Về Đàn Nam Giao Tây Sơn ở núi Bân Xưa nay mình đọc sách thấy ghi chép là để chuẩn bị cho việc lên ngôi và đánh quân xâm lược nhà Thanh, thì ...
Về Đàn Nam Giao Tây Sơn ở núi Bân
Xưa nay mình đọc sách thấy ghi chép là để chuẩn bị cho việc lên ngôi và đánh quân xâm lược nhà Thanh, thì ngài Nguyễn Huệ đã cho đắp đàn Nam Giao ở núi Bân tại Huế, để làm lễ tế cáo trời, và để lên ngôi Hoàng đế.
Nhưng mình thắc mắc là, trong lịch sử Việt lẫn Trung Hoa, đã có bao giờ trong một triều đại nào mà một vị tướng hay một vị chỉ huy lúc chuẩn bị TỰ MÌNH lên ngôi vua (tức không có vụ cha truyền con nối gì cả), lại cần đắp đàn Nam Giao để mà tế cáo trời đất và thông báo cho trời đất việc mình lên ngôi vua không ? Mình xin hỏi rõ, là đắp đàn Nam Giao, chứ không phải đắp một cái đàn nào đó.
Và đáng ngờ hơn, là theo mình biết, lễ tế Nam Giao tại Đại Việt, ít nhất là từ thời Lê, là thường diễn ra vào mùa xuân, là mùa mà cây cỏ xanh tươi, năm mới bắt đầu. Thế thì làm thế nào mà nhà Tây Sơn lại làm lễ tế Nam Giao vào tháng 11 mùa đông lạnh lẽo nhỉ ?
Và cũng theo mình biết, là lễ tế Nam Giao thường là các vị ĐÃ LÀ hoàng đế mới đứng ra làm lễ, đã có vị nào trong lịch sử Việt và Trung Hoa, ngay trong hôm tuyên bố lên làm vua, làm lễ tế Nam Giao không ?
Và cũng theo mình biết, thì do lễ tế Nam Giao là một tế lễ quan trọng bậc nhất trong nền quân chủ xưa, nên các vị vua hay chủ tế trong lễ này, nhất định cần chay tịnh 3 ngày (hoặc vài ngày chẳng hạn) trước khi hành lễ. Nhưng theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí hồi 14 (xem >> https://www.maxreading.com/sach-hay/hoang-le-nhat-thong-chi/hoi-14-21775.html), thì ngày 24 [tháng 11] Đô đốc Tuyết về tới thành Phú Xuân báo tin cho Bắc Bình Vương, và ngày 25 thành ngài Bắc Bình Vương cho lập đàn lên ngôi vua. Như vậy chả lẽ ngài Bắc Bình Vương không có chay tịnh gì hết à ?
Nên, yes, có thể có một buổi lễ tế cáo trời đất và trong buổi ấy ngài Bắc Bình Vương cho lập đàn, để tuyên cáo việc lên ngôi của mình và việc đi đánh quân Thanh xâm lược. Những việc làm như đắp đàn tuyên cáo như thế này, nếu chúng ta đọc sử xưa, thì chắc là sẽ đọc được rất nhiều. Nhưng đã có bao giờ có một sử liệu nào đó ghi chép rõ là có một vị nào đó, lập ra đàn Nam Giao (mình nhấn mạnh tên đàn Nam Giao) để mà tuyên bố việc lên ngôi vua không ? Và chắc là lễ tế quan trọng, vua phải chay tịnh 3 hôm chứ ?
Nên những điều này, chắc là thầy Đỗ Bang, nhà nghiên cứu liên quan tới di tích núi Bân, có nghiên cứu chứ đúng không bạn ? Vì mình thấy ở trang này >> https://phanxipang.wordpress.com/2012/05/11/dan-nam-giao-le-te-giao-vi/,
có viết rõ là "Song, từ trước đến nay, những người đến tham quan Huế và ngay cả những người từng sống ở Huế chỉ biết đến một đàn Nam Giao nhà Nguyễn ở phía nam Kinh thành hiện ở thôn Bình An [làng Dương Xuân, trước thuộc xã Thủy Xuân, nay thuộc phường Trường An], Gia Long cho lập năm 1806”. Đỗ Bang viết vậy trong sách Tây Sơn – Thuận Hóa: những dấu ấn lịch sử (Bảo tàng tổng hợp Bình Trị Thiên ấn hành, 1986, tr.154) trước khi “giới thiệu một đàn Nam Giao lâu đời và có giá trị lịch sử to lớn hơn, đó là đàn Nam Giao Tây Sơn."
Và trước khi Bộ Văn Hóa Việt Nam công nhận có di tích "Đàn Nam Giao Tây Sơn núi Bân", chắc cũng có ai đó hỏi những câu như mình hỏi bên trên đúng không bạn ?
Nên làm thế nào mà đàn tế cáo cho buổi lên ngôi ấy của ngài Bắc Bình Vương lại trở nên là đàn Nam Giao trong lịch sử Việt Nam được vậy bạn ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào