Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CẦN SỰ “VƯỢT NGỤC” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ

CẦN SỰ “VƯỢT NGỤC” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ D.Q còn nhớ mãi năm học lớp 4, cô giáo cho bài thi môn mỹ thuật là vẽ một con khỉ. Cả lớp gần như vẽ gi...

CẦN SỰ “VƯỢT NGỤC” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ

D.Q còn nhớ mãi năm học lớp 4, cô giáo cho bài thi môn mỹ thuật là vẽ một con khỉ. Cả lớp gần như vẽ giống nhau và vẽ giống cô giáo hướng dẫn thì được điểm cao. Riêng Q vẽ con khỉ khác bạn bè và khác cô giáo, em nhận được điểm rất thấp.

"Cách dạy của giáo viên hoàn toàn không khuyến khích sự sáng tạo của học sinh khi mà luôn bắt chúng em phải ôn thi theo đề cường mẫu, bắt học thuộc lòng các đáp án trước mỗi kỳ thi và học sinh phải trả lời những câu hỏi theo đúng hướng dẫn đề cương ôn tập thì mới được điểm cao chứ không được phép có câu trả lời riêng của chính mình", D.Q chia sẻ.

Đây là tâm tư của một bạn học sinh lớp 8, viết về quá khứ học văn khi học lớp 4, được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh trong một cuộc thi quốc tế về vấn đề văn chương trong trường học. Và với thực trạng “không được viết theo tâm tưởng của mình”, môn văn dần trở thành thảm hoạ của một nền văn chương nước nhà. Nó đi vào bế tắc cùng cực, nghèo nàn, thiếu ý tưởng, nhưng lại dễ dãi, nông cạn và hời hợt, lộn xộn, đôi khi có những sản phẩm bệnh hoạn.

Vì thứ giáo dục đã đào tạo hết thế hệ này tới thế hệ khác không còn dám đối diện với thực tế, với đời sống, với tự do tư tưởng, với cái tự do thuộc về nội tại tự nó. Văn học trở thành những nhà tù giam hãm con người, ngày càng đày đoạ và giết chết con người.

Nhưng cũng cần phải nói, bản thân việc nhốt hãm khốc liệt tư tưởng vào các nhà tù, lại là mảnh đất trù phú cho những con người tự do thực sự với một tâm hồn và trí tuệ vượt trội lên. Người ta nhắc tới xương rồng vì chúng mọc được trên sa mạc, chứ không phải là những loài tầm gửi sống nhờ vào sự ký sinh trên thân của loài sống khác.

Ở đây, chưa bàn tới nền văn chương và sự sáng tác, chỉ cần nói tới phạm vi của một nền giáo dục về lĩnh vực văn học, chúng ta đã thấy ngay được sự đáng sợ của lối giáo dục học vẹt, chính trị hoá tính chuyên chế và quyền lực và những giáo viên thì thích làm cái khuôn đúc tạo ra những cái máy nhắc chữ chứ không cần tới sự hoạt động của trí não với tài năng của nó. Những giáo viên và hệ thống đào tạo cần thành tích để được vinh danh, tặng thưởng chứ không cần một nhà văn làm được điều gì đó về chữ nghĩa hay kiến tạo giá trị tâm tưởng nò đó trong tương lai.

Chúng ta luôn cần “những học sinh dám vượt ngục” để hy vọng vào một dân tộc tự do, nếu không, những thế hệ trở thành nô lệ của những thế hệ cứ ngày một chồng lên khủng khiếp hơn.

Lê Luân



Không có nhận xét nào