PHÁ HUỶ VĂN HOÁ Hiện nay, mức độ phá hỏng ngôn ngữ ngày càng trở nên báo động. Thay vì ít có tính sáng tạo, thông qua việc tạo ra những “khá...
PHÁ HUỶ VĂN HOÁ
Hiện nay, mức độ phá hỏng ngôn ngữ ngày càng trở nên báo động. Thay vì ít có tính sáng tạo, thông qua việc tạo ra những “khái niệm” hay từ mới nào cho tiếng Việt, hầu hết cách viết “biến thể ngôn ngữ” của giới trẻ đều đang tiềm ẩn sự phá huỷ ngôn ngữ thực sự của tiếng Việt.
Và trong bức hình này, không phải vấn đề phá huỷ về mặt từ ngữ, mà phá hỏng văn hoá của con người - nó công khai coi sự mất liêm sỷ (phẩm giá, cái mà theo Kant, không có giá) chỉ đáng giá như một món đồ và sự đái (tiểu) là một hành động được kích thích (bất ngờ) trong việc mua một đồ vật.
Con người ngày nay ngày càng mất đi phẩm giá, cái vốn không có mức giá nào, khi đánh đồng và sẵn sàng trao đổi với những cái có “giá trị” (có mức giá cụ thể). Ngôn ngữ đã nghèo nàn và phải vay mượn nhiều, thiếu ý tưởng (trí tưởng tượng kém, ít phong phú) là những lý do khiến cho nền tảng về khoa học, văn chương, triết học trở nên rất yếu. Mô tả dài dòng, hành văn lủng củng và lộn xộn nhưng lại ít chính xác với cái cần được mô tả, thậm chí gây hiểu lầm hoặc làm sai lệch đi nhận thức đối với đối tượng.
Một đôi giày, giá chỉ 45k (bốn mươi lăm nghìn đồng), đè bẹp cả liêm sỷ và cái sự rẻ mạt khiến người ta coi rằng sự thích thú với (thông tin về mức giá) món đồ sẽ làm họ vãi cả đái ra một cách mất kiểm soát. Họ sẽ vứt đi liêm sỷ để mua ngay nó cho mình.
Những ngôn từ giao tiếp, trò chuyện hàng ngày, đối với giới trẻ ngày nay, tôi thường được nghe, nó quá dung tục, mất dạy và vô văn hoá, nhưng nó lại là “mốt” để những người phát ngôn xem mình là kẻ hiện đại và đẳng cấp, hoặc trở nên thời thượng đối với người đối diện.
Lê Luân
Không có nhận xét nào