Về sự cắc cớ của đàn tế Ấn Sơn ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định Công trình Đàn tế trời đất này tại tỉnh Bình Định không nhỏ chút nào. Bạn xem...
Về sự cắc cớ của đàn tế Ấn Sơn ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định
Công trình Đàn tế trời đất này tại tỉnh Bình Định không nhỏ chút nào. Bạn xem tại đây >> https://www.vietravel.com/vn/nhat-ky-vietravel/dan-te-troi-dat-tay-son-v9444.aspx.
Theo bài viết trên, thì "Đàn tế Ấn Sơn được xây dựng theo kiểu thức Đàn thiêng tế trời, có nhiều tên gọi khác nhau: Đàn Nam Giao, Thái Giao, Giao Đàn, Giao Khâu, Viên Khâu, Thiên Đàn… Ở Việt Nam, dưới triều vua Lý Anh Tông (1138 – 1175), vào năm 1154 triều đình đã cho đắp Đàn Viên Khâu và đích thân nhà vua lên làm lễ tế Trời. Từ đó về sau, triều nào cũng lập Đàn Nam Giao, với quy mô và quy định khác nhau, có triều quy định mỗi năm Tế Giao một lần vào tháng 2 âm lịch, có triều quy định 3 năm tổ chức một lần. Cuộc lễ Tế Giao lần cuối cùng ở Việt Nam vào thời Nguyễn, diễn ra dưới triều vua Bảo Đại (3.1945). Tế Giao là một lễ hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà trên hết là tinh thần hòa ái với thiên nhiên, với ước nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình.".
Nhưng than ôi, theo điển lễ xưa, loại đàn tế to lớn như thế này, triều đình chỉ dựng lên ở một nơi duy nhất - đó là ở khu kinh đô hoặc kinh sư của triều đại.
Nhà Nguyễn có đất tổ ở Thanh Hóa, mà triều đình có dựng đàn tế Nam Giao ở Thanh Hóa đâu ?
Nhà Tây Sơn thì có kinh đô ngài Nguyễn Nhạc ở thành Chà Bàn, kinh đô ngài Nguyễn Huệ ở Phú Xuân, và lúc gần mất, ngài Nguyễn Huệ đang muốn dời kinh đô ra Nghệ An đấy chứ.
Thế thì lấy gì mà một cái tỉnh nhỏ như Bình Định, ở một nơi hóc bà tó là huyện Tây Sơn, lại đắp cả cái đàn tế Ấn Sơn, dựa theo đàn Nam Giao, to đến thế nhỉ ?
Xưa, ngài Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chắc là chưa bao giờ cho xây dựng những công trình to lớn nào ở huyện lỵ Tây Sơn cả, ấy là họ đã xem nơi kinh đô Chà Bàn, Phú Xuân là đất kinh đô đấy chứ. Họ có về Tây Sơn mà lập kinh đô đâu ?
Nay làm thế nào mà người Bình Định lại kéo các ngài về lại nơi hẻo lánh như thế này ?
Xưa các ngài từ Tây Sơn mà ra Phú Xuân, đánh Nam dẹp Bắc, lẫy lừng thiên hạ, lấy Chà Bà làm kinh đô, lấy Phú Xuân để giữ đế nghiệp.
Nay tỉnh Bình Định dựng đền Ấn Sơn to đến thế, lại còn bắt chước cả kiến trúc đàn Nam Giao, thế thì người đọc sử, chắc lại phải cần hỏi, ấy có phải là người Bình Định, xứ quê mùa mà muốn đòi làm anh cả, quên cả điển lể xưa không ?
Mà nếu chúng ta không bàn về điển lễ xưa, thì các thầy tỉnh Bình Định lại còn đem ra nào là Đàn Nam Giao, Thái Giao, Giao Đàn, v.v để làm gì thế ?
Ở ngoài Bắc ta có đền Xã Tắc Quảng Ninh thời nay còn làm trò cười cho thiên hạ.
Và trong Nam xứ Biên Hòa ngày nay, còn có Văn Miếu Trấn Biên được phục dựng mà thờ các ông nào đấy ngoài Bắc, các thầy lại cho khéo đục đá khắc chữ, rồi trưng bày thơ gì đấy, làm kẻ sĩ miền Nam đọc mà cứ tưởng các cụ 'hồng" thì nhiều, còn kiến thức sử học của các thầy và sự liêm sĩ cần có của sử gia thì chắc là chưa quá bát cháo lá đa.
Nay ở miền Trung tỉnh Bình Định lại còn có cả đàn tế Ấn Sơn tự hào là làm theo kiến trúc đàn Nam Giao cơ đấy.
Và hy vọng, là những ai lập ra đàn tế Ấn Sơn này, lại không biện hộ là họ đã đi hỏi tư vấn cơ quan văn hóa gì đấy ở Huế, như vụ đền Xã Tắc Quảng Ninh, các nhà văn hóa Quảng Ninh đi vô Huế để tìm sự tư vấn về đàn Xã Tắc rồi ra đấy mà tung hô là có cả đền Xã Tắc Quảng Ninh cơ đấy, để rồi sau này bị chê vì dốt quá, nên người của cơ quan văn hóa ấy hình như lên tiếng, là cơ quan chỉ cho ý kiến, chứ cũng không biết người ta làm gì nhé.
Mong là sự đàn tế Ấn Sơn phỏng theo đàn Nam Giao này, không có sự tham gia tư vấn của cơ quan văn hóa Huế ấy.
Mình thắc mắc, là người ta cứ đem ra nào là điển lễ xưa, nào là sử kiện này nọ ra mà khoe, ấy thế mà làm gì họ đều làm theo ý họ cả, trong tinh thần "yêu nước" và “nhớ công lao tiền nhân". Yêu nước có bao giờ là đồng nghĩa với việc chà đạp lên điển lễ xưa đâu nhỉ ? Tiền nhân có tự hào hay không thì mình không biết, nhưng mình rất thắc mắc, là những việc làm như thế này, mình có thể gọi thẳng là những việc làm thất đức không ?
Brian
P.S: Mà bạn để ý kỹ, đàn thì dùng để tế trời đất ở một xứ hóc bà tó, ấy thế mà là lại lấy đàn Nam Giao của triều đình làm kiểu mẫu. Và đền Xã Tắc nào đấy ở Quảng Ninh, nằm đâu đó ở khu xưa toàn cướp biển, ấy thế mà lại lấy điển lễ đàn Xã Tắc của triều đình ở khu Kinh Sư Huế làm kiểu mẫu. Có nơi nào trên thế giới mà các nhà văn hóa láo đến thế này như ở Việt Nam không ?
Không có nhận xét nào