Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về cụm từ Lao Nhân trong sử miền Nam có thật sự là để chỉ cho người Lào không ?

Bài 3 - Về cụm từ Lao Nhân trong sử miền Nam có thật sự là để chỉ cho người Lào không ?  #nguoi_Lao_trong_su_mien_Nam Trong quyển 6 Thành Tr...

Bài 3 - Về cụm từ Lao Nhân trong sử miền Nam có thật sự là để chỉ cho người Lào không ? 

#nguoi_Lao_trong_su_mien_Nam

Trong quyển 6 Thành Trì Chí, phần dinh Phiên Trấn, đoạn Cầu Cao Miên, cụ Trịnh Hoài Đức đã có viết như thế này:

****

... Ngày 18 tháng 4 mùa hạ năm Tân Hợi (1731) [đời Túc Tông năm thứ 7 ... người Lào Sá (Xá) Tốt khởi loạn tại Cầu Nôm, cùng người Cao Miên ở rừng hoang kéo xuống Gia Định cướp giết dân Việt ... Giám quân Cai đội Triêm Ân hầu Nguyễn Phúc Triêm đến ứng cứu quân ở Bến Lức, giết được giặc Lào và đẩy chúng lui về Vũng Gù ... Nặc Tha gởi thư kể rõ việc người Lào đứng đầu gây ra việc loạn là ở biên giới, khẩn xin đại binh tạm dừng, để y tự dẹp xong và bắt bọn cừ khôi đem đến trước quân trình nạp chịu tội ... Khi ấy người Lào như bèo vừa tan tụ tập lại ở Cầu Nôm, rồi đi cướp giết như cũ. Nặc Tha sức yếu không địch nổi, bèn kêu gọi binh các phủ để cùng tấn công. Tháng giêng năm Nhâm Tý (1732), Phúc Vĩnh tiếp được tin ngoài biên báo về, lại đốc binh tiến công, người Lào lại chạy trốn nơi xa, Nặc Tha cũng trốn lên Sơn Bô, đút lót xin hoãn binh, để từ từ tính chuyện giết giặc..."

****

Như vậy chỉ trong một đoạn văn ngắn này, cụ Trịnh Hoài Đức xem ra đã viết rất nhiều về người Lào.  Và nếu chúng ta đọc lại bản Hán ngữ, thì danh xưng người Lào này được cụ Trịnh viết là Lao nhân 牢人 hoặc Lao tặc 牢賊.  Theo các sử gia Việt Nam, ví dụ như theo cụ Đào Duy Anh và các cán bộ Viện Sử Học, thì các danh từ này là dùng để chỉ người Lào (tức người Lèo Laotian).

Nhưng để mình đưa ra cho bạn một từ Hán ngữ khác, cũng được các sử gia Việt Nam cho rằng là chỉ người Lào, để bạn tiện so sánh.

Đó là chữ Lão / Liêu 獠.

Chữ Lão 獠 này, nếu bạn tra từ điển, thì chắc là sẽ biết nó dùng bên Trung Hoa để chỉ cho nhóm người Man ở Tây Nam Trung Hoa.  

Và chữ Lão này, đã đi vào lịch sử miền Nam Việt Nam, trong bia Vĩnh Tế Sơn, mà ngài Thoại Ngọc Hầu đã cho khắc, trong câu "林薮荒邈 蕕潙土人客獠之居 Lâm tẩu hoang mạc, du vi Thổ nhân, Khách Lão chi cư".

Theo thầy Nguyễn Văn Hầu và các nhà nghiên cứu Việt Nam, chữ Lão 獠 ở đây là dùng chỉ cho người Lào (người Lèo).  Nhưng họ chưa bao giờ cho chúng ta biết, là tại sao chữ Lão 獠 ở đây là dùng để chỉ cho người Lào ? Bởi vì chắc là chúng ta chưa bao giờ được đọc gì về có các cộng đồng  người Lào nào ở miệt Châu Đốc, nơi bia Vĩnh Tế được khắc, đúng không bạn ?

Và hơn thế nữa, theo các nhà nghiên cứu thế giới, thì chữ Lão 獠 này chưa bao giờ là 100% dùng để chỉ cho nhóm người Man ở Tây Nam Trung Hoa cả.

