Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÀN VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN

BÀN VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN Lần đầu tiên trên báo chí nhà nước lại bàn tới cơ chế “bảo vệ hiến pháp”. Tuy nhiên có vài người, đặc biệt là tiến sỹ...

BÀN VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN

Lần đầu tiên trên báo chí nhà nước lại bàn tới cơ chế “bảo vệ hiến pháp”. Tuy nhiên có vài người, đặc biệt là tiến sỹ Vũ Hồng Ánh ở đại học luật lại chẳng hiểu gì về luật cả.

Hành vi vi hiến cần được hiểu dưới dạng hành động hoặc không hành động: một khi quốc hội không họp theo như thường lệ cũng là vi hiến, chứ không thể nói “đó là chưa đủ điều kiện để quốc hội làm luật”. Hiểu như thế thì không bao giờ có vi phạm cả. Ngay cả trong Bộ luật Dân sự, một giao dịch có điều kiện chỉ có hiệu lực khi điều kiện đó xảy ra, và có nhiều chủ thể không muốn nó xảy ra nên đã tìm mọi cách để điều kiện đó không thể xảy ra.

Ở Anh quốc, mới đây đã tuyên việc không tiến hành họp của nghị viện về Brexit là vi hiến và phải tiến hành họp ngay lập tức (trong một thời hạn ngắn mà toà án bảo hiến ấn định). Việc vi hiến, phải được hiểu rằng, anh đã không hành động khi mà chức năng hoặc theo thẩm quyền, trách nhiệm anh phải làm nhưng lại đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ - tất thảy đều là các hành vi vi phạm.

Bộ luật Dân sự có nêu rõ hành vi vi phạm hợp đồng là “hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ”. Và Hiến pháp, về bản chất là một khế ước (giao ước) của người dân đối với chính quyền. Và mọi hành vi trì hoãn hoặc không thực hiện lập pháp của quốc hội đều là vi hiến - không thể được xem xét một hành vi dưới dạng không đủ điều kiện nên không coi là vi phạm khi đó là chức năng cơ bản và chủ yếu của anh.

Về cơ chế bảo hiến. Phải thành lập toà án bảo hiến độc lập. Bởi không thể để cơ quan lập pháp vừa lập pháp lại vừa tiến hành “giải thích và bảo vệ hiến pháp”. Cơ quan hành pháp là nhánh quyền lực thực thi, còn chức năng bảo vệ công lý chính là thuộc về toà án. Đây là chức năng đảm bảo cho công lý được hiện diện, chức năng riêng biệt của toà án, nơi đưa ra các phán quyết làm cơ sở để duy giữ những giá trị cao cả và thiêng liêng nhất thuộc về công lý và lẽ công bình.

Toà án có hai chức năng: xét xử hành vi và xét xử văn bản; hành vi được biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Trong cuốn Dân trị và chính quyền, tôi đưa ra một Uỷ ban Biện tố tối cao thuộc về Toà án, có chức năng tham gia các cuộc họp của quốc hội và chính phủ, để từ đó có cơ sở giám sát và có căn cứ để đưa ra một vụ kiện vi phạm hiến pháp của các cơ quan này hay không: bất cứ hành vi nào cũng đều được nhận diện dưới hai dạng - nội dung của hành vi và thủ tục để thực hiện - họp quốc hội không chỉ về nội dung các cuộc họp mà còn ở trình tự thực hiện có bị vi phạm hay không (như cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần vậy).

Nếu để toà án Tối cao đảm nhận chức năng bảo hiến thì sẽ vô nghĩa, nên cần phải có một toà án độc lập không tuân theo bất kỳ đảng phái nào. Hơn nữa, Toà án bảo hiến độc lập, để muốn phán quyết của mình được thực thi trên thực tế, các cơ quan thi hành án lại phải độc lập mà không bị chi phối bởi đảng cộng sản - chỉ như vậy thì bản án của toà án bảo hiến mới có giá trị, nếu không nó lại chỉ là những dòng chữ được tuyên trên giấy - vì Hiến pháp đang quy định Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Điều này đưa tới quyền lực độc tôn và lại bao trùm mọi quyền lực khác, làm vô hiệu gần như chức năng các nhánh quyền lực nhà nước.

Chỉ khi bàn một cách đầy đủ và toàn diện, đúng vào vấn đề, lúc đó mới có một phương án khoa học và có hiệu lực, nếu không lại chỉ là một ngôi nhà xây lên với nhưng ngăn nhà trống.

Lê Luân



Không có nhận xét nào