Về độc giả sử miền Nam chúng ta đã tự đánh mất lòng tự trọng như thế nào ? Chúng ta được dạy là phải "kính trên nhường dưới", nhưn...
Về độc giả sử miền Nam chúng ta đã tự đánh mất lòng tự trọng như thế nào ?
Chúng ta được dạy là phải "kính trên nhường dưới", nhưng chưa ai bao giờ đã băn khoăn để mà hỏi một câu, là liệu các thầy già, với kiến thức về sử của họ, đã "đóng băng" vào các bài viết của những học giả Pháp cả trăm năm hoặc hơn nửa thế kỷ trước, đã có thể có đủ trình độ để tiếp tục viết và phân tích về sử vào thế kỷ 21 không ?
Chúng ta được dạy là "cần hiểu là đứng trên vai các cụ khổng lồ", nhưng chưa ai dạy cho chúng ta, là liệu các cụ khổng lồ ấy, hơn nửa thế kỷ trước, máy tính không có, chứ đừng nói là có Google hay đám mây dữ liệu, khi viết phân tích sử thời của họ, có sai thê thảm hay không ?
Chúng ta được báo chí dạy là tung hô không ngượng miệng, rằng một học giả chỉ có chút xíu kiến thức về sử xưa, mà viết có chút xíu hơn người, lại được gọi theo một cách nịnh bợ trơ trẽn là "Hà Tiên học", "Huế học", "Hà Nội học", "ABC học" gì đấy, mà chả biết các nhà nghiên cứu tay ngang này đã đọc được bao nhiêu sách để mà nghiên cứu, hay là họ tự bịa ra những "phát hiện sử học" bằng cách cắt xén, đắp vá, lùa độc giả vào chuồng bò, và họ cứ tự hào mà đi lên lãnh giải thưởng Phan Châu Trinh hay "ABC học" gì đấy, và lên TV mà giảng cho lớp trẻ về đạo đức nghiên cứu phải ra thế nào nữa cơ đấy.
Chúng ta lại được nhóm người tung hô các thầy ngoại quốc, ví dụ như họ tung hô thầy Tsuboi đã khai mở nhiều kiến thức mới về sử thời Tự Đức, vào thời gian mà chính quyền Việt Nam không cho phép việc viết về các vấn đề nhạy cảm về vương triều Nguyễn. Nhưng nhóm người tung hô như thế này, đã rất nhanh chóng và mau lẹ, "quên" cả việc là thầy Tsuboi đã nhào nặn, cắt xén, ép sử để viết ra các "phát hiện động trời" của ông, mà nếu một người Việt nào mà có chút xíu kiến thức Hán ngữ, Anh ngữ, lẫn Quốc ngữ, khi đọc kỹ đối chiếu các văn bản, phải thốt ra "ô hay, hóa ra học giả người Nhật cũng đối xử với sử thế này sao ?". Và rất có thể, sự nghiên cứu sử phản khoa học như thế này, còn nằm trong công trình nghiên cứu sử miền Nam Việt Nam của thầy Choi Byung Wook.
Chúng ta phải sống với một tập thể dịch giả vô trách nhiệm, như nhóm dịch thuật Nguyễn Thừa Hỷ lẫn Nguyễn Nghị, và dài dài chắc là còn nhiều lắm. Nghe đâu có cả hai phiên bản dịch thuật khác nhau cho mỗi bộ dịch thuật, một bản dịch đúng với những gì được viết trong nguyên tác ngoại ngữ, một do các NXB đã cắt xén. Nhưng ô hay, họ biết người ta cắt xén, mà họ vẫn im lặng, và lại còn lên báo mà khen cho các tác phẩm dịch thuật cắt xén này đấy thôi. Họ lại còn trơ trẽn mà đi lãnh thưởng rồi khuyên thế hệ trẻ người Việt là dịch thuật cần phải chuẩn xác và có trách nhiệm nữa cơ đấy.
Chúng ta phải sống với một tập thể GS TS, chả biết họ nghiên cứu sử như thế nào, mà đến thế kỷ 21, năm 2016, khi viết về sử miền Nam, họ cắt xén đủ thứ, và kiến thức về sử của họ "đóng băng" cũng y hệt như các bậc đại thụ của họ nửa thế kỷ trước. Ấy thế mà cố GS TS Phan Huy Lê lại còn khoe là có cả trăm nhà nghiên cứu tham gia và làm việc rất công phu cơ đấy. Vâng, nếu cố GS TS Phan Huy Lê sống lại, mình cũng muốn biết ông đã nghĩ gì khi ấy mà lại viết Lời Nói Đầu có cánh đến thế ? Chả lẽ mình lại phê bình cố GS Phan Huy Lê là sử gia mà không đọc những gì người ta viết về sử, và khen bậy à ?
và còn rất nhiều nữa ...
Và nếu bạn để ý, người ta đều làm việc vô trách nhiệm và tác oai tác quái như thế, chắc là vì họ coi độc giả Việt Nam là những bọn người chưa khai man, chả biết gì, như bọn con nít ngu xuẩn, nên họ có nghĩa vụ mà "khai man" kiến thức sử cho chúng ta đấy. Và chắc là họ đã biết độc giả người Việt, dù có bị người ta nhồi nhét kiến thức sử độc hại vào đầu, vẫn OK thôi, vì độc giả người Việt có tinh thần ham đọc sách, và đọc cả núi sách, chứ có được dạy là đọc sách phải đi chung với tư duy phản biện đâu. Họ chỉ biết ngước lên và sùng bái các bậc khổng lồ ấy vì họ được dạy là phải "ngoan" mới đúng là một người "biết điều" trong xã hội. Và dĩ nhiên, một người Việt chưa bao giờ được dạy là "đứng 1 mình" vì có khi cả thiên hạ đều bậy cả.
Mình mỗi ngày đều đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ các thầy ngoài Bắc vô tới nhà "Hà Tiên học" trong Nam. Không hiểu, những điều bậy mà mình nêu ra, chúng đến từ sự dạy và học vô trách nhiệm trong môi trường học thuật Cộng Sản, hay đó là bản sắc của nhóm người trí thức người Việt sống tại Việt Nam đã được hình thành từ ngàn xưa, tức là nhóm người này coi họ là giới SĨ, nên xem thường thiên hạ, và nghĩ họ giỏi hơn tất cả, nên họ cứ tha hồ mà viết bậy và sống trong vũng lầy kiến thức ngu dốt ấy.
Mình đang bắt đầu đi qua một giai đoạn khác về nâng cao kiến thức, chắc cũng chả có mấy ai để mình bàn luận thảo luận gì cả, cũng chỉ tự mình đi và tìm kiến thức. Nhưng mình xin để lại cho bạn một lời khuyên - đó là nếu một dân tộc, với một tập thể GS TS hoàn toàn "đóng băng" kiến thức sử và đến thế kỷ 21, họ vẫn chưa tìm ra lối đi riêng về nghiên cứu sử học, thì dân tộc ấy nên xem lại việc họ ngày ngày khoe là họ tự hào về tinh thần ham đọc sách của dân tộc. Ham đọc sách để là gì nếu người ta không biết sách bị viết bậy hay là không ? Ham đọc sách để làm gì nếu ngay cả những kiến thức sử thường thức, các GS TS còn chưa viết đúng, và cắt xén đủ thứ ? Ham đọc sách để làm gì để mà một dịch giả nổi tiếng đã toa rập cùng các NXB cắt xén, chắp vá, thế mà còn lên báo, lên TV mà đòi dạy thế hệ trẻ phải sống với tinh thần trách nhiệm của người dịch giả ra sao ?
Ở Mỹ, người ta ham đọc sách là vì sách giúp cho họ nâng cao kiến thức, và hiểu hơn về thế giới. Ngược lại, xem ra người Việt tại Việt Nam thời nay mà đọc sách, nhất là về sử miền Nam, là để giữ cho cái tinh thần "thủ dâm dân tộc", hơn là đòi hỏi các GS TS phải viết sử cho đúng đắn, phải nghiên cứu đàng hoàng, và nhất là, phải chịu trách nhiệm cho việc viết sách và đưa ra các công trình nghiên cứu của họ.
Làm thế nào mà các bạn OK với việc một tập thể GS TS viết một quyển sách sử miền Nam cắt xén như quyển Vùng đất Nam Bộ Tập IV đến thế ?
Làm thế nào mà cố GS Phan Huy Lê có thể viết những Lời Nói Đầu có cánh đến thế cho bộ sách sử ma chê quỷ hờn trên, mà lại nghĩ người miền Nam còn thương ông ?
Làm thế nào mà cụ Nguyễn Đình Đầu, không biết Hán Nôm, mà lại không chịu nghỉ hưu, lại còn viết bậy nhiều về văn bản Hán Nôm trên báo đến thế ?
Và đau đớn hơn, độc giả người Việt sống vào thế kỷ 21, là thời mà người Mỹ chuẩn bị bay lên Cung Trăng, mà lại còn phải đọc sử với các kiến thức đã "đóng băng" gần nửa thế kỷ trước cơ đấy.
Nghe nói năm sau, ở Đồng Tháp người ta lại hú hí mà mở luôn hội thảo Kỷ Niệm Cuộc Hôn Nhân 400 năm của cô công nữ Ngọc Vạn. Mình mong là họ tìm được các sử liệu đàng hoàng để mà viết, chứ không là xào lại sử tuyên truyền vô căn cứ, rồi lại tung hô họ là các sử gia.
KHÔNG, sử gia, mà nhất là Tiến Sĩ sử học Việt Nam, không là hạng nói bậy, nói láo, và chỉ toàn viết sử theo "truyền thuyết dân gian".
Mà độc giả người Việt thời nay, đủ trình độ, thừa tri thức, và chắc là có đủ sử liệu để đọc, và thách thức các sử gia Việt Nam viết sử miền Nam rằng, nếu quý vị đủ trình độ về sử học, hãy viết thử những bài phân tích sử thật nghiêm túc. Còn không, xin đừng làm bẩn cả môi trường nghiên cứu sử miền Nam với những bài viết vớ vẩn, và kiến thức "đóng băng" như thế. Sự "thủ dâm dân tộc" về sử miền Nam tới đây là đủ rồi. Các vị hãy nhường sân chơi cho những người tài, người giỏi, và có kiến thức tri thức đàng hoàng. Xin đừng làm độc giả miền Nam cảm thấy xấu hổ khi thấy đến thế kỷ 21, năm 2020, mà Việt Nam vẫn chưa có GS TS sử học nào giỏi đến nỗi, có thể viết được các bài nghiên cứu sử ngoài giới hạn Đại Nam Thực Lục và Gia Định Thành Thông Chí. Người miền Nam xưa có cụ Phan Thanh Giản giỏi, chứ có đâu mà học hành về sử chỉ có thế, mà lại đòi làm thầy dạy sử cho người miền Nam ?
Còn sử ngoài Bắc và sử ngoài Trung thì mình xin miễn bàn. Vì ngoài Bắc có truyền thống 4000 năm lịch sử, nhưng chả hiểu có ai nghiên cứu gì cho thật ngon lành không ? Ở Trung thì khỏi nói, sau khi mình biết vụ Ô Châu Cân Lục có thầy đã che giấu không dịch mà lại còn khoe này khoe nọ, rồi vụ thành Điện Hải được hô tung lên là biểu tượng yêu nước của người Việt, mình nghĩ người ta chắc còn phải học lại Việt ngữ và sử học nhiều lắm. Nhưng biết đâu, chính mình dốt Việt ngữ nên không hiểu sự khác nhau giữa "biểu tượng yêu nước" và "biểu tượng chống ngoại xâm" là ra sao. Việt ngữ ở bên Mỹ này, nó cũng đã "đóng băng" với cách dùng nhiều từ ngữ thời trước năm 1975. Mà mình thì lại ngại vụ "yêu nước", vì mình thấy đâu đâu các thầy sử gia người Việt đều viết về "yêu nước" rất nhiều, nhưng ô hay, nếu bản thân họ một chữ Hán Nôm cũng không biết, Anh ngữ chắc chỉ dùng Google Translate, còn Pháp ngữ thì chả ai biết, trình độ ngoại ngữ của họ như thế này, họ có tự mình đọc các sử liệu khác đâu mà biết "yêu nước" hay "không yêu nước" khi cần phải phân tích vẹn toàn về các sử kiện. Mình xin thưa, viết về "yêu nước" mà kiến thức ngoại ngữ đáng ngại như thế này, xin các thầy nên tự hiểu mà lùi ra phía sau để cho những người khác nghiên cứu sử thôi các thầy ạ.
