Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LẤY SỰ KHỐN KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀM NIỀM VUI

LẤY SỰ KHỐN KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀM NIỀM VUI Xã hội bây giờ nhiều kẻ, lấy nghề mưu sinh của người khác hoặc những hoạt động chính đáng của họ...

LẤY SỰ KHỐN KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀM NIỀM VUI

Xã hội bây giờ nhiều kẻ, lấy nghề mưu sinh của người khác hoặc những hoạt động chính đáng của họ ra làm trò vui. Nhiều kẻ bom hàng, đặt rồi không nhận, những chuyện này thường xuyên xảy ra, và những con người như vậy lại thấy vui thú với nỗi khổ, tiền bạc và mất mát của người khác.

Như tác giả Phan Thúy Hà bán sách vậy (Đừng kể tên tôi và Tôi là con gái của cha tôi), cũng bị nhiều kẻ đặt một số lượng kha khá, rồi khi vận chuyển và tới nơi liên hệ thì lại không thấy người đâu, hoặc từ chối nhận. Nhiều người đặt nhiều suất cơm, đồ uống, hàng tiêu dùng khác xong lại từ chối và sau đó khoe rằng thật thích thú với điều đó một cách công khai.

Xã hội bây giờ, đã tha hoá tới mức, nhiều kẻ lấy nỗi khổ của người khác ra làm niềm vui để thoả mãn mình. Còn nhiều kẻ, có quyền thế, thì vơ vét cho thật nhiều, sống đời sung túc, thờ ơ với thời cuộc, rồi tìm cách bỏ chạy, bỏ mặc nhân dân khốn khổ với rất nhiều thảm trạng khác mà họ không biết lối mà đi, tức cách giải quyết, là như thế nào.

Những trí thức nửa vời, hưởng bổng lộc chế độ (trực tiếp hoặc gián tiếp) thì đương nhiên họ còn nhiều lý do để im lặng hoặc vẫn ủng hộ thể chế. Còn những trí thức độc lập thì bị vùi dập không thương tiếc từ chính hệ thống quyền lực. Còn những trí thức còn vẫn chưa thoát bỏ được cái nhìn hạn hẹp của bản thân thì đưa ra những bàn luận từ phần ngọn mà không đề cập gì tới cái nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tạo nên tất cả những vấn đề của xã hội hôm nay.

Nhiều người trong số đó tây học, nhưng đưa ra vấn đề chẳng đến đầu đến đũa, né tránh cái gốc và đổ lỗi cho dân (chỉ là một phần và cũng là hệ quả của sự cai trị từ thể chế mà ra). Điều này thì quá dễ, vì dân chúng làm gì có quyền lực và cũng chẳng thể xác định được họ cụ thể là những ai để chỉ đích danh. Dân chỉ có lỗi một phần vì bản thân họ là “những kẻ không quyền lực” khi đã trao quyền cho chính thể nắm lấy và họ bị những nhu cầu, nỗi sợ hãi quyền lực đè nặng, họ còn chưa thoát ra được ý thức hệ lịch sử, chưa hiểu về chính bản thân mình, thì đổ lỗi cho họ quá dễ dàng và chẳng gây hại gì.

Việc lấy nghề mưu sinh và nỗi khốn khổ của người khác ra làm niềm vui thú, nó là căn bệnh muốn cai trị và đày đoạ nhau ở tâm thức hèn mọn, quanh quẩn của những kẻ bị trị chỉ muốn thể hiện quyền lực của mình trước kẻ khác yếu thế hơn mình.

Lê Luân




Không có nhận xét nào