đánh thức thế hệ trẻ, dù chỉ là một ít.

Nhưng sau đó thì không biết vì lý do gì mà anh ta đã dừng lại. Từ #ĐMCS lại chuyển sang Bitcoin, tiền ảo, cần sa, ăn chay và những thứ không liên quan khác. Có thể là do áp lực hoặc bản thân cảm thấy mệt mỏi. Nhưng xu hướng không dừng ở đó.

Vào cuối năm 2015 và 2016 thì xuất hiện thêm hai bạn trẻ, Ếch và Báo, tiếp tục những gì Nah Sơn bỏ lại. Với những lời nhạc sáng tạo nhưng không quá khiêu khích, Young H và B Ray đã khiến chính trị trở nên đề tài vui nhộn. Thay vì chửi trực tiếp thì họ dùng lời nhạc để miêu tả xã hội.

“Cửa nhà em làm sao mà anh vô, khi mà bố của em là cán bộ?” “Tao chỉ mong bữa ăn có dĩa cá, còn sắt thép thì để tụi mày ăn.” “Ông CAn ơi ông CAn, con mời ông lên con biếu ông nhang.”

Nhưng chỉ sau 1-2 năm thì họ lại phải ngừng lại vì lý do nào đó. Thay vì soi mói đời tư thì hãy nhìn vào những thành quả. Sự sáng tạo của họ đã để lại những tuyệt phẩm underground như ‘Bố em là cán bộ,’ ‘Cá thép,’ ‘Ông can,’ ‘Ông lớn về làng’ và ‘Vote for us.’ Cho tới bây giờ thì các bạn trẻ vẫn còn nghe, trong đó có tác giả bài viết này.

Hiện tại thì B-Ray sau một thời gian dài ở Mỹ đã về Việt Nam gặt hái nhiều thành công trong show biz. Bây giờ người ta biết đến anh ta qua những bài như ‘My Ex hate me’ và ‘Anh nhà ở đâu thế’ cùng với Amee, người hát cặp với anh.

Nhìn một tài năng thành công rực rỡ thì không ít người đã cảm thấy tiếc nuối cho Nah Sơn. Nếu như không vì #ĐMCS thì bây giờ có thể đã nổi tiếng trong show biz. Có nhiều lý do giải thích kết quả này. Như Nah Sơn thì có gia đình ở Việt Nam cho nên phải chịu sức ép, trong khi B-Ray thì an toàn với quốc tịch Mỹ cho nên có thể làm lâu dài hơn. Hoặc Nah Sơn thì chửi trong khi Ếch và Báo thì sáng tạo hơn.

Nhưng cho dù quan điểm của bạn là gì đi nữa thì hãy cảm ơn sự đóng góp của ba nhân tài âm nhạc này. Họ đã làm thức tỉnh nhiều người. Bạn có thể không đồng ý với quan điểm nhưng phải thừa nhận những thành tựu họ để lại. Những lời nhạc kia đã là cảm những cho nhiều bạn trẻ, trong đó có tôi.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào