Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về có hay không định lệ năm 1669 là bằng chứng dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ ?

Về có hay không định lệ năm 1669 là bằng chứng dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ ? #phan_bien_Vung_Dat_Nam_Bo_tap_IV Theo q...

Về có hay không định lệ năm 1669 là bằng chứng dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ ?

#phan_bien_Vung_Dat_Nam_Bo_tap_IV

Theo quyển Vùng Đất Nam Bộ Tập IV do thầy Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, ở trang 41/42 có đoạn văn nêu lên luận điểm là "Không phải ngẫu nhiên vào năm 1669, Nguyễn Phúc Tần ra định lệ nếu có người tự khai phá những chỗ rừng rú bỏ hoang thành ruộng sản xuất thì công nhận đó là ruộng tư. Điều này cho thấy các vùng đất mới đã được đảm bảo để dân chúng khai thác tự do và xác lập quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất. Sự kiện này cho thấy thời điểm những năm 70 của thế kỷ XVII, dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ để sản xuất nông nghiệp và nhà nước hợp thức hóa bằng việc công nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của họ.".

Như vậy theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, định lệ năm 1669 là bằng chứng cho thấy dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ vào những năm 70 của thế kỷ XVII.

Đây là đoạn văn nằm trong một chương mà các nhà nghiên cứu Việt Nam viết chứng minh rằng việc khai thác vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là khu Bà Rịa Mỗ Xoài đã được biết đến từ năm 1658 của thế kỷ XVII.

Nhưng sử kiện định lệ năm 1669 chưa bao giờ có liên quan gì đến Nam Bộ hay Bà Rịa hoặc Mỗ Xoài gì cả.  Mà đáng ra, điều này lại có thể chỉ liên quan đến việc khai thác đất đai ở hai phủ Diên Ninh và Thái Khang vừa chiếm được của Chiêm Thành thời bấy giờ.

Theo Đại Nam Thực Lục Tập 1 thì:

****

Kỷ dậu, năm thứ 21 [1669], mùa xuân, tháng giêng, bắt đầu làm việc duyệt tuyển ở hai phủ Diên Ninh và Thái Khang, sai văn chức là Hồ Quang Đại đến làm.  

Mùa hạ, tháng 4, đo ruộng dân để định tô thuế. Bấy giờ Ký lục Võ Phỉ Thừa dâng lời nói rằng : “Thần nghe binh và tài là chính sách lớn của nhà nước. Kho tàng đầy thì của dùng đủ, của dùng đủ thì binh giáp mạnh. Nay dân gian nhiều người chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế. Xin sai quan bao đạc những ruộng đất thực canh làm ruộng công để thu thuế má cung cho quốc dụng. Thế gọi là nhà nông xuất thóc để nuôi binh lính mà binh lính xuất lực để bảo vệ nhà nông, đó là chế độ đời xưa”. Chúa khen phải, sai bọn văn thần Hồ Quang Đại chia nhau bao đạc những ruộng đất thực cày cấy của xã dân các huyện, định làm ba bực và chia các hạng ruộng mùa thu và đất khô để thu thóc thuế theo thứ bực. Ruộng công thì cho dân chia nhau cày để nộp tô, nếu có người khai khẩn rừng hoang mà cày thành ruộng thì cho trưng làm ruộng tư [bản bức tư điền] cho cày mãi mà nộp thuế riêng, xã dân không được tranh chiếm. Từ đó dân hết mối tranh 
kiện, yên phận làm ăn. Về sau ruộng khẩn một ngày một nhiều, lại đặt ty Nông lại để coi việc thu thuế.

****

Như thế, đoạn sử kiện trên cho chúng ta biết là định lệ năm 1669 được đặt ra, để đo đạc và thu thuế ruộng đất của xã dân các huyện, và khuyến khích người dân khai thác rừng hoang và cấm xã dân không được tranh chiếm.  Mà ngay trên đoạn văn trên, mãi đến năm 1669, chính quyền Đàng Trong mới "bắt đầu làm việc duyệt tuyển ở hai phủ Diên Ninh và Thái Khang" ở ngoài Trung, thế thì làm gì có việc có xã dân các huyện nào ở Bà Rịa, Mỗ Xoài ở miền Nam thuộc chính quyền Đàng Trong như các nhà nghiên cứu Việt khẳng định nhỉ ? 

Và câu văn sử kiện Đại Nam Thực Lục trên cho ta thấy, là việc đo đạc đất đai và lập ty Nông Lại chắc là để bắt đầu chỉnh đốn việc người dân làm ruộng lậu không trả thuế, lẫn việc quy hoạch quyền sử dụng đất đai vừa lấy được của Chiêm Thành lẫn các vùng đất còn hoang dã thuộc Thuận Quảng, chứ làm gì là bằng chứng cho sự kiện đã có người Việt nào đó vào khai thác đất đai ở Nam Bộ như các nhà nghiên cứu Việt đưa ra ?

Nên mời các bạn lẫn các thầy đọc lại đoạn sử kiện này.  Vì đoạn văn viết rõ như thế, mà không hiểu sao các nhà nghiên cứu Việt Nam lại đem nó ra làm bằng chứng cho thấy là điều này khẳng định rằng dân cư Việt đã khai thác đất Nam Bộ từ những năm 70 của thế kỷ XVII.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào