VẤN ĐỀ NẰM Ở CHÍNH CÁI ĐẶT RA Một câu hỏi đơn giản nhất mà ai cũng có thể đặt ra: ai kiểm soát Bộ Chính trị của Đản cộng sản? Loay hoay tìm ...
VẤN ĐỀ NẰM Ở CHÍNH CÁI ĐẶT RA
Một câu hỏi đơn giản nhất mà ai cũng có thể đặt ra: ai kiểm soát Bộ Chính trị của Đản cộng sản?
Loay hoay tìm cách thiết kế mô hình tập trung quyền lực mà vẫn có dân chủ - hai mệnh đề không thể cùng tồn tại trong một.
Không ai đứng trên luật pháp - tức ai cũng có thể bị kiện ra toà để xét xử - trong khi, Bộ Chính trị hoặc Đảng cộng sản (cùng các thiết chế của Đảng) và các chức vị như Chủ tịch nước (các cấp phó) hoặc Thủ tướng (cùng các cấp phó) đều không thể bị kiện ra toà.
Quốc hội, về mặt lý thuyết, là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của dân, nhưng vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trong đó thiết chế quyền lực trong đảng lớn nhất là Bộ Chính trị, lại không do dân quyết định được đến.
Vậy trong một gia đình, ông Bố tự cho mình ban hành các nội quy, những thành viên khác phải theo, trong khi chẳng ai kiểm soát ông Bố này cả, như Rousseau nói: nếu các tín đồ coi lời Chúa nói là đúng, thì ai nói rằng Chúa đúng?
Cần phải có luật về Đảng để điều chỉnh mọi sự thành lập, tổ chức, vận hành, hoạt động và giải thể (chấm dứt) của đảng phái chính trị. Đó là cơ sở đầu tiên. Sau đó mới nói tới các vấn đề của tổ chức các nhánh quyền lực - các nhánh đương nhiên phải có cơ chế để trở nên độc lập với các thẩm quyền riêng biệt để không nhánh nào chi phối hoặc quyết định được tới nhánh nào - trong đó nhánh tư pháp phải là một nhánh mạnh - nơi gìn giữ và là thành trì của công lý và của cả việc bảo đảm cho các nhánh quyền lực khác không vượt quá phạm vi của nó được ấn định cho theo luật pháp.
Trong cuốn Dân trị và Chính quyền, tôi đã nhấn mạnh một nguyên tắc tối thiết yếu cần được duy trì hàng đầu: việc bảo vệ luật pháp quan trọng hơn là việc lập pháp, nên cần một hệ thống tư pháp mạnh hơn là việc có thể liên tục làm ra những đạo luật từ quốc hội. Và rõ ràng là không được kiêm nhiệm lẫn lộn các chức vị giữa các nhánh quyền lực với nhau, nó tạo ra sự độc lập. Và vì thế, thẩm phán không khoác áo bất cứ đảng phái nào để giữ tinh thần đại diện duy chỉ cho công lý thuộc về nhân dân (chứ không phải nhà nước).
Lê Luân
Không có nhận xét nào