VẤN NẠN BÙNG NỢ NGƯỜI THÂN Vừa rồi có 3 vụ huynh đệ tương tàn, anh em giết nhau, đau nhất là 3 nơi đều liên quan đến mình. HN là nơi sống, T...
VẤN NẠN BÙNG NỢ NGƯỜI THÂN
Vừa rồi có 3 vụ huynh đệ tương tàn, anh em giết nhau, đau nhất là 3 nơi đều liên quan đến mình. HN là nơi sống, TN là quê hương, TB là quê ngoại.
Vụ ở HN 2 mình đã viết rồi, vụ ở Thái Bình thì lãng xẹt, anh em giết nhau chỉ vì cái điếu cày, không đáng nói. Vụ ở Thái Nguyên mới thực đáng nói, vì nó là hậu quả của cách hành xử khá phổ biến ở VN. Đó là lợi dụng tín nhiệm để bùng nợ, cố tình không trả nợ hoặc trả chậm có chủ ý.
Dân VN hay lụy tình và thích dựa dẫm nhau nên rất hay có kiểu vay tiền bạn bè, người thân, tất nhiên là không có tài sản thế chấp thậm chí không trả lãi hoặc chỉ hữa hão. Nếu làm ăn may mắn, ra tiền, thì may ra còn chịu trả nợ, nhưng nếu thua lỗ, phá sản, thì người cho vay phải chịu. Người vay ngang nhiên mặc kệ người cho vay hoặc bỏ trốn là xong. Cơ bản là do pháp luật không có chế tài xử lý các trường hợp tín chấp. Chỉ cần người vay hứa là sẽ trả là xong.
Thường vào mỗi đợt khủng hoảng B ĐS thì số lượng người bùng nợ kiểu này lại tăng vọt. Kiểu này diễn ra khắp mọi nơi, các vùng quê lại càng nhiều, kiểu vỡ họ/hụi, để lại rất nhiều hệ lụy xã hội. Đạo đức xã hội bị xói mòn, anh em họ hàng, bạn bè, hàng xóm... mắng chửi nhau, giết nhau vì các món nợ.
Vụ anh giết em ở Thái Nguyên chính là hậu quả của 1 vụ bùng nợ như vậy. Mình vốn không ủng hộ những hành động vô pháp. Nhưng khi pháp luật không thể bảo vệ người dân, thì người dân phải tự xử cũng là điều có thể hiểu được.
Hôm nay, mình đọc lá thư tuyệt mệnh của sát nhân, thì thấy ông ấy đã bị đẩy vào đường cùng, sống trong cảnh bệnh tật, nghèo khó, mà bị thằng cháu ruột ngang nhiên cướp đoạt 3 tỷ tích cóp cả đời, nên mới phải hạ thủ. Đây không hề là 1 hành động bột phát mà có suy nghĩ kỹ càng về hậu quả. Sát nhân là người hiểu biết pháp luật hẳn hoi. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người cố tình lợi dụng lòng tốt của người khác và cũng cho thấy sự bất cập hay bất lực của pháp luật.
Quan điểm sống của mình là tuyệt đối không lợi dụng người thân chuyện tiền bạc. Nếu đường cùng phải vay mượn, thì mình chỉ có thể xin tiền bố mẹ, vì đó là người chấp nhận hi sinh tất cả vì con. Ngay cả anh em ruột cũng chỉ có thể vay nóng vài chục triệu là cùng. Nếu cần tiền để làm ăn thì PHẢI đi vay ngân hàng. Nếu buộc phải đi vay người thân chỉ khi mình đã khánh kiệt và vay tiền để chữa bệnh. Cho bạn bè, người thân vay tiền thì sẽ mất cả bạn lẫn tiền. Tiền không do mình kiếm ra mà lại rơi vào túi là rất dễ nổi lòng tham.
Hôm nay mình nhận được tin nhắn của ai đó nhắn nhầm vào đt của mình, giọng nhà quê ai oán quá, thế nên mình mới phải viết stt này. Mình chả vay tiền ai bao giờ, à quên, hồi SV có vay thằng Hiệp béo tiền ăn mấy ngàn, mấy hôm sau trả nó còn trách là mấy ngàn trả làm gì! Mình toàn bị cho vay và bị bùng nợ bởi người quen, thế mà hôm nay nhận được tin nhắn đòi nợ mới đau.
Đây là nội dung bức thư tuyệt mệnh của sát thủ, đọc mà đau lòng:
"Sống trong những ngày cuối đời này lúc nào tôi cũng suy nghĩ rất nhiều, sức khoẻ suy yếu, râu tóc bạc trắng. Nếu chết đi trong lúc này gia đình sẽ rất khó khăn, mất đi khoản tiền lương 8 triệu đồng 1 tháng. Vợ đi làm thuê cũng chỉ có 4 triệu 1 tháng, con còn đang học dở dang….
Hàng năm nay tôi không dám dùng dầu gội, chỉ dùng xà phòng. Trong ví không có nổi 200 nghìn, không dám nạp tiền điện thoại để gọi đi, tất cả dồn hết cho gia đình… cướp hết 3 tỷ đồng tiền mồ hôi sương máu của tôi dành dụm suốt 45 năm để lo cho gia đình và an hưởng tuổi già...".
Tôi đã định hôm nay là ngày ra đi của mình...
Hơn 1 tháng không ngày nào ngủ yên giấc, chỉ nghĩ đến cảnh giết chóc, uất hận. Cũng chỉ mong gia đình em và cháu trả cho mình 10 triệu một tháng trong số 3 tỷ tiền gốc của mình để lo được qua ngày đoạn tháng, kéo dài thời gian cho mình và cho vợ con... Nhưng suy nghĩ tôi thấy quá nhục nhã, cuộc sống rớt xuống vực thẳm, không còn lối thoát...".
http://m.giadinh.net.vn/phap-luat/thu-tuyet-menh-nghi-la-cua-anh-trai-sat-hai-ca-nha-em-gai-toi-da-dinh-hom-nay-la-ngay-ra-di-cua-minh-20190917143435639.htm
Dương Quốc Chính
Không có nhận xét nào