À, mà còn Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc thời xưa tại sao lại cho luôn công nữ Ngọc Vạn vào quyển Nguyễn Phước Tộc Thế Phả của dòng họ, bạn hỏi họ luôn nhé. Có khi họ chưa bao giờ nghĩ quyển Nguyễn Phước Tộc Thế Phả làm ra là để cho người Việt chúng ta đọc đâu, mà chỉ là cho con cháu họ đọc, nên ai có quyền cấm cản họ viết đủ thứ vào bộ gia phả của dòng họ riêng này ? Vậy nếu bạn thấy thầy nào mà đem bộ Nguyễn Phước Tộc Thế Phả ra làm bằng chứng là có công nữ Ngọc Vạn, bạn đem lý do mình nêu trên ra để nói là bộ gia phả riêng của dòng họ này, làm gì là sử liệu chính thức để người Việt dựa vào đấy mà phân tích sử ?
Nhưng nếu bạn hay Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc lên tiếng đây là một bộ gia phả được viết cho cả nước, chính thức là bộ gia phả như thời xưa Tôn Nhân Phủ viết cho cả nước, thì khi đó, mình phân tích quyển sách này cũng chưa muộn.
Good luck nha bạn !!!
Thanks
Brian
P.S: Dĩ nhiên các bạn có thể lên tiếng là chính mình (Brian Wu) đã đánh mất lòng tự trọng vì việc phê phán cá nhân nặng nề, không tôn trọng người già, học giả, hoặc các nhà nghiên cứu, như là điều cần có trong tranh luận học thuật. Nhưng theo mình hiểu, những gì mình viết, 20% là sai, 10% là suy đoán, còn 70% chắc đâu có trông chờ vào sự tranh luận học thuật gì đâu ? Mà đáng ra, là mình chỉ ra cho các bạn, là các GS TS sử học bên Việt Nam của bạn (lẫn các học giả nước ngoài) đã viết và phân tích sử "thiếu chính xác" như thế đấy chứ. Mình không nghĩ với 70% bài viết này, có GS TS Việt Nam nào đủ trình độ để phản biện những sự thật đã được viết trong các nguồn sử Việt đâu đúng không ?
Nhiều lắm là họ biện hộ "chúng tôi đã nghiên cứu và không thấy quan trọng", hoặc "chúng tôi đã dựa vào nhiều phương diện nghiên cứu khác nhau, nhưng do bài viết có hạn, nên không thể viết hết", hoặc "muốn chúng tôi phản biện học thuật, mời anh viết trên các tạp chí khoa học rồi chúng tôi phản luận", v.v. Mà thật ra, những sai sót và các điều xấu hổ như thế này, viết lên các tạp chí khoa học làm gì nhỉ ? Bên Mỹ, người ta để dành tạp chí khoa học cho các bài viết của những GS TS có đủ trình độ trình bày nhiều vấn đề trọng đại về sử, chứ có phải là chốn chợ trời để biện hộ cho sự kém cõi về kiến thức sử đâu ta ? Mình nghĩ viết như thế này, viết trên Facebook là OK rồi, chả cần đem dao mổ trâu mà đi cắt cổ gà làm gì. Bạn đồng ý không ?
Không có nhận xét nào