Ví dụ theo tác giả bài nghiên cứu "Seafaring, Trade, and Knowledge Transfer:  Maritime Politics and Commerce  in Early Middle Period to Early Modern China", trang 17 có đoạn chú thích về danh từ Trú Đường là "48   According to the biography of Lu Jun 盧鈞 (in Xin Tangshu, 182.5367) those who settled in China married with local women, bought fields and built houses: 蕃獠與華人錯居,相婚嫁,多占田營第舍。According to Pingzhou ketan萍洲可談 2.4a, they were called “zhu Tang” 住唐, in contrary to Chinese people living for years in foreign countries that were called “zhu fan” 住蕃: 北人過海外,是歲不還者,謂之「住蕃」;諸國人至廣州,是歲不歸者,謂之「住唐].".  Như vậy trong này, từ Phiên Lão (hay Phiên Liêu) 蕃獠 là dùng để chỉ cho những ai đã đến sống tại Trung Hoa và lấy vợ là người địa phương (Trung Ha), rồi mua đất và xây nhà (để định cư) tại đó, nên chắc không thể nào là để chỉ cho người Man sống ở Tây Nam Trung Hoa đâu đúng không ? Bạn xem bài này ở đây >> http://www.ostasien-verlag.de/zeitschriften/cr/pdf/CR_11_2015_001-030_Schottenhammer.pdf.

Ví dụ theo tác giả quyển "The Muslim Merchants of Premodern China: The History of a Maritime Asian, thì chỉ Lão 獠 ở đây, là để chỉ cho những nhóm người Đông Nam Á không là người Hán đấy chứ (tức là câu câu chú thích 22, "Other ethnonyms that one finds applied to foreign merchants include "man" 蠻, which was often applied generically to non-Han peoples in southern China, and "lao" 獠, usually denoting non-Han peoples from southeast Asia.".  Như vậy ở đây, tác giả này cho ta biết trong khi từ Man 蠻 là để chỉ cho những người ở Nam Trung Hoa không thuộc sắc tộc Hán, thì từ Lão 獠 là để chỉ cho những người ở Đông Nam Á không thuộc sắc tộc Hán.  Bạn xem quyển này ở đây >> https://books.google.com/books?id=IfBmDwAAQBAJ&pg=PA19&lpg=PA19&dq=%E7%8D%A0+islam&source=bl&ots=o1AnKipiXF&sig=ACfU3U0H0LcwoGxCgDG1y8ahRguagh5YeA&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwi1kZn8qczkAhUlHTQIHSBWC1QQ6AEwAnoECAgQAQ#v=onepage&q=%E7%8D%A0%20islam&f=false.

Và cũng theo tác giả quyển "The Muslim Merchants of Premodern China: The History of a Maritime Asian, thì chữ Lão 獠 ở đây, đã được dùng để chỉ cho những thương nhân Hồi Giáo giàu có thời Tống ở Quảng Châu Trung Quốc, ví dụ như đoạn "The nature of the barbarians (lao 獠) is to honor god(s) and love purity, and they do so all day long, together prostrating themselves in prayers for happiness.", tức là chỉ về người Hồi Giáo cả ngày đều có những lúc quỳ để lạy như chúng ta biết đấy chứ.  Chữ Lão 獠 ở đây chưa bao giờ là dùng để viết về người Man nào ở khu Tây Nam Trung Quốc cả, mà nó chỉ cho nhóm người thương nhân giàu có Hồi giáo đang ngụ cư ở Quảng Châu Trung Quốc thời Tống.  Bạn xem đoạn này tại đây >> https://books.google.com/books?id=HOBmDwAAQBAJ&pg=PT194&lpg=PT194&dq=entitled+%E2%80%9CThe+Sea+Barbarians+of+Fanyu+%5Bcounty%5D%E2%80%9D+%E7%95%AA%E7%A6%BA%E6%B5%B7%E7%8D%A0,+.&source=bl&ots=2zcGuUZ2Ro&sig=ACfU3U1D5unxfFjHzQBc6m8KK-ifH2c-mQ&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwizmPG1rszkAhXGv54KHRw4BZgQ6AEwBHoECAIQAQ#v=onepage&q=entitled%20%E2%80%9CThe%20Sea%20Barbarians%20of%20Fanyu%20%5Bcounty%5D%E2%80%9D%20%E7%95%AA%E7%A6%BA%E6%B5%B7%E7%8D%A0%2C%20.&f=false

Như vậy, nếu chúng ta chỉ đọc chữ Lão 獠, mà không xem xét về lịch sử vùng miền mà chữ Lão 獠 xuất hiện, và nghĩ rằng đó là chỉ cho người Man Tây Nam Trung Quốc, tức ví dụ người Lào (hoặc người Ai Lao), thì rất có thể chúng ta đã lầm.  Điều này cũng như chúng ta không thể nào đọc đoạn văn về người Lão 獠 ở Quảng Châu, mà cho rằng đó là người Lào đang sống ở Quảng Châu Trung Quốc thời bấy giờ.

