Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về bạn đã và đang bị các nhà nghiên cứu sử miền Nam cướp đi các cơ hội về nghiên cứu sử như thế nào ?

Về bạn đã và đang bị các nhà nghiên cứu sử miền Nam cướp đi các cơ hội về nghiên cứu sử như thế nào ? Mình xin đưa ra một ví dụ - đó là sử k...

Về bạn đã và đang bị các nhà nghiên cứu sử miền Nam cướp đi các cơ hội về nghiên cứu sử như thế nào ?

Mình xin đưa ra một ví dụ - đó là sử kiện năm 1658 quân Đại Việt đánh và bắt quốc vương Chân Lạp, đánh dấu cho việc Chân Lạp bắt đầu xưng phiên thần với triều Nguyễn ĐàngTrong  .

Theo quyển Vùng đất Nam Bộ Tập IV do thầy Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, xuất bản năm 2016, ở trang 41, các nhà nghiên cứu sử Việt đã viết như thế này:

****

Năm 1658, sau khi nhận được tin vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân xâm lấn lãnh thổ cực nam của Đàng Trong, Chúa Nguyễn Phúc Tần liền sai Phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc đem 3.000 quân đến thành Hưng Phúc trung tâm của xứ Mô Xoài đón đánh Nặc Ông Chân. Trong cuộc tấn công này, Nặc Ông Chân bị bắt sống và được đưa về Quảng Bình. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã tha tội cho Nặc Ông Chân và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần, hàng năm nộp cống cho chúa Nguyễn. Trịnh Hoài Đức cho biết thêm, 3.000 quân của chúa Nguyễn đi mất 2 tuần mới đến được Mô Xoài. Sự kiện này đánh dấu Chân Lạp bắt đầu thần thuộc chúa Nguyễn, phải để người Việt đến làm ăn trên đất mình và mở ra cho người Việt một khu vực mới đã an toàn để vào khai phá đất đai, bảo vệ chủ quyền. Điều này đảm bảo cho người Việt một vùng đất đã được chúa Nguyễn cam kết, và đó là vùng đất có quân đội chúa Nguyễn, cho nên từ đây người Việt sẽ xuống khai phá nhiều hơn ở Mô Xoài.

****

Những đoạn sử được viết như thế này, chắc là bạn đã được đọc nhiều lắm trong núi sách vở Việt Nam.

Nhưng ở ngoài này, người nghiên cứu đã viết ra sao về sử kiện này ? 

Thì đây, mình lấy ví dụ từ trong bài luận án tiến sĩ của thầy Brian Zottoli nộp năm 2011 mà bạn có thể tải tại đây >> https://deepblue.lib.umich.edu/handle/2027.42/89821.  Ở trang 249 PDF (trang 269 trong sách), phần "Defeat of Cambodia’s Muslim King", thầy này đã viết rõ về sử kiện năm 1458 này là:

1. Theo nhân chứng Peter Kettingh người của công ty VOC Hà Lan, thì vào năm 1658, có 2 vị hoàng tử Cao Miên đã tụ họp một đội quân bao gồm người Cao Miên và người Việt (Cochinchinese) đông hơn cả số quân của quốc vương Nặc Ông Chân khi đó.  Và hai vị hoàng tử này đã gởi thơ điều đình là nếu quốc vương đạo Hồi này mà tránh xa nhóm người Malay (là nhóm người đạo Hồi ủng hộ quốc vương), thì họ sẽ tôn trọng ngai vàng của ông.

Và nhân chứng này cũng cho ta biết là năm 1658, quân Xiêm La đã kéo sang đánh Chân Lạp, và theo học giả Mak Phoeun, đây có lẽ là do 2 vị hoàng tử trên đã yêu cầu quân Xiêm La sang đáng trả thù cho vụ quốc vương Nặc Ông Chân giết chết cha họ năm xưa.

2. Theo nhân chứng Joseph Tissanier, viết từ Đàng Ngoài, thì do vua Đàng Trong (Cochinchinese king) hy vọng là có thể có được mọi thứ cần thiết để đánh nhau vơi Đàng Ngoài (all the things necessary to make the war in Tonquin).  Theo Tissanier, một vị hoàng tử Chân Lạp nổi loạn đã kêu 2 người em trai mình sang Đàng Trong để hỏi nhờ sự giúp đỡ nhưng không nghe hay biết được thêm tin tức về 2 người em trai này có thành công hay không.  

3. Theo bản biên niên sử hoàng gia Cao Miên P57 (được hiệu đính vào năm 1903), thì có 4 vị hoàng tử , mà trong đó có 3 vị là con vị Đệ Nhị Vương trước bị vua Nặc Ông Chân sát hại trong vụ đoạt ngôi vua, một là cháu trai của ngà   Và học giả Mak Phoeun đã đưa ra luận điểm là người cháu trai này là từ dòng của bà hoàng hậu người Việt.  Và quân Đàng Trong đã tấn công và cướp bóc kho tàng của triều đình Chân Lạp.  Và bản P57 này cho ta biết là quốc vương Chân Lạp sau khi mất, đã được nhận một buổi lễ cúng theo nhà Phật ở Prei Nokor (Brian chú: chắc là Sài Gòn).  

4. Theo nhân chứng Gervaise, thì quốc vương Chân Lạp bị bắt và đã bị đưa về triều đình Đàng Trong, và giam ở một nhà hội quán người Tàu ở Hội An.  Điểm này cho chúng ta biết, rất có thể người Tàu ở Hội An có liên quan đến trận chiến năm 1658 này.  Và theo các bản tường trình của người Hà Lan, thì thủ đô của Chân Lạp đã xảy ra các vụ quân Đàng Trong cướp bóc trong thời gian này.

5. Về kết quả của trận đánh này là có 2 quốc vương Chân Lạp như chúng ta biết trong sử Việt, thì các bản sử Cao Miên không có ghi chép gì về vụ 2 quốc vương cai trị nước cùng một thời như thế này.

6. Theo Nam triều Công nghiệp Diễn chí, thì lúc mà chúa Hiền đang bận ở Nghệ An, quốc vương Chân Lạp đã gây hứng ở miền biên viễn.  Và tướng dinh Trấn Biên đã cấp báo cho nhà chúa, khi ấy đang ở Quảng Bình.  Theo Đại Nam Thực Lục, thì biên giới miền Nam lúc này của chúa Nguyễn là ở Dinh Thái Khang, ở Nha Trang, phía Nam của Phú Yên (Brian chú - và bạn nên nhớ là lúc đó còn có Chiêm Thành ở giữa Đại Việt và Chân Lạp).  Và không hiểu là địa điểm của dinh Trấn Biên là tới đâu, nhưng theo thầy Brian Zottoli, thì có lẽ Chân Lạp đã xâm phạm biên giới ở khu vực Cao Nguyên.

7. Theo Diễn Chí thì cuộc hành quân của quân Việt trong trận này tới Chân Lạp là 11 ngày.  Theo bộ Gia Định Thành Thông Chí thì là 2 tuần.

8. Theo Phủ Biên Tạp Lục, thì quân Đàng Trong vào tòa thành Chân Lạp "Cambodian citadel" rồi bắt được quốc vương Chân Lạp và đoàn tùy tùng.  Theo bộ Gia Định Thành Thông Chí, thì địa điểm là ở thành Mỗ Xoài.  Theo Đại Nam Thực Lục, thì vị trí này là thành Hưng Phước (bấy giờ gọi là Mỗi Xuy, nay thuộc huyện Phước Chính, tỉnh Biên Hòa).

9. Theo bộ Diễn Chí, thì chúa Hiền thả quốc vương Chân Lạp.  Theo bộ Phủ Biên Tạp Lục thì quốc vương Chân Lạp bị bắt ra Quảng Bình, gặp chúa Nguyễn, rồi chúa Nguyễn tha tội.  Theo bộ Gia Định Thành Thông Chí, thì không có vụ quân Đàng Trong cướp bóc thủ đô Chân Lạp, mà chỉ có là "Vua ra dụ xá tội cho, rồi phong làm Cao Miên quốc vương, luôn phải giữ đạo phiên thần, thường xuyên phải triều cống, không được xâm lấn cư dân ở ngoài biên, rồi sai quan binh hộ tống cho về nước.".  Theo Đại Nam Thực Lục thì "Chúa tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần, hằng năm nộp cống.".  

Theo sử Xiêm La, thì quốc vương Chân Lạp bị bắt và mất tại Đàng Trong.

Như vậy qua những điều trên được viết ra trong bài luận án tiến sĩ ở Mỹ, bạn nhận thấy được điều gì:

1. Chúng ta không thể hiểu tại sao vào năm 1658, giữa Cao Miên và Đàng Trong không hề có biên giới chung vì có Chiêm Thành nằm ở giữa, thế thì Cao Miên phạm biên giới là nơi đâu ? Nếu có biên giới chung, chắc là ở khu Cao Nguyên chứ không thể nào chỗ Mỗ Xoài vì lúc này biên giới Đàng Trong đã có tới đây đâu ? 

2. Mà chả phải các nhà nghiên cứu Việt Nam chê là vùng Bà Rịa bị bỏ hoang đó sao ? Thế thì tại sao quốc vương Chân Lạp lại đi gây hứng ở khu lân cận Bà Rịa vùng biên với Chiêm Thành làm gì ? Nhất là khi đó quân Việt và quân Chân Lạp là đồng minh, chả có lý do gì để mà Chân Lạp xâm phạm biên giới cả ?

3. Thế còn những tường trình của các nhân chứng Tây là quân Việt vào thủ đô Chân Lạp thời bấy giờ cướp bóc thì sao ? Có cả vụ quân Việt sau đó bị một hoàng tử Chân Lạp đánh cho đại bại mà phải trốn về Đàng Trong nữa.

4. Và địa điểm Mỗ Xoài chỉ có trong bộ Gia Định Thành Thông Chí, không có bản nào từ Tây cho tới ta viết về điều này cả ? Mà không phải Mỗ Xoài và Bà Rịa là đất vùng biên hoang vắng, nên ở đâu lại có vụ có thành Hưng Phước ở Mỗ Xoài khi đó vậy ta ?

5. Và không hề có bộ sử nào viết câu "phải để người Việt đến làm ăn trên đất mình và mở ra cho người Việt một khu vực mới đã an toàn để vào khai phá đất đai, bảo vệ chủ quyền" ? Đó là các nhà nghiên cứu Việt Nam tự sướng đó chứ.

Nên bạn thấy đó, ở ngoài này, người ta có quá trời tư liệu để đọc và suy gẫm luôn.  Chỉ một sử kiện 1658 mà nhiều tới thế, khi bạn đọc sử như thế này, bạn sẽ hoàn toàn có cái nhìn rất khác về sử miền Nam.  Vì chúng ta còn có các sử liệu từ nhiều nguồn khác nhau nữa.

Còn ở Việt Nam, cho đến tận năm 2016, các nhà nghiên cứu sử chỉ viết đầy vào từ sử liệu bộ Gia Định Thành Thông Chí và sử Đại Nam Thực Lục, rồi họ viết ầm lên là Mỗ Xoài đã được thành lập ra như thế.  Nhưng chưa ai trong bọn họ hỏi là liệu sử liệu bộ Gia Định có bị người đời sau viết bậy vào không ? Ví dụ tại sao ngài Trịnh viết phạm biên giới, mà lại chép quốc vương Chân Lạp đụng độ với quân Việt ở Mỗ Xoài là như thế nào ? 

Do đó, khi các bạn đọc sử Việt mà viết như thế này, mình nghĩ các bạn hoàn toàn chưa bao giờ có thể biết gì về sử để mà tranh luận hay phản biện cả.  Người ta có tập cho bạn việc nghiên cứu sử từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau đâu ? Họ tập cho bạn trở thành những con bò ngoan ngoãn khi đọc các dòng sử mà họ muốn lùa bạn theo đấy chứ ? Bạn thấy đó, xưa nay chắc ở Việt Nam viết tung lên về vụ năm 1658 này, rồi chắc các cán bộ văn hóa ở Bà Rịa lấy đây là sử kiện chính thống.  Nhưng không hiểu họ có biết ngoài này, có rất nhiều sử liệu viết về trận 1658 này không ? Họ có biết nguyên nhân tại sao có trận chiến 1658 này không ? Hay họ đổ lỗi là họ chỉ biết vụ này do quốc vương Chân Lạp gây nên, mặc dù nếu bạn đọc các nguồn sử liệu khác, quốc vương Chân Lạp đang sống sướng trong cung điện của ông, chả hiểu ông đi gây hấn ở vùng biên giới hẻo lánh làm gì ? 

Nên một sử kiện hay như thế, khi bạn đọc sử ngoài này, mà vào tay các nhà nghiên cứu sử Việt Nam, nó chỉ có thế, và mỗi lần viết, người sau tựa vào cách viết của người trước, tán ra cho tới độc giả như mình đọc xong, mà buồn nôn.   Chả lẽ các tiền bối của họ đã không đọc sách nhiều, suy luận lỏng lẽo bao nhiêu năm qua, mà đến thế hệ của các nhà nghiên cứu này, ở thế kỷ 21 năm 2016, họ vẫn chưa hề đọc những gì khác người trên thế giới viết sao ? Và họ cứ đi như thế và viết như thế theo gương các tiền bối của họ, rồi đưa tất cả chúng ta xuống hố đen lịch sử.  Như vậy họ có đáng trách không, có đáng giận không ? Hay là họ cũng đáng thương như tất cả chúng ta, dù họ có học hàm học vị Tiến sĩ Sử học, nhưng họ cũng mù sử như ai đó vậy thôi ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào