Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM TRONG MẮT NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

[ VIỆT NAM TRONG MẮT NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ] Mới đây dư luận xôn xao về việc một quỹ đầu tư của chính phủ Singapore rót vốn để sở hữu cổ phần c...

[VIỆT NAM TRONG MẮT NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ] Mới đây dư luận xôn xao về việc một quỹ đầu tư của chính phủ Singapore rót vốn để sở hữu cổ phần của Vincommerce, một công ty con của tập đoàn VinGroup, có thể cho rằng bây giờ là biểu tượng của nền kinh tế Việt Nam.

Bất chấp những thông tin tiêu cực về tổ chức kinh tế này, nó vẫn phát triển và hút vốn từ khắp nơi. Đây là ví dụ điển hình để miêu tả tình hình Việt Nam hiện tại. Đa số các nhà đầu tư quốc tế khi nhắc đến đất nước này chỉ coi nó là nơi để kiếm thật nhiều tiền. Còn những thứ khác như quyền lợi lao động, nhân quyền, dân chủ hay tự do thì chỉ được coi là phụ hoặc đa số không quan tâm đế. 

Việt Nam có sức thút mãnh liệt đối với những công ty quốc tế và bất cứ ai có tiền. Nhà nước thì luôn tự hào khoe rằng vốn FDI luôn tăng mạnh và đất nước trở thành điểm đến của thế giới. Điều đó không sai, nhưng để coi đó là niềm tự hào thì quá lố bịch.

Đất nước được coi là lý tưởng để làm ăn với những lợi thế và lý do khổ cực cho chính những người dân đang sinh sống.

1. Luật pháp lỏng lẻo - Mặc dù Việt Nam nổi tiếng là dùng luật rừng nhưng cũng chính vì điều đó nên hệ thống pháp lý dễ bị thao túng bởi tiền bạc. Có một câu để miêu tả, “Ở đây thì tội thì cũng có thể thoát được hết, miễn có tiền.” Cho nên họ đến đây để mua chuộc, tàn phá, kiếm tiền và làm giàu. Nếu có vấn đề gì thì ra đi, vì họ không ở đây nên không quá bận tâm đến lâu dài.
2. Giá gia công rẻ - Lương gia công ở Việt Nam phải nói là nằm ở mức thấp của thấp, khó để kiếm được nơi nào thấp hơn với điều kiện tương tự. Với mức tối thiểu vùng 1 4tr VND ($173 USD) thì khó có doanh nghiệp nào có thể cưỡng lại. Việt Nam được coi là một trong những công xưởng rẻ tiền của thế giới. Cùng với việc không có công đoàn, chính quyền luôn thiên vị chủ thay vì công nhân.
3. Thị trường bất động sản được ‘bảo kệ’ - Sức hút của các công ty như Vingroup không nằm ở chiến lược hoặc thương hiệu, mà là sự bảo kê của nó. Giá trị này không nằm trong bảng kế toán hay doanh thu mà là nhận thức ngầm của nhà đầu tư. Thị trường bất động sản Việt Nam được bảo vệ, như có một điểm sàn, nếu giá giảm thì nhà nước sẽ tìm đủ mọi cách để đẩy nó lên lại. Trong mắt các nhà đầu tư, đây là điểm hút vô cùng hấp dẫn, bỏ tiền thì chỉ có lời chứ không thể lỗ. Vingroup chính là đầu tàu và ví dụ điển hình cho mô hình kinh tế đỏ này.
4. Thị trường tăng trưởng mạnh - Vì còn là một nước nghèo đang phát triển cho nên mức tăng trưởng luôn cao hơn những nước khác. Đây là sức hút nhưng đó không phải là điều để tự hào. Có gì hãnh diện khi thu nhập người dân thuộc hạng thấp, có gì tự hào khi cơ sở hạ tầng thì thấp kém. Sự tăng trưởng ở đây là là của lợi nhuận, còn chất lượng sống của người dân thì gần như không thay đổi trong những năm quá. 

Người Việt Nam coi đây là địa ngục thì những ai có tiền coi đất nước này là thiên đường. Đây là nơi quá lý tưởng để họ kiếm tiền. Bất chấp những định kiến tiêu cực của phe ‘bất đồng chính kiến’, vốn vẫn rót vào và không thấy điểm dừng lại. Vingroup trở thành biểu tượng, Phạm Nhật Vượng trở thành thần tượng của không ít bạn trẻ và Việt Nam trở thành sân chơi béo bở cho những có tiền theo đuổi lợi nhuận.
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào