Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ VOLGOGRAD NHÌN VỀ HẠ ĐÌNH.

TỪ VOLGOGRAD NHÌN VỀ HẠ ĐÌNH. (Về vụ cháy nhà máy phich nước Rạng Đông)  . Hiện bạn đọc có khá đủ thông tin về vụ cháy nhà máy bóng đèn phic...

TỪ VOLGOGRAD NHÌN VỀ HẠ ĐÌNH.
(Về vụ cháy nhà máy phich nước Rạng Đông) 
.
Hiện bạn đọc có khá đủ thông tin về vụ cháy nhà máy bóng đèn phich nước Rạng Đông Hạ Đình, Hà Nội nên tôi sẽ không bàn sâu vào vấn đề này nữa.
Nếu có một lời nhắn ngắn gọn thì là lời cảnh báo chính quyền TP Hà Nội.
Rằng: Nhìn sơ, thấy các vị đang có xu hướng muốn bịt bùng, nắn dòng, mô tả nguy cơ theo hướng nhẹ đi kiểu “Formosa”.
Về vấn đề này xin thông báo với các vị rằng: Năm 1984 Nhà máy hóa chất Bhopal tại Ấn Độ đã xảy ra một vụ tương tự và tập đoàn Union Carbide phải ngửa cổ ra tại Tòa án pháp lý để chịu trách nhiệm nặng nề về vụ gây phơi nhiễm cho 500.000 người, làm chết hơn ba ngàn người này.
Thời nay tránh trời không khỏi nắng đâu. 
Để giải quyêt khủng hoảng vụ này, đừng nghĩ đến việc loay hoay đối phó với công luận mà hãy tình sao cho khi các vị bị lôi ra tòa, Tòa có thể vận dụng tình tiết giảm nhẹ cho các vị nếu các vị hành động đúng chứ không phải như cách làm, cách nói như vừa qua.
.
Hôm nay, tôi ghi vội bài viết này để nhìn nhận vào cái cốt lõi của vụ việc, bằng một câu chuyện từ nước Nga xa xôi.
.
Tháng 5 năm 2019 trong suốt hành trình ngang dọc nước Nga tôi đã thấy tận mắt không ít hơn 30 nhà máy cơ khí lớn đã ngưng sản xuất từ năm 1960.
Tấm ảnh theo bài này chụp Tổ hợp cơ khí quy mô lớn  ở thành phố Volga. 
Gần sáu chục năm nay, nó cũng như những nhà máy khác tôi thấy khắp nước Nga đang mục nát dần. Cây xanh đã mọc lên tận nóc.
Tôi tìm hiểu sâu thì được tiến sỹ hóa học Pugarcherva ở Saint Pertesbug cho biết.
Hồi đó, chính quyền nhận thấy để những nhà máy này nằm kế cận trong các thành phố cũng giống như giúp dân tộc này tự sát.
Mỗi ngày nó xả vào môi trường hàng tỷ mét khối khói bụi và nước thải độc hại.
Lý do mà họ không di rời đi là những vùng mới rất xa, cước phí vận chuyển rất đắt đỏ.
Lý do khác là nếu đem nấu lại lấy sắp thép ( như ở Thái Nguyên chẳng hạn) thì để có một ngàn tấn thép tái chế, nguy hại về khí thải và nước thải cũng là một đại lượng khổng lồ.
Địa chỉ cuối cùng của dòng khí thải đó là dạ dày, là lá phổi từng người!.
Trong khi đó, nước Nga là một nước có đủ các loại khoáng sản nên họ sản xuất từ nguyên liệu nguyên khai, đỡ ô nhiễm hơn và chất lượng, tuổi thọ của công trình chắc chắn tốt hơn.
Thưa các bạn.
Tôi tìm ra ba nút nhấn của vấn đề này là:
1.Về Thời điểm.
Nước Nga triệt thoái những công trình xả thải vĩ đại nói trên khỏi những thành phố trúng vào thời điểm Trung Quốc xây dựng hai thành phố Thái Nguyên và Việt Trì của Việt Nam.
Tại Việt Trì, họ tương 04 nhà máy vào giữa thành phố là: Hóa Chất, Giấy, Nhiệt điện, Miến mì chính và nhà máy…Thuốc trừ sâu!.
50 năm sau tôi đã viết một bài báo có tựa đề “xin đừng đến quê tôi” để nói về cái thành phố (đã đẹp, 2007) nhưng mùi xú uế nồng nặc, nhiều nhà khi ăn cơm phải đóng hết cửa lại.
Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông đến năm 1997, nghĩa là sau thời điểm nước Nga triệt thoái công nghiệp ra khỏi đô thị kia 37 năm vẫn tiếp tục nâng cấp, sản xuất.
2.Về tài chính.
Cần biết, năm 1960 nước Nga chưa giầu có gì. Kinh tế quốc dân ở một ngưỡng rất thấp so với Tây Âu, Mỹ, Nhật thì việc làm kiên quyết kia của chính phủ chứng tỏ một tầm nhìn sáng suốt, tránh đưa đất nước vào tình trạng đã rồi và bóp bụng chịu đựng sống chung với ô nhiễm.
3.Việt Nam 2019.
Có lẽ không cần phải dẫn nhiều lời về đất nước của chúng ta. Hạ Đình nói lên tất cả.
Năm 2004 tôi làm cái phóng sự về Khu công nghiệp Trảng Bàng ở Tây Ninh, tôi mất vài ngày tìm hiểu một vấn đề: Nước thải của 400 hecta toàn nhà máy này đổ đi đâu khi cả khu này chỉ có con Kênh Thầy Cai nhỏ như con ngòi, rất ít chảy khi mùa khô đến?.
Nhân đây, tôi hé mở cho các bạn biết, tôi sẽ trình bày với các bạn về một kiểu “Hạ Đình” ác hơn nhiều sau khi tôi hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan chức năng xong đã.
Tại một thành phố hơn ba trăm ngàn dân có một nhà máy có lượng chất thải không nhỏ xả ra môi trường, đã bị báo chí sờ gáy!.
Ba năm sau tôi quay lại thì …kinh ngạc nhận thấy nó KHÔNG XẢ THẢI NỮA!.
Ôi!.
Vậy mỗi ngày nó tống từ 100 đến 250 mét khối nước đen ngòm, đặc ngầu, hôi thối đi đâu?
.
Kỳ lạ!.
Kỳ lạ thật?.
.
Kỳ lạ hơn là không thấy báo chí nào theo món này.
Hầu như ngày xưa, làm xong một kèo mang tính thời sự, là xong!.
.
Câu chuyện “chỉ ăn không ỉa” này tôi sẽ trình Bộ CA nên chưa thể viết rõ hơn, chỉ hé lộ một điều: Họ đang …làm giầu vì nguồn chất thải đó và bà con ta chịu thêm một hậu họa là dùng chất thải này tàn phá tài nguyên đất với giá phải mua rất cao!.
.
Câu chuyện Hạ Đình, nhìn từ nước Nga, cho thấy nặng nề lắm.
-Thấy (độc hại) không sợ.
-Biết sợ không dám làm.
-Làm không thể hy sinh quyền lợi cục bộ.
Tất cả cứ từ từ tồn tại.
Mặc kệ tương lai, con cháu lãnh đủ?
Hà Nội cứ là "Thành phố hòa bình" này nọ...
.
Hai tuần nữa, vấn đề Hạ Đình sẽ mờ nhạt dần vì ở thượng đình, sẽ có những câu chuyện khác lấp đi !.
Bao giờ các vị có cách nhìn như người Nga?.
Ngày 6/9/2019
.
Nguyễn Huy Cường.





Không có nhận xét nào