Do đó, nếu chúng ta đọc lại câu văn khắc trên bia Vĩnh Tế Sơn ở Châu Đốc câu "林薮荒邈 蕕潙土人客獠之居 Lâm tẩu hoang mạc, du vi Thổ nhân, Khách Lão chi cư", rất có thể cụm từ Thổ Nhân, Khách, Lão 土人客獠 ở đây là chỉ cho người địa phương (local people) và Khách Lão (literally guests) là chỉ cho những nhóm người thương nhân ngoại quốc đến định cư ở khu vực Châu Đốc, như là nhóm người thương nhân Hồi Giáo đã định cư ở Quảng Châu đấy chứ. 

Vậy những nhóm người Khách Lão này là ai ? Thì nếu bạn mà đọc sử liệu ngoài này, bạn biết là thời thế kỷ 16/17, ở khu vực hạ Mekong, có nhiều cộng đồng người Mã Lai, người Nhật, người Hoa, người Việt, người Tây, v.v.  Như vậy người thổ nhân 土人 ở đây chắc là chỉ cho người Chân Lạp, và Khách Lão 客獠 chính là để chỉ cho những nhóm người ngoại quốc, đến ở khu vực Châu Đốc, có thể lấy vợ là người Chân Lạp, rồi định cư tại đây luôn đó chứ.  Và sử liệu ngoài này ủng hộ cho thuyết này, vì chúng ta còn có cả các địa danh như tên con sông Nhật Bổn (Japanese River) xưa để chỉ cho sông Tiền Giang ngày nay, như các bài tường trình của công ty VOC Hà Lan, của các giáo sĩ người Tây mô tả về Chân Lạp thời kỳ này.  Chứ làm gì có vụ như thầy Nguyễn Văn Hầu và các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng Lão là người Lào, chỉ vì họ đọc trong từ điển là từ  Lão 獠 là dùng để chỉ cho người Man ở Tây Nam Trung Quốc, nên họ cho rằng như vậy là có người Lào ở vùng hạ Mekong luôn.

Và nếu bạn đọc các bài nghiên cứu về sử miền Nam, ví dụ như quyển Vùng đất Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng, thì tác giả có viết về khu Gia Định xưa có đầy những người Mã Lai và họ là các thương nhân nổi tiếng trong việc thương mại hàng hải ở Đông Nam Á đó chứ.  Chúng ta còn có quá trời những danh từ Việt có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai.  Nên rất có thể, chữ Lão 獠 này là để chỉ cho người Mã Lai đó bạn.

Và chúng ta cũng biết là người Mã Lai đã tham gia vào chính sự Chân Lạp rất nhiều vào thế kỷ 16 / 17 (và có thể tới luôn thế kỷ 18).  Một bằng chứng là ông vua đạo Hồi Chân Lạp đã lấy vợ đạo Hồi để tìm sự ủng hộ của nhóm người Chàm và người Mã Lai đó chứ.  Và các nhóm cướp biển Mã Lai hoành hành ở khu vực duyên hải Chiêm Thành đến nay còn được biết đến trong lịch sử.  Người Mã Lai, mà bạn đọc sử Đông Nam Á, đi đủ nơi ở khu vực Đông Nam Á cả.  

Do đó, nếu năm 1711 mà có một  người Mã Lai trong triều đình Chân Lạp, có nắm quân là một sự kiện khá là bình thường.  Và năm 1731 mà có nhóm người Mã Lai trong triều đình Chân Lạp, mà đứng lên chống lại triều đình Việt Nam, đẩy lui luôn quân Việt ra khỏi Cù Úc (Vũng Gù) là một điều dễ dàng có thể được chấp nhận.  Vì nơi nơi ở hạ Mekong đều có lịch sử người Mã Lai mà.  Do đó, rất có thể, cụm từ Lao Nhân 牢人 mà cụ Trịnh Hoài Đức viết, nó chưa bao giờ là chỉ cho người Lào cả, mà đáng ra nó chính là Lão Nhân 獠人, tức là chỉ cho những người ngoại quốc đã định cư ở Chân Lạp đấy chứ.  Và những người này, do họ đã ở Chân Lạp, họ làm ăn buôn bán, họ có các mối quan hệ rộng, và họ có thể nắm quyền, nên họ mới có cơ sở để mà đánh lại triều đình Việt Nam đó thôi.

Còn người Lào thì chúng ta chưa bao giờ biết gì về họ đã có mặt ở hạ Mekong cả.

Vậy theo mình, có thể là thời vương triều Nguyễn, các sử gia từ cụ Trịnh Hoài Đức cho tới cụ Cao Xuân Dục sau này, họ không được đọc các sử liệu và các bài nghiên cứu Tây, và họ chỉ chép lại từ các sử sách riêng rẽ, nên họ không có sách để khảo cứu mà biết về lịch sử Đông Nam Á, nhất là về lịch sử miền Nam Việt Nam. Họ không biết nên họ viết lặp lại mà không tự đặt dấu hỏi là có đúng hay không.  Và các cán bộ Viện Sử Học sau này, ví dụ như cụ Đào Duy Anh, mặc dù mình được đọc là cụ rất có ăn học, nhưng có khi thời ấy của cụ, các dữ liệu về sử Đông Nam Á cũng chưa có nhiều cho cụ khảo tra cả.  Nên cụ Đào đã dịch Lao Nhân 牢人 thành ra người Ai Lao mà cũng chẳng đánh dấu hỏi gì.  Còn cụ Nguyễn Văn Hầu dịch bia Vĩnh Tế Sơn, thì chắc cũng không hơn gì về kiến thức sử Đông Nam Á so với cụ Đào Duy Anh, nên việc cụ dịch Lao 獠 là người Lào cũng không có gì là lạ.

Do đó, khi chúng ta đọc một văn bản sử, nhất là sử miền Nam, mình nghĩ chúng ta cần phải suy nghĩ cả về môi trường lớn hơn thời bấy giờ, tức là khu vực Đông Nam Á, rồi từ đó, chúng ta bắt đầu sẽ suy nghĩ kỹ hơn về các cụm từ Lao Nhân 牢人 hoặc Khách Lão 客獠 trong sử miền Nam.  Yes, Lao Nhân 牢人 ở miền Bắc có thể là chỉ cho người Lào, nhưng ở miền Nam, với sự vắng mặt của người Lào, chúng ta không thể suy nghĩ là có người Lào trong này.  Cũng như chữ Lão 獠 cũng vậy.  Chúng ta không thể nào cho rằng vì từ điển hay sử Trung Quốc viết Lão 獠 thường dùng cho nhóm người Man ở Tây Nam Trung Quốc, mà lại cho rằng vì vậy mà từ Lão 獠 trong bia Vĩnh Tế Sơn phải là chỉ cho người Lào, vì người Lào là cũng từ nguồn gốc Man ở Tây Nam Trung Quốc.  Nếu làm vậy, thì rất có thể chúng ta có thể nghĩ là có người Lào vào thời Tống ở Quảng Châu, nhưng rõ ràng tác giả của quyển sách trên, đã chứng minh, chữ Lão 獠 ở Quảng Châu thời Tống là chỉ cho các thương nhân Hồi Giáo giàu có định cư tại đây, chứ chưa bao giờ là chỉ cho nhóm người Lào nào ở Quảng Châu vào thời Tống cả.

Vậy với 3 bài viết này, mình nghĩ cụm từ Lao Nhân 牢人 trong sử miền Nam, ví dụ trong bộ Gia Định Thành Thông Chí hoặc Đại Nam Thực Lục, chưa bao giờ là dùng để chỉ cho người Lào (người Lèo Laotian) cả.  Mà đáng ra, cụm từ Lao Nhân 牢人 hoặc rất có thể là Lão Nhân 獠人 này, là chỉ cho những nhóm người ngoại quốc định cư ở Chân Lạp, lấy vợ có con tại đây, có quyền có thế, đã đứng lên chống lại triều đình người Việt.  Họ cũng như là nhóm người Minh Hương trong lịch sử Đàng Trong vậy.

Còn việc cụ Đào Duy Anh và các cán bộ Viện Sử Học, lẫn cụ Nguyễn Văn Hầu đều giảng cho chúng ta rằng Lao Nhân 牢人 trong sử miền Nam là người Lào, thì có lẽ là do họ dò từ điển và đọc sử Trung Quốc nên nghĩ là vậy, và do họ thời ấy, chưa có các tài liệu phong phú như bây giờ, về sử Đông Nam Á, để mà hiểu rằng chữ Lao 獠 còn là để chỉ cho những người đến định cư tại Chân Lạp hoặc khu hạ Mekong như ở Châu Đốc, chứ không chỉ là nhóm người Lào nào đó đã có mặt ở khu vực hạ Mekong, để mà ngày nay ai ai cũng nghĩ là trong sử miền Nam, có cả những nhóm người Lào nào đó đã tham gia vào việc đấu tranh giành quyền độc lập cho Chân Lạp thời thế kỷ 16-18 vậy.

Vậy bạn để ý, Lao Nhân 牢人 trong sử miền Nam, chắc không là để chỉ người Lào (người Lèo Laotian), mà là để chỉ các nhóm người thương nhân ngoại quốc đã sống lấy vợ con ở Chân Lạp có quyền có thế, như nhóm người Mã Lai, Nhật, Hoa, Việt đó bạn.  Sử liệu hiện giờ đang có ủng hộ luận điểm này hơn là luận điểm có nhóm người Lào (người Lèo Laotian) nào đó ở Chân Lạp thời bấy giờ, và có liên quan đến lịch sử miền Nam Việt Nam.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian









Không có nhận xét nào