[ DU HỌC VÀ NHẬN THỨC - TRẦN THẾ TRUNG ] Trong một cuộc toạ đàm online gần đây, quán quân của Đường Lên Đỉnh Olympia 19, Trần Thế Trung, đã ...
[DU HỌC VÀ NHẬN THỨC - TRẦN THẾ TRUNG] Trong một cuộc toạ đàm online gần đây, quán quân của Đường Lên Đỉnh Olympia 19, Trần Thế Trung, đã nói một câu gây tranh cãi: “Thậm chí trên mạng xã hội cũng có một số phần tử phản động theo dõi, tuyên truyền để hòng làm thay đổi tư tưởng của em nhưng em không dao động.”
Trái với những quán quân trước đây, vốn không thể hiện quan điểm chính trị hoặc kín tiếng, Trung đã nói luôn từ ban đầu là sẽ quay về và không ngần ngại cho biết rằng tư tưởng của bạn ấy vẫn không thay đổi.
Trần Thế Trung, như bao thanh niên khác lớn lên ở xứ độc tài, đã bị tẩy não từ những ngày đầu đến trường. Cho nên không bất ngờ gì khi nói ra những điều đó, nhất là khi sinh ra trong một gia đình cách mạng với bố là một sĩ quan quân đội.
Hiện tại thì còn quá sớm để có thể nói được tương lai. Tôi ước gì bạn ấy đừng nói lên những điều đó, vì sau này sẽ còn chút thể diện khi nhìn lại. Sở dĩ tôi nói vậy thì tôi chắc rằng một khi va chạm với những giá trị văn minh và văn hoá khác, một cá nhân dù bảo thủ đến đâu cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy không thay đổi hoàn toàn bản chất nhưng cũng một phần nào đó.
Thành phố Melbourne của nước Australia đang chờ đợi để dạy cho Trung những điều sau.
1. Dân chủ - Bạn ấy sẽ biết thế nào là bầu cử, phiếu bầu, tranh cử và chính phủ. Nó khác hoàn toàn với đất nước của mình.
2. Tự do ngôn luận - Bạn ấy sẽ hiểu sự quan trọng của tự do diễn đạt. Sống trong một môi trường độc tài quá lâu thì khi va chạm sẽ ít nhiều bị sốc.
3. Tư duy cá nhân và độc lập - Khác với nền giáo dục tẩy não, tư duy giáo dục Anglo-Saxon sẽ thúc đẩy con người suy nghĩ ngoài luồng.
4. Môi trường trong sạch - Thay vì hít khói bụi, sự trong lành của không khí Melbourne sẽ cho con người sự thoải mái.
5. Văn hoá cư xử - Khác với văn hoá chửi và áp đặt, bạn ấy phải học cách để tồn tại trong xã hội văn minh.
Hàng năm có hàng chục ngàn bạn trẻ ra đi và trở về. Không phải ai cũng có cùng tư tưởng nhưng phải thừa nhận rằng có sự thay đổi ngầm bên trong. Nhiều bạn ‘phản động’ thì cho rằng khó mà thay đổi được con người, nhất là những con cháu của gia đình ‘Đỏ’. Cái này thì tôi thừa nhận. Để thay đổi một cá nhân đã khó chứ đừng nói gì một thế hệ thay tư duy của một dân tộc.
Thực tế thì đa số vẫn vậy, du học hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng. Hiện tại thì làn sóng xuất ngoại và du học đang vượt đỉnh và không ngừng tăng trưởng. Họ ra đi, ổn định cuộc sống và nhập tịch, nếu có cơ hội thì về. Họ tận dụng cơ chế của cả hai quốc gia để làm giàu. Còn xã hội và đất nước thì vẫn vậy, không có gì thay đổi.
Trần Thế Trung muốn và sẽ học về truyền thông. Đây là ngành yêu cầu sự cởi mở, tìm hiểu và sáng tạo. Bạn sẽ không thể theo đuổi nếu khép tin tư duy và giá trị của mình lại. Đừng bất ngờ nếu sau này Trung thay đổi chính kiến. Đừng ngạc nhiên nếu sau khi học xong, bạn ấy muốn ở lại làm việc vài năm. Ai cũng có thời trẻ trâu của mình. Khi nhìn lại thì sẽ cảm thấy xấu hổ vì những phát ngôn đậm chất thiếu kiến thức của mình.
Cho nên đừng to mồm, tốt nhất hãy im lặng và giữ chính kiến cho riêng mình. Để sau này còn chút sĩ diện khi làm khác điều mình hùng hồn tuyên bố, Trung nhé.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào