Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Đọc thử bài phân tích câu từ Dạ Cổ Hoài Lang của thầy Trần Văn Khê

Đọc thử bài phân tích câu từ Dạ Cổ Hoài Lang của thầy Trần Văn Khê Thầy Trần Văn Khê quả là viết bài này thật đáng đọc.  Bạn đọc bài thầy Kh...

Đọc thử bài phân tích câu từ Dạ Cổ Hoài Lang của thầy Trần Văn Khê

Thầy Trần Văn Khê quả là viết bài này thật đáng đọc.  Bạn đọc bài thầy Khê viết tại đây >> https://tranvankhevietnam.blogspot.com/2012/12/tu-da-co-hoai-lang-en-vong-co-nhip-32.html.



Ở đây, có vài điều mình viết xuống, xin nêu ra để bạn có thấy gì đúng sai, xin cứ lên tiếng.

1. Chữ "từ" trong câu 1 "Từ là từ phu tướng" có nghĩa là từ biệt chứ không là "từ đây" như nhiều người cho là vậy.  

2. Câu 7 "Chàng dầu say ong bướm" mà thầy Khê đề nghị chưa hẳn đủ tính thuyết phục.  Bởi vì mình chưa được đọc truyện nào hay thơ nào có việc một người vợ thương chồng đi lính, do không ở chung với vợ, nên có vụ say chuyện ong bướm, vẫn OK, chỉ khuyên chồng "Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang".

Và ở đây người chồng đi lính chứ có phải đi buôn bán đâu mà có thời gian "say ong bướm" ?

Nên, chắc ý câu 7 và câu 8 ở đây là người vợ khuyên, dù chàng khi đi lính, đã tự mình cố gắng kiềm hãm và tránh xa chuyện ong bướm, nhưng thiếp xin chàng đừng lấy sự ưu phiền hay buồn bực vì không có chuyện chăn gối cùng các cô đó, mà trở nên buồn phiền, lại thành ra mà phụ nghĩa tào khang của đôi ta.

Như vậy, người vợ ở đây rất hiểu tâm lý của chồng mình, là khi người chồng xa vợ, ảnh phải cố gắng lắm để kiềm hãm việc ong bướm, cô hiểu nỗi đau khổ này, nên cô khen anh "Chàng dầu xa (chuyện) ong bướm", và cô khuyên chàng "Xin đó đừng (vì vậy mà muộn phiền tới nỗi) mà phụ nghĩa tào khang".

Chứ không thể như thầy Khê giảng là vợ OK cho chồng khi đi lính, cứ say vài chuyện ong bướm, miễn chồng đừng phụ nghĩa tào khang là được.

Vậy câu 7 cần là "Chàng dầu xa ong bướm", chứ không là "Chàng dầu say ong bướm" như thầy Khê đề nghị.

3. Câu 11 "Vọng phu vọng luống trông tin chàng" chắc phải là "Vọng phu vọng luống trông tin nhàn", vì đây mới đúng như ở câu 3 mà thầy Khê đề nghị "Vào ra luống trông tin nhàn".

4. Câu 16 "Duyên sắt cầm đừng lợt phai" cần là "Doan sắt cầm đừng lợt phai".  Xem Đại Nam Quốc Âm Tự Vị >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s292.png, "Doan cầm sắt - doan vợ chồng hòa hiệp cùng nhau".

5. Câu 18 "Hai chữ an bình an" cần là "Hai chữ an bằng an".  Xem Đại Nam Quốc Âm Tự Vị >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s34.png.

Như vậy, chắc là bài thơ Dạ Cổ Hoài Lang của thầy Trần Văn Khê nên được cập nhật lại là (với những chữ viết hoa):

1.    Từ là từ phu tướng
2.    Bửu kiếm sắc phong lên đàng
3.    Vào ra luống trông tin nhàn
4.    Năm canh mơ màng
5.    Trông luống trông tin chàng
6.    Ôi gan vàng quặn đau !
7.    Chàng dầu XA ong bướm
8.    Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9.    Đêm luống trông tin nhạn
10.   Ngày mỏi mòn như đá Vọng Phu
11.   Vọng phu vọng luống trông tin NHÀN
12.   Xin chàng chớ phụ phàng
13.   Chàng ơi ! Chàng có hay ?
14.   Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15.   Biết bao thuở đó đây sum vầy ?
16.   DOAN sắt cầm đừng lợt phai.
17.   Là nguyện cho chàng
18.   Hai chữ an BẰNG an
19.   Trở lại gia đàng
20.   Cho én nhạn hiệp đôi

Còn các dị bản khác như bài hát thời nay, bài của Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, mình đọc lên thấy họ có vẻ chưa đọc kỹ tự vị miền Nam, nên xin miễn bàn.  Vì thấy bài phân tích của thầy Trần Văn Khê khá hay và đáng đọc, nên mình đọc và xin được viết xuống như vậy.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào