Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM BƠM TIỀN - TỪ KINH TẾ CNXH SANG KEYNES

[ VIỆT NAM BƠM TIỀN - TỪ KINH TẾ CNXH SANG KEYNES ] Có một vấn đề nhiều bạn hay hỏi, “Tại sao nhà nước Việt Nam bơm tiền quá trời mà kinh tế...

[VIỆT NAM BƠM TIỀN - TỪ KINH TẾ CNXH SANG KEYNES] Có một vấn đề nhiều bạn hay hỏi, “Tại sao nhà nước Việt Nam bơm tiền quá trời mà kinh tế không sụp đổ?” Như đợt kích thích gần đây nhất vào đợt 2/9, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã tung vào thị trường 55,000 tỷ VND, tầm $2.5 tỷ USD. Hiện tại quy mô nền kinh tế là $233 tỷ, nghĩa là riêng gói tín dụng này thôi đã là 0.7%.

Để phân tích và hiểu được thì trước tiên hãy tạm thời bỏ qua sự ghét bỏ của bạn đối với nhà cầm quyền và nhìn cách họ vận hành. Từ lâu, nhà nước Việt Nam đã chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang học thuyết Keynes. Những cán bộ trước đây được cấp du học đã trở về và áp dụng những kiến thức Keynes rất bài bản.

Vậy Kinh Tế Keynes là gì, nó như thế nào? 

1. Trường phái này dựa theo học lý thuyết John Maynard Keynes và cuốn General Theory của ông. Về sau khi được áp dụng ở Mỹ thì nó có thêm vài yếu tố nữa.
2. Nền tảng chính của nó là làm mọi cách để đẩy GDP lên. Đó là  C (Consumption/Tiêu thụ), I (Investment/Đầu Tư) và G (Government/Chi tiêu công). Trong quan điểm của Keynes, nền kinh tế chính là GDP chứ không là gì khác.
3. Cách cơ bản nhất để làm tăng cả ba là thông qua việc nới lỏng định lượng, tên gọi trí thức cho việc tung tiền vào thị trường tài chính. Số tiền đó sẽ được đẩy vô hệ thống ngân hàng, ngân sách và người tiêu dùng. Mọi người tăng chi tiêu, GDP tăng, và ai cũng vui vẻ. Đây là cách các chính quyền Phương Tây dùng mỗi lần cần kích thích kinh tế. Cả hai bên Tả và Hữu đều áp dụng.

Việt Nam trước đây thì nổi tiếng với thủ đoạn in tiền vô tội vạ theo đúng nghĩa. Nghĩa là họ in tiền giấy rồi tung vào thị trường, khiến tiền bạc trở nên vô giá trị. Nhưng bây giờ thì đã thay đổi. 
1. ’In tiền’ bây giờ là một thuật ngữ rất tối nghĩa vì đa số tín dụng được đẩy vào thị trường tài chính thông qua việc mua bán trái phiếu. Ngành bất động sản, ngân hàng và tài chính được hưởng lợi nhất.
2. Vì năng suất sản xuất tăng cho nên lượng hàng hoá tung ra thị trường ngày càng nhiều. Giá cả không còn tăng nhiều như trước nữa. Cho nên đa phần dân đen không cảm thấy bị cướp.
3. In tiền đẩy giá bất động sản và cổ phiếu lên, tạo ra lợi ích nhóm hưởng lợi từ chính sách này.

Nhưng nếu vậy thì tại sao VND không sụp đổ như nhiều người dự đoán? Đó là bởi vì chính quyền Việt Nam đã ranh ma hơn. Họ không còn in tiền giấy nữa mà chủ yếu tăng lượng tín dụng trong thị trường. Họ không làm vô tội vạ như thời bao cấp nữa mà bơm vừa phải. Vừa đủ để đẩy giá tài sản lên, vừa đủ để doanh nghiệp có thêm vốn, vừa đủ để ngân sách không cạn kiệt, vừa đủ để dân không cảm thấy bực bội và vừa đủ để tồn tại. 

Chưa kể bây giờ Việt Nam được coi là điểm đến đối với các doanh nghiệp quốc tế. Vốn ngoại tăng lên đỉnh và không thấy điểm dừng. Tiền VND vì thế mà luôn có giá trị và đứng vững chứ khó mà sụp đổ, khả năng là gần không.

Những ai mong đợi nhà nước Việt Nam sụp đổ sẽ phải chờ rất lâu vì họ không còn ngu ngơ như trước đây nữa. Họ đã biết tận dụng cơ chế thị trường để làm giàu và bảo vệ lợi ích. Đó là tại sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển bất chấp vô số vấn đề. Vì những nhà CNXH ngày xưa bây giờ đã biến mình thành những Keynesian. 

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào