Đọc lại hồi ký John White và xin được trả lại tên cho ngài Huỳnh Công Lý vì vị tham quan người Việt trong cuốn hồi ký này thật ra là ngài .....
Đọc lại hồi ký John White và xin được trả lại tên cho ngài Huỳnh Công Lý
vì vị tham quan người Việt trong cuốn hồi ký này thật ra là ngài ... Trịnh Hoài Đức
Nếu bạn đọc bài viết về Sài Gòn của thầy Nguyễn Đức Hiệp tại đây >> https://sites.google.com/site/nkltnguyenduchiep/tuyen-tap-nguyen-dhuc-hiep/sai-gon-cho-lon-the-ky-17-den-the-ky-19-phan-2, thầy phân tích rằng vị phó tổng trấn Gia Định năm 1819 được viết trong quyển hồi ký này chính là ngài Huỳnh Công Lý, một vị quan bị mang tiếng xấu cho tới nay.
Thầy Hiệp đã dẫn ra các đoạn viết trong bản hồi ký này, và chắc là do thầy Hiệp đọc trong bản hồi ký này có vụ kinh An Thông đang được đào, nên thầy nghĩ là ngài John White viết chê bai vị quan bủn xỉn ấy là ngài Phó Tổng Trấn Huỳnh Công Lý.
Nhưng thật ra, vào tháng 10 năm 1819 Tây Lịch này, khi ngài John White đi gặp vị quan trên, thì ngài John White chép là acting governor, không hẳn là phó tổng trấn gì cả, mà đó chính là Hiệp tổng trấn.
Mà Hiệp tổng trấn Gia Định vào tháng 10 năm 1819 Tây lịch là ai ? Thì chính là ngài Trịnh Hoài Đức. Sử kiện này nằm trong bộ dịch sử Đại Nam Thực Lục Tập 1, đoạn năm 1816 "Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Hoàng Đức dâng biểu nói: “Nay Phó tổng trấn Trương Tấn Bửu và Tham tri Lê Bá Phẩm đều đã về Kinh, thần là kẻ thường tài, ở một mình ở nơi xung yếu, bận rộn, nhiều việc chồng chứa, xin chọn người làm phó”. Dâng biểu tâu. Vua bảo Nguyễn Văn Nhân rằng : “Gia Định là thành lớn ở phương Nam, lại có việc ngoại giao quan trọng, không có được người giỏi thì không xong”. Bèn lấy Thượng thư Lại bộ là Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn Gia Định.".
Và ngay luôn trong đoạn văn dịch mà thầy Hiệp đã dịch, rằng là "Có thể ông ấy cảm thấy bị đụng chạm nao núng; nhưng làm sao mà chúng tôi có thể biết, hay đoán là, ngài 'Oung-quan tung keon' (ông quan tổng trấn), người giữ chức vị thứ hai ở Đồng Nai, và đã một lần có vinh dự đại diện cho nhà vua oai nghiêm ở triều đình Bắc Kinh (đây là sự kiến có thật)", nó cho chúng ta biết, vị quan Hiệp tổng trấn này đã thay mặt vua năm xưa làm sứ sang Bắc Kinh Trung Hoa, và đó chính là ngài Trịnh Hoài Đức đã dẫn sứ đoàn Việt qua Trung Hoa cầu kiến vua Thanh năm 1802, mà bạn có thể đọc ở bản dịch sử Đại Nam Thực Lục Tập 1 đoạn "Lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Hộ bộ (Chính khanh ở lục bộ chưa có danh hiệu là thượng thư, nhân có mệnh đi sứ nên mới đặc gia chức ấy), sung chánh sứ sang nước Thanh, Ngô Nhân Tĩnh làm Hữu tham tri Binh bộ, Hoàng Ngọc Uẩn làm Hữu tham tri Hình bộ sung chức phó sứ, đem quốc thư và phẩm vật, lại đem cả ấn sách đã bắt được do người Thanh phong cho giặc Tây Sơn ...".
Như vậy, những gì thầy Hiệp viết là ngài John White chê bai ngài Huỳnh Công Lý, xin bạn chuyển chúng qua thành ra là những câu chê bai của ngài John White dành cho ngài Trịnh Hoài Đức, chứ chẳng có liên quan gì đến ngài Huỳnh Công Lý cả.
Ví dụ như câu chê bài này mà ngài John White đã dành cho ngài Trịnh Hoài Đức mà thầy Hiệp đã dịch:
****
Có thể ông ấy cảm thấy bị đụng chạm nao núng; nhưng làm sao mà chúng tôi có thể biết, hay đoán là, ngài 'Oung-quan tung keon' (ông quan tổng trấn), người giữ chức vị thứ hai ở Đồng Nai, và đã một lần có vinh dự đại diện cho nhà vua oai nghiêm ở triều đình Bắc Kinh (đây là sự kiến có thật), thực ra là một người nhỏ mọn buôn đường và các hàng khác, thông đồng với các con buôn lặt vặt tầm thường khác để hưởng lợi bằng sự lừa gạt và tống tiền những người nước ngoài, đã dùng hết sức của mình để đến từ xa mong đáp lại những thuận lợi và vui thú trong cuộc trao đổi thương mại thân thiện với họ ?...
Sau bữa ăn ngắn, ông ta đứng lên khỏi ghế và trở lại bục ngồi, và ngay lập tức hỏi là chúng tôi có những đồ gì đặc sắc lạ không để cho ông xem; chúng tôi trả lời là không có, vì biết được hậu ý của ông ta; nhưng một trong những người thông ngôn (những người này, nói ra, đều là đểu cáng không biết xấu hổ) nói với ông ta là nó đã thấy trong phòng tôi một khẩu súng săn hai nòng, nên bắt buộc tôi phải đưa ra; sau khi chiêm nghiệm thán phục tài nghệ khéo léo của cây súng; ông ta tỏ ý hạ cố muốn mượn cho chuyến đi săn ngày mai. Tôi đành phải tuân theo ước muốn một cách miễn cưỡng hết sức của tôi; và may mắn đây là cơ hội mà tôi rời nó cuối cùng, không có cơ hội nào khác sau này, bởi vì tôi không bao giờ thấy nó lại nữa, ngay cả những cố gắng sau này trong lúc còn ở đây, tôi cũng không thấy một thoáng của nó, ngài phó tổng trấn tự cho rằng đây là một món quà."
Tức là câu này trong bản Anh ngữ trang 287:
Our answers to the first questions were easily given in a most ingenuous manner, and with honest pride; and in regard to the second, who, in our situation, would not have answered, “Very well?” We, however, did not fail to complain of the sugar merchants, on whom we bestowed several epithets,by no means of a flattering nature; a very considerable part of which he might with great propriety apply to himself, without fear of encroach ing on the property of others. He probably felt his “withers wrung;” but how were we to know, or could we surmise, that the great “Oung-quan tung-keon,” the second officer in rank in the division of Don-nai, and who had once the honour to represent his august sovereign at the court of Pekin (which was the fact), was a petty dealer in sugar and other merchandise, and was leagued with other petty dealers to gain by fraud and extortion an undue advantage over strangers, who were in their power, and who had come such a distance to reciprocate the advantages and pleasures of a friendly commercial intercourse with them? His excellency was pleased to join in the invectives against the sugar-merchants, and to reiterate his advice of a former day, to practise patience.
A collation was then served, of which he ate sparingly. We presented him some wine, of which he took part of a glass, and passed the bottle to his attendants, who soon dispatched it. A bottle of cordial met the same reception.
After a short repast, during which he sat in a chair, he rose and returned to his platform, and immediately asked, if we had any objects of curiosity to show him, to which we answered in the negative, being aware of his motive; but one of the linguists (who by the way were all shameless rogues) told him he had seen in my apartment a double-barrelled fowling piece and shooting apparatus, which I was finally obliged to produce ; and after admiring the workmanship, he condescended to borrow it for a shooting excursion the next day. I was obliged to comply with his desire with the best grace I could assume; and it was fortunate that on this occasion I took my final leave of it, as no other opportunity occurred, for I never saw it again, nor could all the efforts I subsequently made during our stay procure me even a glimpse of it, his Excellency affecting to believe it a present. On this occasion we presented him with a few yards of scarlet broad-cloth, which he very much admired; and after promising us every assistance in his power, he took leave, having been with us about an hour and a half.
****
Yup, ngài Trịnh Hoài Đức yêu mến của người miền Nam chúng ta, người đã viết ra bộ Gia Định Thành Thông Chí, mà đến nay chúng ta vẫn còn chưa biết là bao nhiêu phần trăm nội dung thuộc về ngài, bao nhiêu phần trăm nội dung là người khác viết bậy vô, đã được một người ngoại quốc mô tả là một vị tham quan, bủn xỉn và đểu cáng như thế đấy.
Dĩ nhiên, người miền Nam mà chê ngài Huỳnh Công Lý thì quá là dễ rồi, vì ai ai cũng làm được cả. Nhưng sẽ có bao nhiêu người miền Nam, bao nhiêu học giả sẽ có đủ can đảm viết báo rằng ngài Trịnh Hoài Đức, dù được vương triều Nguyễn đánh bóng như một vị quan to thanh liêm, không có cả tiền để xây nhà, vua Minh Mạng phải cho tiền mà xây, hóa ra lại là một vị quan bủn xỉn, tham lam, và đểu cáng thế đấy.
Quyển hồi ký của John White có tên là A Voyage to Cochin China, bạn cứ tra mạng để tải xuống.
Và như thế, nếu mình đúng, chúng ta cần trả lại chính danh của sử kiện này, là những lời chê bai của một người thuyền trưởng Tây John White là dành cho ngài Trịnh Hoài Đức, chứ chưa bao giờ liên quan gì đến ngài Huỳnh Công Lý cả.
Và như mình có viết ở phần trên, theo sử Đại Nam Thực Lục, ngài Trịnh Hoài Đức là một vị quan to sống thanh liêm đến mức độ vua Minh Mạng phải cho tiền ngài xây nhà. Ấy thế mà thuyền trưởng John White, một người Tây, nhân chứng thời bấy giờ, cho ta biết, là ngài Trịnh Hoài Đức hóa ra là một vị tham quan bủn xỉn và tống tiền cả các thương nhân người nước ngoài.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào