Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự tích Miếu Quan Đế ở Trấn Biên Hòa có đúng là do cụ Trịnh Hoài Đức viết ra không ?

Về sự tích Miếu Quan Đế ở Trấn Biên Hòa có đúng là do cụ Trịnh Hoài Đức viết ra không ? Một trong những di tích ở Cù Lao Phố Biên Hòa, chép ...

Về sự tích Miếu Quan Đế ở Trấn Biên Hòa có đúng là do cụ Trịnh Hoài Đức viết ra không ?

Một trong những di tích ở Cù Lao Phố Biên Hòa, chép trong bộ Gia Định Thành Thông Chí, được ca  tụng bởi biết bao nhiêu nhà nghiên cứu Việt Nam bao nhiêu năm nay, là di tích Miếu Quan Đế.  Ngôi miếu này được ca tụng là bởi vì ngay trong quyển 6 Thành Trì Chí của bộ Gia Định Thành Thông Chí, phần Trấn Biên Hòa, xem ra ngài Trịnh Hoài Đức còn viết rõ là 

****

Năm Đinh Sửu (1817) niên hiệu Gia Long thứ 16, người làng họp bàn trùng tu nhưng không đủ sức, nhờ tôi thần đây đứng ra làm chủ việc ấy, vì cho thần là người sở tại của bản quán này. Ban đầu tôi thần cũng vì người mà miễn cưỡng nhận lời cho họ vui lòng, mà lòng thì vẫn chưa quả quyết. Đến khi dỡ miếu, trên cây đòn dông chính có đóng phụ vào một tấm ván, tuy mối mọt đã ăn mòn nhưng chữ khắc vẫn còn rõ, chỉ vì muội khói hương đèn lâu ngày làm tối mờ . Bảo nhẹ tay chùi rửa rồi xem kỹ, thì thấy nước sơn vẫn dày dặn bền bỉ, nét chữ rõ ràng, mặt trước kê tên 8 người chủ hội, trong ấy có tên họ ông nội của tôi thần, kỳ dư còn tên nhiều người nữa, đều không biết đó là ai, mặt sau khắc: ngày tốt tháng 4 năm Giáp Tý, niên hiệu CHÍNH HÒA thứ 5 (1684). Cây đòn dông bên trái có một tấm ván khắc tên 11 người chủ hội, trong ấy có tên họ cha tôi thần, mặt sau khắc: ngày tốt tháng 2 năm Quý Hợi niên hiệu CẢNH HƯNG thứ 4 (1743) nên tôi thần bàng hoàng hồi lâu, trong lúc đó có đông người dành xem, rốt lại tấm ván ấy liền tự rã ra, tôi thần đem tới trước miếu khấn vái rồi đốt đi. Tôi thần chạnh nghĩ rằng: thần linh với nhà tôi thần đã 3 đời có túc duyên, tôi thần này đâu dám không hoàn thành ước nguyện tha thiết của đời trước? Nên tôi thần cố kêu gọi mọi người cùng làm, sửa mới đắp lại pho tượng, sửa sang đồ thờ phụng, nay cũng đã tạm đầy đủ. Vậy xin ghi vào đây.

****

Nhưng xem ra, chưa ai bao giờ đặt câu hỏi là, có đúng là ở các ngôi đền miếu người Tàu, người Minh Hương, người Thanh vào thế kỷ 17-18, khi họ khắc lên cây đòn dông hay lên bia đá, câu đối, họ có khắc phần lạc khoản ghi niên hiệu các triều đại Việt Nam không ?

Theo mình được biết, các ngôi đền miếu người Tàu xưa (xưa là thế kỷ 17 / 18, chứ không là xưa trước năm 1975), ít (hoặc không bao giờ) có vụ khắc phần lạc khoản với niên hiệu các triều đại Việt Nam cả.

Và chắc chắn là, nếu nhóm người Tàu là thế hệ người Tàu đầu tiên đến Việt Nam tỵ nạn, ví dụ như trường hợp của ông nội ngài Trịnh Hoài Đức, thì họ lại càng chả có lý do gì mà khắc niên đại các triều đại Việt Nam trong một ngôi đền Quan Công là trung tâm hội quán của họ cả.  Chúng ta còn có cả sử kiện ngài Chu Thuấn Thủy, một nhà Nho nổi tiếng thời Minh mạt, đã đến tỵ nạn Đàng Trong vài lần từ năm 1646 đến 1658, đã không hề chịu quỳ lạy chúa Nguyễn, và chút xíu nữa đã bị triều đình Đàng Trong chém đầu vì tội dám khi quân một vị Chúa Việt như thế.  Ông không hề cho phép mình quỳ lạy một phiên vương, vì đó là bậy do ông đến từ thiên triều, nên không có lý do gì để ông phải quỳ lạy khấu đầu trước một phiên vương cả.

Nên nếu ông nội của ngài Trịnh Hoài Đức, mà có qua tỵ nạn Đàng Trong vào những năm 1670s-1690s, nếu ông xem mình là con dân nhà Minh, thì ông và bạn bè ông chả có lý do gì mà phải cho khắc niên hiệu phiên vương đất Việt vào cây đòn dông của miếu Quan Công của người Tàu cả.  Còn nếu ông là thương nhân nhà Thanh, thì chắc là đã rõ, ông không bao giờ  cần phải khắc niên hiệu phiên vương đất Việt lên cây đòn dông cả.

Và bản thân gia đình mình, ngày nay còn thấy cả tấm biển hoành phi mà một trong các ông tổ của dòng họ, cùng những bạn bè khác khắc tặng miếu Bà ở miền Trung Việt Nam, vào thời vương triều Nguyễn đâu khoảng những năm Tự Đức hay sau đó, cũng chỉ dùng niên hiệu bên Tàu, chứ chưa bao giờ khắc theo niên hiệu các triều đại Việt Nam cả.

Và hầu như, người Tàu ở Việt Nam mà không khắc niên hiệu các triều đại Trung Hoa, họ khắc 2 chữ Long Phi 龍飛  lên đó.

Mà rõ ràng nhất, là chúng ta hiện này còn có cả bia của ngài Mạc Cửu, được coi là chư hầu của chúa Nguyễn, mất năm 1735, mà trên bia mộ ông, không hề có một dòng lạc khoản nào về niên hiệu nhà Lê của nước Việt cả.  Và chúng ta biết ngài này thần phục chúa Nguyễn, được chúa trao tặng chức tước, và còn ban bao nhiêu quyền quý, ấy thế mà bia mộ ngài, được khắc vào năm 1735, có dòng lạc khoản nào đề niên hiệu triều đại Việt Nam đâu ? Thế thì làm thế nào mà 50 năm trước, tức là năm 1684, người Minh Hương ở Biên Hòa đã khắc cả niên hiệu triều đại Việt Nam vào cây đòn dông trong ngôi miếu Quan Công linh thiêng của họ thế ? 

Nên tại sao bạn nghĩ là có vụ từ thời ông nội ngài Trịnh Hoài Đức, vào hậu bán thế kỷ 17, lúc này miệt Gia Định chưa bao giờ thuộc về chính quyền Đàng Trong cả, có việc những người Minh Hương ở miệt Biên Hòa lại giỏi tới mức mà khắc cả cây đòn dông có dòng chữ ngày tốt tháng 4 năm Giáp Tý, niên hiệu Chính Hòa thứ 5 (1684) thế ? 

Nên nếu bạn có nghiên cứu về điều này, xin bạn lên tiếng đúng sai (và với chứng cớ).

Nhưng theo mình, đoạn văn này rõ ràng là một đoạn văn, do người Việt sau này, viết bậy vô đó bạn.  Cụ Trịnh Hoài Đức chắc chưa bao giờ viết thế này đâu.

Và chắc chắn ông nội của cụ Trịnh mà vào Nam những năm 1670s-1690s, ông chả có lý do gì mà lại thần phục chúa Nguyễn, tuốt ở ngoài Huế, một cách tơ lơ mơ như thế đâu nhé.  Mà có khi, ông cũng chả biết gì về triều Lê ngoài kia có ông vua niên hiệu Chính Hòa nào đấy, vì thời xưa có Internet đâu, mà người tỵ nạn Minh Hương, sống tuốt ở miền Nam, vào thế kỷ 16, biết rõ về tình hình chính trị Việt Nam tới vậy, đúng không bạn ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian





Không có nhận xét nào