Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SAO HỎI NGƯỜI MÀ KHÔNG HỎI MÌNH ?

SAO HỎI NGƯỜI MÀ KHÔNG HỎI MÌNH ? 1. Bậc quân tử luôn trách mình mà không trách người. Bởi vì từ khi bắt đầu đi học đã được bố mẹ và thầy cô...

SAO HỎI NGƯỜI MÀ KHÔNG HỎI MÌNH ?

1. Bậc quân tử luôn trách mình mà không trách người. Bởi vì từ khi bắt đầu đi học đã được bố mẹ và thầy cô răn dạy: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” .

Bậc thứ dân, muốn trách người thì phải biết người sẽ trách lại, ấy là do “Lòng vả cũng như lòng sung”.  

Kẻ tiểu nhân thì luôn chỉ biết trách người.

2. Trong lễ nhận chức ngày 20/1/1961 Tổng thống Kennedy đã có “mệnh đề” bất hủ: “ Và như vậy, các bạn Mỹ của tôi: hỏi không phải đất nước của bạn làm được gì cho bạn – hỏi bạn làm được gì cho đất nước của bạn. Các bạn công dân toàn thế giới của tôi: hỏi không phải Mỹ sẽ làm được gì cho bạn, mà cùng nhau chúng ta sẽ làm được gì cho tự do của con người ”(And so, my fellow americans: ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country. My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man).

3. Hoàn cảnh và mục đích của “ mệnh đề” trên trong diễn văn nhận chức của TT Kennedy hoàn toàn khác biệt với điều bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói về sửa đổi “ Luật Thanh niên” hôm 10/9/2019 : 

"Ra luật này thanh niên đọc, nghiên cứu thì phải thấy chúng ta phải làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải Tổ quốc phải làm gì cho ta" (Thanh niên 10/9/2019: Chủ tịch Quốc hội: 'Sửa luật để giúp thanh niên thấy mình đã làm gì cho Tổ quốc'). 

Cần lưu ý rằng, đây không phải là lần đầu bà Chủ tịch Quốc hội đòi hỏi người khác “ Làm được gì cho Đất nước”?; Và cũng không phải lần đầu bà Chủ tịch Quốc hội sử dụng cách diễn tả của TT Kennedy như của chính bà!

4. Ra Luật mà đọc xong biết phải làm gì cho Tổ quốc thì thật là thần diệu!  Nói cho “tự mừng”, nếu có khả năng ra Luật như vậy thì nên ra nhiều Luật nữa để “Trung Quốc đọc, nghiên cứu” thì Trung Quốc thấy không xâm phạm được biển đảo Việt Nam!

5. Đứng ở trên cao gánh vác vận mệnh quốc gia, lại không chịu tự hỏi mình “ Đã làm gì cho Đất nước”?  mà quay sang hỏi thứ dân “ Đã làm gì cho Đất nước”? 

Đó là chuyện ngược đời chỉ có ở thời vận nước gãy khúc. Nó báo hiệu một sự đổi ngôi tất yếu phải đến.
Nguyễn Ngọc Chu



Không có nhận xét nào