Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LỊCH SỬ DỐI TRÁ - VÌ SAO HỌC SINH GHÉT MÔN LỊCH SỬ

[ LỊCH SỬ DỐI TRÁ - VÌ SAO HỌC SINH GHÉT MÔN LỊCH SỬ ] Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019, điểm thi trung bình của môn lịch sử chỉ là 4.3...

[LỊCH SỬ DỐI TRÁ - VÌ SAO HỌC SINH GHÉT MÔN LỊCH SỬ] Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019, điểm thi trung bình của môn lịch sử chỉ là 4.3, thấp nhất trong tất cả các môn. Người ta dựa vào đó để trách rằng giới trẻ không quan tâm gì đến lịch sử đất nước hay không mặn mà đến quá khứ. Nhưng đó chỉ là cái nhìn sai lầm. 

Hầu hết học sinh sinh viên rất chán ghét môn lịch sử. Để hiểu vì sao thì chúng ta phải nhìn cách môn học này được giảng dạy.

GIÁ TRỊ THỰC DỤNG THẤP - Trước tiên phải thừa nhận rằng môn lịch sử có giá trị áp dụng trong đời sống rất thấp. Ở các nền giáo dục Phương Tây thì lịch sử được giảng dạy để rèn kỹ năng phân tích đa chiều. Người học có thể trở thành những nhà báo, bình luận viên, tác giả độc lập hay giáo viên. Nhưng ở Việt Nam thì không.

So với toán, lý, hoá hay tiếng Anh thì nó chỉ đóng vai trò khám phá quá khứ. Ngoài ra thì khó mà thuyết phục người khác theo đuổi nó vì không thể kiếm sống được. Cho nên dễ hiểu vì sao học sinh không mặn mà với môn lịch sử. Vì tại sao phải mất thời gian cho một môn học không mang lại giá trị gì cho bản thân.

QUAN ĐIỂM ĐỘC TÀI - Những ai đã từng trải qua những năm tháng trong mái trường CNXH thì sẽ biết rằng nền giáo dục này không khác gì một hệ thống tẩy não. Giáo viên dạy, học sinh nghe và chép bài.

Riêng với môn lịch sử thì chương trình chỉ được dạy theo một quan điểm phù hợp với nhà cầm quyền. Nó không có tính chất khách quan và đa chiều để coi là môn học thật sự. Nếu muốn được điểm cao thì cách duy nhất là học thuộc lòng và chép bài. Học sinh không được đánh giá dựa trên khả năng suy luận và phân tích, mà theo mức độ vừa lòng của người chấm bài.

Nếu sách nói ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thì bạn chỉ được nhớ và ghi lại y chang vậy. Đừng hỏi những câu như “Vậy ai cho ông ta quyền để thay mặt dân chúng?” vì bạn sẽ bị tạch ngay lập tức.

TUYÊN TRUYỀN MỊ DÂN - Một trong những nguỵ biện quen thuộc là “Lịch sử được viết bởi bên thắng cuộc.” Điều đó không sai nhưng chỉ đúng phân nửa hoặc một phần nhỏ. Ở các nước tự do dân chủ, lịch sử không được viết và kiểm soát bởi chính quyền mà bởi giới học thuật. Đó có thể là nhà nghiên cứu, nhà sử gia hay đơn giản là những người đã trải qua. 

Phe Đồng Minh tuy thắng Thế Chiến Thứ 2 nhưng luôn bị lên án về các chiến dịch thả bomb vào khu dân cư. Họ không che giấu mà thừa nhận có nhiều sai lầm. Quyết định giải phóng Iraq của Mỹ gần đây cũng thường xuyên bị chỉ trích. Không bao giờ có sự đồng thuận hoàn toàn cả.

Tất cả cộng lại thành những ý kiến. Trách nhiệm của người dạy sử là trình bày quan điểm và bằng chứng. Vai trò của người học là tìm hiểu và so sánh rồi đưa ra nhận định.

Nhưng ở Việt Nam thì lịch sử chỉ có vai trò duy nhất, đó là tuyên truyền để mị dân. Người học sẽ được nghe về những câu truyện vô cùng phi lý về Võ Thị Sáu chống Pháp, cậu bé Lê Văn Tám bị cháy người nhưng vẫn hy sinh đánh địch, hay Tô Vĩnh Diện dùng thân chặn pháo ở Điện Biên Phủ. Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút là thấy có nhiều vấn đề.

Chưa hết. Nhà trường sẽ nhồi vào đầu các bạn trẻ những chiến thắng hào hùng của quân đội. Nào là chiến thắng Điện Biên Phủ, nào là Mậu Thân 1968, nào là giải phóng miền Nam 1975.

Ngay cả trong thời đại của Facebook và Google thì khó mà bị thuyết phục bởi những lời ấy. Bị tẩy não như vậy thì việc các học sinh chán sử là điều dễ hiểu.

KHÔNG CHO PHẢN BIỆN - Học sinh chỉ được nghe, nhớ rồi chép lại. Tuyệt đối không được phản biện. Có nhiều câu nếu được hỏi sẽ khó tìm được câu trả lời vì nó trái nghịch với những gì được dạy.

Như “Ai đã tài trợ cho quân Việt Minh ở trận Điện Biên Phủ,” “Cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người,” “Vì sao phe Bắc Việt không tuân thủ hiệp ước Paris 1973” hay “Tại sao người dân lại đi vượt biên sau khi được giải phóng?”

Nếu bất cứ ai nói ra thì sẽ bị gạch tên và xoá sổ. Nếu không có phản biện thì không thể gọi là học tập được.

KẾT LUẬN - Lịch sử Việt Nam hiện tại nhàm chán không phải vì quá khứ đất nước không có những trận đánh hấp dẫn hay vì thiếu đi những bài học để con người không phải tái phạm sai lầm. Người trẻ bất mãn vì nó đã bị lợi dụng để mị dân. Giáo viên chán nản vì nó không cho họ dạy những gì trong quá khứ mà là những gì chính quyền muốn người dân nghe.

Nếu không có quan điểm đa chiều, giáo dục trở thành nhồi sọ. Lịch sử Việt Nam rất thú vị, người ta vẫn tìm hiểu nhưng chỉ ở ngoài trường học thôi. Vì không có học sinh nào ghét lịch sử cả, họ chỉ ghét sự tuyên truyền và dối trá. [19.10.2019]
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào